nguyenhueqt

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Xã hội học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Khảo sát thực tiễn để mô tả, nhận diện và chỉ ra sự tồn tại của một loại hình tiểu văn hóa ngõ phố, qua đó khắc họa một bức tranh cơ bản về văn hóa ngõ phố với một số đặc trưng như: nguồn gốc hình thành, đặc điểm địa lý; đặc điểm kết cấu dân cư; cơ cấu xã hội, cách thức tổ chức đời sống cá nhân và cộng đồng. Phân tích các chức năng, vai trò của văn hóa ngõ phố trong quá trình phát triển đô thị cũng như những vấn đề đang đặt ra cần xử lý ở loại hình tiểu văn hóa này. Dự báo xu hướng biến đổi, phát triển của tiểu văn hóa ngõ phố trong xu hướng phát triển của đô thị Việt Nam hiện nay. Đề xuất một số giải pháp về nhận thức và hành động, nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị ưu trội của văn hóa ngõ phố trong môi trường đô thị Việt Nam
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Ngõ phố (hay còn gọi là “hẻm phố”) là một loại hình cư trú rất đặc trưng của
đô thị Việt Nam, khác với các loại hình cư trú tồn tại tại các đô thị ở các nước phát
triển. Văn hóa ngõ phố thể hiện nét văn hóa đặc sắc của người Việt trong môi
trường đô thị. Đằng sau phố xá ồn ào là những ngõ phỗ lưu giữ những giá trị truyền
thống của người Việt, thể hiện lối sống, cách ứng xử với môi trường thiên nhiên và
xã hội của người Việt. Nhưng cũng chính từ cái ngõ ngách chật chội đó cũng nảy
sinh rất nhiều mâu thuẫn, vấn đề xã hội, bố cục quy hoạch thiếu hợp lý, kém văn
minh là nguy cơ của hỏa hoạn, ngập lụt và ô nhiễm môi trường… Vì vậy văn hóa
ngõ phố cần được nhìn nhận sâu sắc và có những nghiên cứu nghiêm túc hơn nữa.
Hiện tại vấn đề này đã được một số nhà nghiên cứu xã hội và các nhà quy
hoạch đô thị quan tâm, một số nghiên cứu ở Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhắc
đến văn hóa ngõ phố như một nét văn hóa cần gìn giữ và tính toán cẩn trọng khi quy
hoạch lại đô thị trung tâm Sài Gòn. Tuy nhiên việc này chỉ dừng lại ở các hội thảo
khoa học và các bài viết tản mạn trên các tạp chí, chứ chưa thực sự có một công
trình nghiên cứu với các phương pháp xã hội học định tính hay định lượng thực sự
chuyên sâu. Hơn nữa các khảo cứu đó hầu hết là ở các thành phố lớn (Sài Gòn, Hà
Nội), các thành phố với bề dày lịch sử và không gian văn hóa đa chiều, mức độ đô
thị hóa cao hơn nhiều so với các đô thị tỉnh lị khác. Chính vì vậy đề tài này tác giả
chọn đối tượng nghiên cứu là văn hóa ngõ phố trong các đô thị tỉnh lị ở Việt Nam,
với trường hợp cụ thể là Thành phố Vinh – Nghệ An.
Thành phố Vinh có tuổi đời hơn 200 năm, tuy nhiên vì lí do chiến tranh và
thiên tai, nhịp phát triển của thành phố bị đứt đoạn nhiều lần, nên cho đến nay vẫn
là một thành phố trẻ, như phần lớn các đô thị tỉnh lị khác ở nước ta. Ra khỏi chiến
tranh từ đầu những năm 70 của thế kỷ trước, Vinh được quy hoạch lại gần như từ
đầu, nên không có tình trạng ngõ ngách chật hẹp và dài hun hút với vô số nhánh rẽ
như ở thành phố Hồ Chí Minh hay Hà nội. Vì vậy, ngõ phố ở Vinh có quy mô nhỏ,
không gian tụ cư khá rõ, rất dễ trở thành một đợn vị cư trú được xác định.Nhìn chung ở Vinh có 4 hình thức cư trú cơ bản sau đây:
- Hình thức tụ cư theo xóm: thường ở các xã thuộc địa bàn thành phố
- Hình thức chung cư
- Hình thức phố
- Hình thức nhà phân lô ở các khu đô thị mới
- Hình thức ngõ phố
Qua quan sát cho thấy năm kiểu hình cư trú này cũng khá phổ biến ở các đô
thị tỉnh lị. Nghiên cứu vấn đề văn hóa ngõ phố ở Vinh, vì vậy cũng có thể đại diện
được cho nhiều đô thị tỉnh lị khác.
Như vậy văn hóa ngõ phố có thể là một tiểu văn hóa, phân biệt được với văn
hóa của các hình thức cư trú khác ở đô thị hay không. Văn hóa ngõ phố đã và đang
tồn tại, biến đổi như thế nào; có những đặc trưng gì; đang đặt ra những vấn đề gì;
cần ứng xử với nó như thế nào…đang là những câu hỏi chưa có lời giải đáp về
cả lý luận và thực tiễn. Chính vì lẽ đó nghiên cứu về văn hóa ngõ phố là rất cần thiết
và có ý nghĩa thiết thực trong quy hoạch đô thị, xây dựng và quản lý văn hóa đô thị.
Mặt khác, thực tiễn về vấn đề này cũng hết sức phong phú và sinh động, đủ để
nghiên cứu và tổng kết. Hay nói cách khác vấn đề thực sự đã chín muồi, vừa cần
thiết nghiên cứu, vừa có thể nghiên cứu.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về văn hóa ngõ phố
cả về mặt kiến trúc và lối sống cũng như cách tổ chức sinh hoạt. Cụ thể như sau:
Hẻm phố Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh (Kỷ yếu hội thảo : “Bảo tồn và phát
triển các tiểu văn hóa ở hẻm1 phố trong quá trình cải tạo Thành phố Hồ Chí
Minh”), Trường ĐH Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm nghiên cứu
Đô thị và phát triển, Nxb. Công An Nhân dân, 2006.
Cuốn sách tập hợp các bài viết của nhiều tác giả được trình bày trong hội thảo vấn
đề “Bảo tồn và phát triển các tiểu văn hóa ở hẻm phố trong quá trình cải tạo Thành
phố Hồ Chí Minh”. Cho đến nay có thể nói các nhà nghiên cứu đô thị thành phố Hồ Chí Minh là những người khởi xướng xu hướng nghiên cứu này. Cuốn sách cũng
như cuộc hội thảo đã chỉ ra những vấn đề của hẻm phố Sài Gòn nói riêng và hẻm
phố các đô thị lớn ở Việt Nam nói chung. Các bài viết “ Hẻm phố - Một không gian
văn hóa đặc trưng của đô thị Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Minh Hòa, “Hẻm phố
- Gạch nối của làng xã với đô thị” của T.S Đỗ Kim Liên, “Những màu sắc của hẻm
phố Sài Gòn” của Th.S Trần Quang Ánh,… đã mô tả và phân tích cuộc sống nơi
những con hẻm nhỏ của Sài Gòn dưới nhiều chiều cạnh: văn hóa, tôn giáo, sinh hoạt
cộng đồng, mạng lưới xã hội… và các vấn đề bất cập của thực trạng loại hình cư trú
này ví dụ như cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường, kiến trúc… Một số bài viết khác
đã đề ra những biện pháp, cách thức nhằm nỗ lực bảo tồn và phát triển hẻm phố
như: “Xây dựng không gian công cộng thân thiện cho hẻm phố Sài Gòn của
PGS.TS Nguyễn Trọng Hòa và GS.TS Tôn Nữ Quỳnh Trân,“Những cơ sở và giải
pháp bảo tồn và phát triển hẻm phố trong quá trình cải tạo”-T.S Trần Ngọc Khánh...
Một công trình khác có nhắc đến văn hoá ngõ phố ở đô thị tỉnh lị: Văn hóa
đô thị với thực tiễn Thành phố Vinh, Phạm Xuân Cần, Nxb. Nghệ An, 2008.
Cuốn sách được viết khi Thành phố Vinh đang đứng trước ngưỡng cửa của
đô thị loại 1, để xứng tầm với vị trí đô thị Trung tâm kinh tế - văn hóa vùng Bắc
Trung Bộ, tất yếu phải mở rộng địa giới hành chính, thu nạp thêm cư dân nông
nghiệp vào thành phố. Trước tình hình đó cuốn sách như một cuốn sổ tay cho các
nhà quản lý đô thị Vinh nhằm xây dựng Vinh với một nền văn hóa đô thị để nó
không chỉ là sản phẩm mà còn là động lực của sự phát triển. Mặc dù chỉ với vài
trang sách viết về văn hoá ngõ phố nhưng tác giả đã đưa ra những nhận xét sâu sắc
về giá trị của loại hình văn hoá này. Tác giả đã chỉ ra nguồn gốc hình thành và
những đặc điểm cơ bản của loại hình văn hoá này.
Một tác phẩm khác cùng chủ đề đó là cuốn Ngõ phố người đời, Hoàng Đạo
Kính, Nhà xuất bản Văn học, 2005.
GS. TS. KTS. Hoàng Đạo Kính là người am hiểu về Hà Nội và có nhiều tác
phẩm viết về Kiến trúc Hà Nội. Cuốn sách lần này ông không chỉ khai thác khía
cạnh kiến trúc của ngõ phố Hà Nội mà còn đưa ra những cái nhìn tinh tế, cảm nhận sâu sắc về cuộc sống, văn hóa nơi những ngõ phố nhỏ chật hẹp ở Thủ đô. Cuốn sách
tập hợp nhiều bài tản văn về các vấn đề của đời sống đô thị, có thể xem như là “triết
lý đô thị”. Ngõ phố người đời là sự đúc kết của những chiêm nghiệm sâu sắc từ sự
từng trải và tâm huyết của vị Kiến trúc sư với sự thay da đổi thịt từng ngày của đô
thị Việt. Những nhận định của Hoàng Đạo Kính đã giúp cho tác giả đề tài trả lời
những điều còn băn khoăn trong đời sống đô thị. Nhãn quan nhìn từ kiến trúc đô thị
nhưng vấn đề đặt ra không chỉ dừng lại ở đó của tác giả cuốn sách đã mở rộng nhận
thức của người đọc.
Nhìn chung các nghiên cứu về Văn hoá ngõ phố không nhiều, chủ yếu mới
chỉ là những bài viết tản mạn trên các tạp chí khoa học hay hội thảo chuyên đề. Các
nghiên cứu đã chỉ ra được những nguồn gốc cơ bản hình thành nên ngõ phố ở đô thị
Việt Nam. Hầu hết các nghiên cứu đều nhận định được các giá trị của văn hoá ngõ
phố: như gìn giữ tính cố kết cộng đồng của văn hoá truyền thống. Tuy nhiên bên
cạnh đó còn nhiều yếu tố bất cập, thiếu văn minh cần xử lí. Các nghiên cứu đó chủ
yếu tập trung vào 2 đô thị lớn của Việt Nam là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Không một nghiên cứu nào về đề tài trên đã từng được thực hiện ở các đô thị cấp
tỉnh lị, nơi chưa cắt hẳn ràng buộc với nông thôn. Đặc biệt chưa một nghiên cứu nào
nhìn nhận ngõ phố như một đơn vị văn hoá được “chỉ mặt đặt tên” từ đó gợi ý các
giải pháp từ nhận thức đến hành động đối với các cấp quản lý.
3. Mục đích nghiên cứu:
Bước đầu nghiên cứu về tiểu văn hóa ngõ phố tại đô thị tỉnh lị ở Việt Nam,
qua trường hợp điển hình là thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, chỉ ra có sự tồn tại một
loại hình tiểu văn hóa với các đặc trưng về kinh tế - xã hội, lối sống, phong cách
sinh hoạt và các hoạt động cộng đồng, xuất phát từ hình thức cư trú ngõ phố. Phân
tích các giá trị tốt đẹp cần bảo tồn, phát huy, cũng như những yếu tố tiêu cực cần
khắc phục của văn hóa ngõ phố, từ đó đề xuất các giải pháp duy trì và phát huy các
giá trị tích cực của văn hóa ngõ phố trong môi trường đô thị Việt Nam hiện đại.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Từ mục đích nêu trên đề tài có những nhiệm vụ chính sau đây:
- Khảo sát thực tiễn để mô tả, nhận diện và chỉ ra sự tồn tại của một loại hình
tiểu văn hóa ngõ phố, từ đó khắc họa một bức tranh cơ bản về văn hóa ngõ phố với
một số đặc trưng như: nguồn gốc hình thành, đặc điểm địa lý; đặc điểm kết cấu dân
cư; cơ cấu xã hội, cách thức tổ chức đời sống cá nhân và cộng đồng. Từ đó, phân
tích các chức năng, vai trò của văn hóa ngõ phố trong quá trình phát triển đô thị
cũng như những vấn đề đang đặt ra cần xử lý ở loại hình tiểu văn hóa này.
- Dự báo xu hướng biến đổi, phát triển của tiểu văn hóa ngõ phố trong xu
hướng phát triển của đô thị Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp về nhận thức và hành động, nhằm bảo tồn và phát
huy những giá trị ưu trội của văn hóa ngõ phố trong môi trường đô thị Việt Nam.
5. Đối tƣợng nghiên cứu: Tiểu văn hóa ngõ phố
6. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trường hợp Thành phố Vinh – Nghệ An.
7. Giả thuyết nghiên cứu:
- Có một loại hình tiểu văn hóa ngõ phố với các nét đặc trưng khác biệt với
các loại hình văn hóa cư trú khác tại thành phố Vinh.
- Tại thành phố Vinh, tiểu văn hóa ngõ phố là nơi lưu giữ và nuôi dưỡng
nhiều giá trị văn hóa truyền thống trong môi trường đô thị hiện đại, dồng thời nó
cũng chứa đựng và phát sinh những mặt trái, bất cập.
- Tiểu văn hóa ngõ phố ở thành phố Vinh đang đứng trước những thách thức
do quá trình đô thị hóa quá nhanh, cần có quan điểm và giải pháp thích hợp.
8. Định nghĩa, thao tác hoá khái niệm và khung phân tích
Các nhà xã hội học nói rằng chứng nào sự khác biệt về văn hóa được biểu hiện cụ
thể trong lối sống – bao gồm tổng thể các biểu tượng và ý niệm, các giá trị và
chuẩn mực, các khuôn mẫu và thể chế, kể cả các sở thích trong thể thao và nghệ
thuật, các mốt trong ăn mặc và trang điểm – thành những đặc trưng rõ rệt và
những đặc trưng này có thể tái tạo trong đời sống xã hội để có thể phân biệt giữa
nhóm này với nhóm kia, giai tầng này với giai tầng khác, chừng đó có thể nói đến
sự tồn tại của một tiểu văn hóa.[8, tr. 192]

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

dktran1908

New Member
Link down load hỏng rồi. Nếu bạn thấy không phiền có thể đăng lại giúp mình được không? Hiện mình rất cần tài liệu này để tham khảo phục vụ cho đề án nghiên cứu khoa học của mình. Giúp mình với nhé! Thank bạn nhiều! :beg: :beg: :beg:
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Phuonglinh2410

New Member
ad ơi, mình tải về bình thường mà lúc giải nén ra rồi mở file lên nó báo "There was error opening this document. the file is damage and could not be repaired". ad xem lại link giúp mình được không?
 

daigai

Well-Known Member
Trích dẫn từ Phuonglinh2410:
ad ơi, mình tải về bình thường mà lúc giải nén ra rồi mở file lên nó báo "There was error opening this document. the file is damage and could not be repaired". ad xem lại link giúp mình được không?


Thế là tải lỗi, bạn tải lại đi, tải rồi giải nén với pass là ket-noi.com nhé
 
Top