Link tải luận văn miễn phí cho ae
TÓM TẮT
Luận văn này bao gồm bốn phần chính :
Phần thứ nhất - chương 1 đã trình bày về tổng quan tình hình nghiên cứu về trách
nhiệm xã hội ở trong và ngoài nƣớc. Tiếp đến là tác giả trình bày về cơ sở lý luận về
CSR bao gồm khái niệm về văn hóa kinh doanh, đạo đức kinh doanh và trách nhiệm
xã hội. Trong phần này, tác giả đã trình bày các khía cạnh của trách nhiệm xã hội và
mô hình TNXH của doanh nghiệp – Mô hình “Kim tự tháp” của A. Carroll (1999). Tác
giả cũng nêu lên các nhân tố ảnh hƣởng tới việc thực hiện TNXH, lợi ích của việc thực
hiện TNXH và các công cụ thực hiện và đánh giá TNXH của doanh nghiệp.
Phần thứ hai - chương 2 đãđề cập toàn bộ các nội dung liên quan đến phƣơng
pháp nghiên cứu và cách thức thu thập số liệu. Từ các bƣớc hoạch định ở chƣơng này
các chƣơng sau sẽ căn cứ vào đó để thực thi. Chƣơng 2 cũng trình bày về các phƣơng
pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng và cách thức thu thập để có đƣợc dữ liệu về 5 khía cạnh
thuộc TNXH tại Viettel. Các tiêu chí khảo sát đƣơc xây dựng theo Mô hình “Kim tự
tháp” của A.Carroll nhƣng có bổ sung thêm một khía cạnh nữa phù hợp với đặc thù
của Tập đoàn đó là trách nhiệm quốc phòng, an ninh.Từ các bƣớc hoạch định ở
chƣơng này các chƣơng sau sẽ căn cứ vào đó để thực thi.
Phần thứ ba - chương 3 giới thiệu tổng quan về Tập đoàn Viettel bao gồm các
nội dung nhƣ: Lịch sử hình thành và phát triển, thƣơng hiệu, triết lý kinh doanh, văn
hóa kinh doanh và mô hình tổ chức. Chƣơng 3 cũng trình bày về các kết quả nghiên
cứu về việc thực hiện 5 khía cạnh của TNXH tại Viettel thông qua cơ sở dữ liệu thứ
cấp và các kết quả khảo sát tình hình thực tế tại 14 điểm giao dịch của Viettel. Trong
đó, các dữ liệu thu đƣợc từ cuộc nghiên cứu đƣợc đƣa vào phần mềm SPSS18 để xử
lý. Phƣơng pháp phân tích số liệu đƣợc sử dụng là phƣơng pháp kiểm định Cronback
Alpha và phƣơng pháp phân tích nhân tố EFA. Trên cơ sở các kết quả kiểm định độ tin
cậy của thang đo, và phân tích nhân tố khám phá, tác giả đã hình thành mô hình hồi
quy tuyến tình để nghiên cứu về các nhân tố tác động đến công tác thực hiện trách
nhiệm xã hội của Viettel. Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp hồi quy Enter/ Remove
bằng phần mềm SPSS 18 để có đƣợc kết quả và đƣa ra đánh giá về thực trạng thực
hiện CSR tại Viettel từ đó đề xuất giải pháp phù hợp.
Phần thứ tư - chương 4, tác giả nêu lên định hƣớng phát triển của Vietttel trong
thời kì đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp
nhằm duy trì và phát triển việc thực hiện TNXH tại Viettel.
CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP...............................................................5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu..........................................................................................5
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................................5
1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam.......................................................................8
1.2. Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.....................................................12
1.2.1. Văn hóa kinh doanh.............................................................................................12
1.2.2. Đạo đức kinh doanh.............................................................................................12
1.2.3. Trách nhiệm xã hội .............................................................................................13
1.2.4. Các khía cạnh CSR.....................................................................................................15
1.2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng tới CSR ...............................................................................19
1.2.6. Tác dụng của việc thực hiện CSR ......................................................................22
1.2.7. Các công cụ thực hiện và đánh giá CSR .................................................................26
1.3. Tóm tắt chƣơng 1 .........................................................................................................32
CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN DỮ LIỆU ..........................33
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng.......................................................................33
2.2. Nguồn dữ liệu và phƣơng pháp thu thập dữ liệu..........................................................33
2.2.1. Các nguồn dữ liệu.......................................................................................................33
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu...................................................................................34
2.3. Nghiên cứu nguồn dữ liệu thứ cấp ...............................................................................35
2.4. Nghiên cứu điều tra khảo sát ........................................................................................36
2.4.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................................36
2.4.2. Lý thuyết và mô hình nghiên cứu.............................................................................37
2.4.3. Thiết kế bảng hỏi bảng hỏi ..................................................................................39
2.4.4. Thu thập dữ liệu..........................................................................................................39
2.4.5. Phân tích số liệu..........................................................................................................40
2.5. Kết luận chƣơng 2...............................................................................................41
CHƢƠNG 3 : THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠITẬP ĐOÀN VIỄN
THÔNG QUÂN ĐỘI (VIETTEL)..........................................................................................42
3.1. Giới thiệu tổng quan về quá trình xây dựng và phát triển của Viettel.......................42
3.2. Thƣơng hiệu, triết lý kinh doanh, văn hóa kinh doanh và mô hình tổ chức của
Viettel............................................................................................................................................46
3.2.1. Thƣơng hiệu Viettel............................................................................................................46
3.2.2. Triết lý kinh doanh và văn hóa kinh doanh của Viettel..................................................47
3.2.3. Mô hình tổ chức của Tập đoàn........................................................................................48
3.3. Thực trạng thực hiện TNXH tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel)...............51
3.3.1. Kết quả thu thập từ nguồn dữ liệu thứ cấp........................................................................51
3.3.2. Kết quả qua điều tra khảo sát.............................................................................................69
3.3.3. Những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện TNXH tại Viettel........................................76
3.3.4. Đánh giá chung về thực hiện TNXH tại Viettel hiện nay..............................................77
3.4. Kết luận chƣơng 3 ..........................................................................................................80
CHƢƠNG 4 : GIẢI PHÁP NHẰM DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN VẤN ĐỀ THỰC
HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA VIETTEL .............................................................81
4.1. Định hƣớng phát triển của Vietttel trong thời kì đẩy mạnh hội nhập quốc tế ....81
4.1.1. Những yêu cầu của xã hội đối với doanh nghiệp trong thời kì hội nhập quốc tế....81
4.1.2. Chiến lƣợc phát triển của Viettel trong giai đoạn tới .....................................................82
4.2. Một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển việc thực hiện TNXH của
Viettel ...........................................................................................................................................84
4.2.1. Đào tạo, nâng cao nhận thức của nguồn nhân lực, trƣớc hết là bộ phận cán bộ lãnh
đạo, quản lý CSR ..........................................................................................................................84
4.2.2. Thực hiện chiến lƣợc phát triển bền vững dựa trên nền tảng văn hóa kinh doanh và
trách nhiệm xã hội.........................................................................................................................86
4.2.3. Giải pháp áp dụng thành công bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 tại Tập đoàn
Viettel ............................................................................................................................................89
4.2.4. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại tập
đoàn Viettel ...................................................................................................................................92
4.3. Kết luận chƣơng 4 ..........................................................................................................94
KẾT LUẬN..................................................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................97
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
CSR đã trở thành một trào lƣu thực thụ và phát triển rộng khắp thế giới. Ngƣời
tiêu dùng tại các nƣớc phát triển hiện nay không chỉ quan tâm đến chất lƣợng sản
phẩm mà còn coi trọng cách thức các công ty làm ra sản phẩm đó. Họ muốn biết liệu
các sản phẩm họ định mua có thân thiện với môi trƣờng sinh thái, với cộng đồng, có
tính nhân đạo và có lành mạnh hay không. Nhiều phong trào bảo vệ quyền lợi của
ngƣời tiêu dùng và môi trƣờng phát triển rất mạnh ở nhiều nƣớc. Chẳng hạn nhƣ
phong trào tẩy chay thực phẩm gây béo phì (fringe foods) nhằm vào các công ty sản
xuất đồ ăn nhanh, nƣớc giải khát có ga; phong trào thƣơng mại công bằng (fair trade)
yêu cầu bảo đảm điều kiện lao động và giá mua nguyên liệu của ngƣời sản xuất ở các
nƣớc Thế giới thứ ba; phong trào tẩy chay sản phẩm sử dụng long thú, tẩy chay sản
phẩm bóc lột lao động trẻ em nhằm vào Công ty Nike và Gap trƣớc đây; phong trào
tiêu dùng theo lƣơng tâm (shopping with a conscience),… Trƣớc áp lực xã hội, hầu hết
các công ty lớn trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã chủ động đƣa
CSR vào chƣơng trình hoạt động của mình một cách nghiêm túc. Nhiều chƣơng trình
CSR đã đƣợc thực hiện nhƣ: tiết kiệm năng lƣợng; giảm khí thải carbon; sử dụng vật
liệu tái sinh; sử dụng năng lƣợng mặt trời; cải thiện nguồn nƣớc sinh hoạt; xóa mù
chữ; xây dựng trƣờng học; cứu trợ, ủng hộ nạn nhân thiên tai; thành lập quỹ và trung
tâm nghiên cứu phòng chống HIV – AIDS và các bệnh dịch khác ở các nƣớc đang phát
triển… Hầu hết các công ty đa quốc gia đều đã xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử (Code of
Conduct) có tính chất chuẩn mực áp dụng đối với nhân viên và các đối tác làm ăn của
mình trên toàn thế giới. Lợi ích đạt đƣợc qua những cam kết thực hiện CSR đã đƣợc
ghi nhận. Không những hình ảnh công ty đƣợc cải thiện trong con mắt công chúng và
ngƣời dân địa phƣơng, mà nó còn giúp công ty tăng doanh số bán hàng hay thực hiện
các thủ tục đầu tƣ đƣợc thuận lợi hơn. Và, ngay trong nội bộ công ty, sự hài lòng và
gắn bó của nhân viên với công ty cũng tăng lên. Chƣa kể các chƣơng trình tiết kiệm
năng lƣợng cũng giúp giảm chi phí hoạt động cho công ty không nhỏ.
Hiện nay khá thịnh hành quan niệm “Doanh nghiệp-Công dân” (Corporate
Citizen), theo đó xét trên các phƣơng diện hoạt động, một doanh nghiệp không khác gì
so với một công dân: Công dân và doanh nghiệp đều cùng phải hoạt động kinh tế (làm
ra thu nhập) để sống và đóng góp cho nền kinh tế; cả hai đều phải tuân thủ pháp luật
của nhà nƣớc (luật dân sự, luật thuế, luật đất đai, luật lao động,…); và cả hai đều phải
tuân thủ những quy định (luật) bất thành văn đề đạo đức. Ví dụ, công dân phải có trách
nhiệm nuôi dƣỡng và báo hiếu cha mẹ lúc về già, sống văn hóa với xóm giềng, làng
xã, giúp đỡ tƣơng trợ nhau lúc khó khăn hoạn nạn, thiên tai,…; còn doanh nghiệp,
ngoài việc tuân thủ pháp luật, còn phải tuân thủ những quy tắc đạo đức “bất thành
văn” nhƣ đối xử tốt, chăm sóc sức khỏe ngƣời lao động, quan tâm đến cuộc sống tinh
thần của họ, tôn trọng cuộc sống, môi trƣờng sống yên bình, tín ngƣỡng của ngƣời dân
sống xung quanh doanh nghiệp,... Chính vì vậy, doanh nghiệp phải có ý thức về những
tác động từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và có trách nhiệm với chính hành
vi của mình trƣớc xã hội. Nhƣ vậy, có thể nói bản chất hoạt động của doanh nghiệp
không thể chỉ vì lợi nhuận mà doanh nghiệp ngay từ đầu đã phải đóng vai trò của một
“công dân” trong xã hội với tất cả nghĩa vụ và quyền lợi thích hợp của mình trong đó.
Ở nƣớc ta, có một doanh nghiệp nhà nƣớc đã thực hiện TNXH thành công, đó
là Tập đoàn viễn thông Quân đội (Viettel). Bên cạnh “sức mạnh mềm”, Viettel đã xây
dựng đƣợc “nền tảng tƣ tƣởng” với chuẩn mực đạo đức và các chƣơng trình thực hiện
CSR. Chính điều này đã giúp cho Viettel chiếm đƣợc tình cảm, lòng tin không chỉ đối
với số đông khách hàng, cơ quan quản lý trong nƣớc mà còn cả ở nƣớc ngoài. Tại
Châu Á là Lào, Campuchia, Đông Timor; tại Châu Phi là Mozambique, Cameroon; tại
Châu Mỹ là Haiti và Peru. Tuy nhiên, khi đi sâu phân tích, chúng ta thấy rằng, việc
thực hiện TNXH tại Viettel phần lớn mới chỉ dừng lại ở các chƣơng trình vì mục đích
từ thiện và nhân đạo. Trong khi đó, CSR nhìn chung phải đƣợc hiểu là cách thức mà
một doanh nghiệp đạt đƣợc sự cân bằng hay kết hợp những yêu cầu về kinh tế, môi
trƣờng và xã hội đồng thời đáp ứng những kỳ vọng của các cổ đông và các bên đối tác.
Cách thức mà doanh nghiệp tƣơng tác với các cổ đông, ngƣời lao động, khách hàng,
nhà cung cấp, chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế và các đối tác
khác luôn đƣợc coi là một đặc điểm then chốt của khái niệm TNXH.
Vì những lý do trên, tui lựa chọn đề tài “Thực hiện trách nhiệm xã hội tại Tập
đoàn viễn thông quân đội (Viettel)” cho đề tài luận văn của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Từ cơ sở lý luận và nghiên cứu, bài luận văn nhận diện, đánh giá thực trạng tình hình
thực hiện trách nhiệm xã hội tại Tập đoàn viễn thông quân đội (Viettel) để từ đó đề xuất các
giải pháp nhằm duy trì và phát triển vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội tại Viettel.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Một là, nghiên cứu, tìm hiểu, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về CSR.
+ Hai là, khảo sát, phân tích thực trạng việc thực hiện TNXH tại Viettel.
+ Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển việc thực hiện
TNXH tại Viettel.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Thực hiện trách nhiệm xã hội trên thế giới nói chung cũng nhƣ ở các doanh
nghiệp Việt Nam nói riêng là đề tài đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên, đây
là công trình đầu tiên nghiên cứu về thực hiện trách nhiệm xã hội tại Tập đoàn viễn
thông quân đội (Viettel). Luận văn này trả lời những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra
nhƣ sau:
1. Bản chất của CSR là gì? Vì sao các DN phải thực hiện TNXH?
2. Viettel đã và đang thực hiện TNXH nhƣ thế nào? Chất lƣợng và kết quả ra
sao?
3. Để duy trì và phát triển việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại Viettel cần
những định hƣớng, giải pháp gì?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là vấn đề thực hiện trách nhiêm xã hội tại Tập
đoàn viễn thông quân đội (Viettel).
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi thời gian: Trong phạm vi khuôn khổ của nghiên cứu, giới hạn
khoảng thời gian nghiên cứu từ thời điểm Việt Nam chính thức trở thành thành viên
của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới WTO – năm 2007 đến hết năm 2014.
+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực tiễn việc thực hiện trách nhiệm xã hội
tại Tập đoàn viễn thông Quân đội (Viettel) trên lãnh thổ quốc gia Việt Nam.
5. Những đóng góp của đề tài
Đề tài nghiên cứu đã cố gắng có những đóng góp sau:
- Hệ thống hóa một số nội dung lý luận và thực tiễn về CSR.
- Phân tích, đánh giá khách quan thực trạng công việc thực hiện TNXH tại Tập
đoàn viễn thông Quân đội(Viettel) trong phạm vi lãnh thổ quốc gia Việt Nam.
- Từ góc độ của ngƣời nghiên cứu, mạnh dạn đề xuất, kiến nghị một số giải
pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa việc thực hiện TNXH tại Viettel cũng nhƣ nâng cao chất

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

aquarius_122

New Member
Re: [Free] Thực hiện trách nhiệm xã hội tại Tập đoàn viễn thông quân đội (Viettel)

Mods ơi, cho mình xin tài liệu này được không!
Thực sự là mình rất rất cần ý! Thank mods nhiều lắm.
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

aquarius_122

New Member
Re: [Free] Thực hiện trách nhiệm xã hội tại Tập đoàn viễn thông quân đội (Viettel)

Thank mods lắm lắm luôn!!!! *tung tim*
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Chỉ số thực hiện nhiệm vụ của giảng viên: So sánh tự đánh giá và đánh giá của phía cán bộ phụ trách Luận văn Sư phạm 2
I Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Việt Nam thực trạng và giải pháp Văn hóa, Xã hội 2
C Tăng cường thực hiện trách nhiệm xã hội Luận văn Kinh tế 0
K Thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động của Công ty Cổ phần Prime Group Luận văn Kinh tế 2
B Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Tổng Công ty Viễn thông Viettel Luận văn Kinh tế 2
Y Nhận diện rào cản thực hiện cơ chế liên kết trách nhiệm giữa Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng tro Kinh tế quốc tế 0
H Nhận diện những yếu tố cản trở việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN t Kinh tế quốc tế 0
B Phân tích vai trò của nhà nước trong việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ ch Kinh tế quốc tế 0
T Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về an toàn lao động hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
B Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô nhiễm dầu 1992 và việc tổ chức thực hiện Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top