thuylinh9x_cp

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Quản trị kinh doanh -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động sự nghiệp, về tự chủ tài chính và công khai tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp (đơn vị sự nghiệp có thu). Giới thiệu khái quát về Đại học Quốc gia Hà Nội (Đại Học Quốc GiaHN) và những nội dung tự chủ tài chính và công khai tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu tại Đại Học Quốc GiaHN. Phân tích thực trạng nguồn tài chính, tụ chủ tài chính và thực trạng công tác công khai tài chính trong các đơn vị trên địa bàn nghiên cứu. Đánh giá thực trạng thực hiện tự chủ tài chính và công khai tài chính tại Đại Học Quốc GiaHN trong giai đoạn từ năm 2002 – 2006. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu về các mặt như: đa dạng hóa nguồn tài chính và khuyến khích huy động nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước; hoàn thiện quy chế thu – chi trong các đơn vị sự nghiệp có thu; xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu phù hợp với tình hình thực tế; tăng cường sự gắn kết Đào tạo – Nghiên cứu khoa học – Sản xuất kinh doanh; nâng cao năng lực quản lý tài chính và xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính kế toán chuyên trách, có tinh thần trách nhiệm, có nghiệp vụ vững; hoàn thiện quy trình công khai tài chính theo quy định của Nhà nước nhằm tăng cường thực hiện cơ chế tự chủ tài chính và công khai tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu tại Đại Học Quốc GiaHN
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng là hướng đầu tư
chiến lược quan trọng có tính sống còn cho thành công trong tương lai của bất kỳ
nền kinh tế nào. Thông tin, truyền thông, cách mạng khoa học – kỹ thuật và công
nghệ đang đẩy nhanh sự phát triển của thế kỷ XXI, ảnh hưởng của toàn cầu hóa đã
khiến cho các xã hội và thể chế khác nhau phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn.
Giáo dục – thể chế có bản chất xã hội rất cao – càng phải có sự thay đổi nhanh hơn
nữa, giáo dục cần tăng thêm tính mềm dẻo và tính linh hoạt để thích ứng được với
sự thay đổi nhanh chóng của yêu cầu xã hội về mọi mặt.
Xã hội và Nhà nước ta yêu cầu giáo dục đại học phải có một sự đổi mới cơ
bản, toàn diện và mạnh mẽ. Báo cáo của Chính phủ về tình hình giáo dục trước
Quốc hội tại kỳ họp tháng 9/ 2004 đã chỉ rõ một trong những nguyên nhân của các
yếu kém trong giáo dục là: tư duy giáo dục chậm được đổi mới,…chưa đáp ứng yêu
cầu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế quản lý giáo dục
chưa tương thích với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ngày 02/11/2005, Chính phủ đã có Nghị quyết số 14/NQ-CP về đổi mới cơ
bản và toàn diện giáo dục đại học chỉ rõ mục tiêu phương hướng phát triển giáo dục
đại học của nước ta trong giai đoạn mới. Triển khai Nghị quyết 14, khi lựa chọn các
giải pháp, chính sách cụ thể, giáo dục đại học Việt Nam – cũng như giáo dục đại
học các nước đang phát triển khác – phải giải quyết những mâu thuẫn lớn đặc biệt
dưới tác động của một sự cải cách định hướng thị trường rộng rãi trong khu vực
công của giáo dục đại học đang diễn ra trên thế giới.
Trên thực tế, kể từ khi chủ trương đổi mới cho đến nay, “xã hội hóa” đã được
xem là một giải pháp có tầm quan trọng chiến lược để phát triển giáo dục khi nền
kinh tế chuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Một trong những nhiệm vụ và giải pháp đổi mới quan trọng nhằm thực hiện
“xã hội hóa” hoạt động giáo dục đại học là việc đổi mới cách huy động
nguồn lực và đổi mới cơ chế tài chính.
Tuy nhiên, với thực trạng bất cập trong việc khai thác và sử dụng các nguồn
tài chính cho hoạt động giáo dục nói riêng và trong các đơn vị sự nghiệp có thu nói
chung như hiện nay là: cơ chế quản lý tài chính chưa phù hợp và đồng bộ, còn nhiều
sơ hở gây ra lãng phí và thiếu trách nhiệm trong quản lý; mặt khác hạn chế đến tính
chủ động, tính sáng tạo tâm lí ỉ lại vào Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp có thu nói
chung không coi trọng đến tính hiệu quả trong quá trình khai thác và sử dụng các
nguồn tài chính… và vấn đề phải giải quyết trước mắt là xây dựng một cơ chế tài
chính mới nhằm giải quyết những bất cập này, đồng thời cơ chế này có thể phát huy
ưu điểm, khắc phục những hạn chế tiêu cực các tác động của nền kinh tế thị trường.
Trên cơ sở đó từng bước tìm ra một cơ chế tài chính phù hợp nhằm nâng cao hiệu
quả khai thác và sử dụng các nguồn tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu nói
chung và các đơn vị sự nghiệp đào tạo nói riêng, góp phần thực hiện các mục tiêu
kinh tế xã hội của đất nước.
ĐHQG Hà nội cũng là một đơn vị hoạt động sự nghiệp được Nhà nước cho
phép thực hiện thí điểm khoán thu, khoán chi từ năm 2001 đến nay, vì vậy bên cạnh
nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao và nhân tài khoa học
công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì việc
nghiên cứu, xây dựng một cơ chế tài chính phù hợp tại ĐHQG Hà nội cũng là một
vấn đề hết sức cấp bách.
Trước yêu cầu thực tế khách quan đó, em chọn đề tài: “Tự chủ tài chính và
công khai tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu tại Đại học Quốc gia Hà
nội” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu:
Hệ thống hóa lý luận về hoạt động sự nghiệp, về tự chủ tài chính và công
khai tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp (đơn vị sự nghiệp có thu).
- Đánh giá khách quan khoa học về thực trạng thực hiện tự chủ tài chính và
công khai tài chính tại Đại học Quốc gia Hà nội trong giai đoạn từ năm 2002-2006.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường
thực hiện cơ chế tự chủ tài chính và công khai tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp
có thu tại ĐHQG Hà nội
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ
bản và thực tiễn về tự chủ tài chính và công khai tài chính trong các đơn vị sự
nghiệp có thu nói chung và tại Đại học Quốc gia Hà nội nói riêng.
Phạm vi nghiên cứu: tình hình thực hiện tự chủ tài chính và công khai tài
chính giai đoạn 2002-2006 trong các đơn vị sự nghiệp có thu trong Đại học Quốc
gia Hà nội.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Với mục đích nghiên cứu làm sáng tỏ các ý tưởng mà đề tài đã đưa ra, tác giả
đã vận dụng phép biện chứng và quan điểm lịch sử cụ thể, kết hợp giữa lý luận và
thực tiễn, sử dụng phương pháp phân tích thống kê đưa ra những giải pháp cho hiện
tại và tương lai.
5. Những đóng góp của đề tài:
Thông qua đề tài trên, tác giả hy vọng rằng sẽ phần nào phản ánh được thực
trạng thực hiện tự chủ tài chính và công khai tài chính của các đơn vị sự nghiệp có
thu, từ đó đưa ra các giải pháp cơ bản làm hoàn thiện và căn cứ xây dựng quy chế
chi tiêu nội bộ phù hợp, khuyến khích hoạt động sự nghiệp và khai thác các nguồn
thu trong các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung và ĐHQG Hà nội nói riêng trong
xu thế xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp ở nước ta hiện nay.
6. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung
chính của đề tài gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về tự chủ tài chính và công khai tài
chính đơn vị sự nghiệp có thu.
Chƣơng 2: Thực trạng tự chủ tài chính và công khai tài chính trong các
đơn vị sự nghiệp có thu tại Đại học Quốc gia Hà nội.
Chƣơng 3: Giải pháp tăng cường thực hiện tự chủ tài chính và công khai
tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu tại Đại học Quốc gia Hà nội.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

vuongntb03

New Member
Re: [Free] Tự chủ tài chính và công khai tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu tại Đại học Quốc gia Hà Nội

Bạn ơi cho mình xin link tải tài liệu này được không ?
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top