Derrell

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
A - PHẦN MỞ ĐẦU

Cùng với tình hình đổi mới và đi lên chung của đất nước, huyện Phú Xuyên- Thành Phố Hà Nội (trước đây là tỉnh Hà Tây cũ) đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đã ngày càng khẳng định được vị trí của mình.Cùng với sự sự phát triển kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tình hình an ninh trật tự xã hội được đảm bảo. Tuy nhiên cùng với đó nền kinh tế này cũng nảy sinh và tồn tại cả những mặt trái của nó, đó là sự phân hóa giàu cùng kiệt ngày càng sâu sắc, sự tha hóa trong lối sống, đạo đức, sự xuất hiện ngày càng nhiều các tệ nạn xã hội cũng như các hành vi phạm tội,đặc biệt là các hành vi như trộm cắp, cướp giật, ma túy, mại dâm,các tội xâm phạm, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của người khác trong đó tội cố ý gây thương tích cho người khác đang có chiều hướng ngày càng gia tăng trên địa bàn.
Tội cố ý gây thương tích là một tội có tính chất nguy hiểm cao cho xã hội, nó trực tiếp xâm phạm tới khách thể của Luật hình sự bảo vệ đó là tính mạng, sức khỏe của con người. Vì vậy việc tìm hiểu về tội phạm, thực tiễn xét xử tội phạm này cũng như có những biện pháp đấu tranh phòng ngừa là rất cần thiết và có ý nghĩa to lớn.
Nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của đề tài trong thực tiễn, với kiến thức được trang bị và những tìm hiểu thực tế trong đợt thực tập cuối khoá tại Tòa án nhân dân huyện Phú Xuyên, em đã mạnh dạn chọn đề tài” Tội cố ý gây thương tích cho người khác và thực tiễn xét xử tội tội phạm này( nơi sinh viên thực tập)”làm bài viết chuyên đề cuối khóa cho mình.
Do trình độ và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên chuyên đề khồng thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong thầy, cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến để chuyên đề của em được hoàn thiên hơn.
Trong khuôn khổ đề tài tốt nghiệp của trường, với thời gian nghiên cứu có hạn(từ ngày 12 – 01 đến ngày 26 – 04 năm 2009), người viết đã sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê,so sánh dựa trên những kết quả khảo sát, thu thập, trao đổi với các thẩm phán, thư ký của Tòa án nhân dân huyện Phú Xuyên, để tổng kết thực tiễn xét xử tội cố ý gây thương tích. Từ đó đánh giá ưu điểm, hạn chế và đưa ra những giải pháp, kiến nghị mang ý nghĩa ứng dung thiết thực góp phần nâng cao chất lượng của công tác.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chuyên đề gồm 04 chương:
Chương I: Các dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích cho người khác theo Luật hình sự Việt Nam hiện hành
Chương II: Thực trạng tội cố ý gây thương tích trên địa bàn huyện
Chương III: Thực tiễn xét xử các vụ án cố ý gây thương tích của Tòa án nhân dân huyện Phú Xuyên
Chương IV: Một số biện pháp và kiến nghị về hoạt động của Tòa án nhân dân huyện Phú Xuyên đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội cố ý gây thương tích trên địa bàn huyện



B - NỘI DUNG
Chương I.
CÁC DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH CHO NGƯỜI KHÁC THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH

I. Điều 104 bộ Luật hình sự năm 1999 của Việt Nam quy định tội cố ý gây thương tích hay gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:
1. Người nào cố ý gây thương tích hay gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hay dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hay phạt tù từ sáu tháng ba năm.
a) Dùng hung khí nguy hiểm hay dùng thủ đoạn gây nguy hiểm cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hay đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già yếu ốm đau hay người khác không có khả năng tự vệ;
e) Đối với ông bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy cô giáo của mình;
f) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giam, tạm giữ hay đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hay gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hay tái phạm nguy hiểm;
j) Để cản trở người thi hành công vụ hay vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hay gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hay từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm j khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hay dẫn đến chết người hay từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm j khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hay trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hay tù chung thân.”
Ở đây cố ý gây thương tích hay gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi của một người cố ý làm cho người khác bị tổn thương hay tổn hại đến sức khỏe.
So với Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định về tội cố ý gây thương tích hay gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 về cơ bản đã được cấu tạo lại, lấy tỷ lệ thương tật làm căn cứ để xác định trách nhiệm hình sự và xác định khung hình phạt. Ngoài ra nhà làm luật còn quy định một số trường hợp phạm tội mà thực tiễn xét xử mà Tòa án nhân dân tối cao đã tổng kết hướng dẫn các Tòa án áp dụng Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985.

II. Về phía người phạm tội:
Người phạm tội phải có hành vi tác động đến thân thể của người khác làm cho người này bị thương, bị tổn hại đến sức khỏe như: đâm, chém, đấm đá, đốt cháy,đầu độc v.v… Hành vi này về hình thức cũng giống hành vi của tội giết người, nhưng tính chất và mức độ thấp hơn nên nó chỉ làm nạn nhân bị thương hay bị tổn hại đến sức khỏe chứ không làm cho nạn nhân bị chết.
Hành vi của người phạm tội được thực hiện do cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi của mình nhất định hay có thể gây ra thương tích hay tổn hại sức khỏe của người khác; mong muốn hay có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra. So với tội giết người, thì sự cố ý trong trường hợp gây thương tích mức độ thấp hơn, vì người phạm tội chỉ mong muốn hay để mặc cho nạn nhân bị thương, bị tổn hại sức khỏe chứ không mong muốn nạn nhân chết.Ở đây việc thấy trước hậu quả chêt người là nhận thức mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội – mức độ có thể gây ra hậu quả chết người. Đó là kết quả của sự nhận thức những yếu tố tạo nên khả năng gây ra hậu quả chết người của hành vi phạm tội. Để xác định người phạm tội có thấy trước được hậu quả chết người hay không, phải xuất phát từ năng lực nhận thức của họ cũng như từ những điều kiện nhận thức cụ thể và bằng việc phân tích xác định người đó đã nhận thức được như thế nào từng yếu tố khách quan tạo lên khả năng gây ra hậu quả chết người của hành vi phạm tội. Ở đây phải đặc biệt chú ý tới sự nhận thức của người phạm tội về tính chất của phương tiện cũng như phương pháp phạm tội, về cách thức sử dụng phương tiện, về vị trí thân thể bị tấn công và về tình trạng sức khỏe cũng như khả năng chống đỡ của người bị tấn công v.v…
Việc phân tích, đánh giá sự nhận thức của người phạm tội về tính chất của phương tiện, phương pháp phạm tội cũng như về cách thức sử dụng đòi hỏi trước hết phải trả lời những câu hỏi sau:
Thứ nhất, tính chất nguy hiểm của phương tiện hay phương pháp phạm tội đã sử dụng( xét về khách quan) là khó hay dễ nhận thức.
Thứ hai, người phạm tội có những hiểu biết và kinh nghiệm gì về phương tiện hay phương pháp phạm tội đã sử dụng?
Thứ ba, người phạm tội đã chủ định lựa chọn, chuẩn bị phương tiện, phương pháp phạm tội đã sử dụng hay hoàn toàn do ngẫu nhiên có và sử dụng?
Thứ tư, người phạm tội có chủ định với cách thức sử dụng phương tiện phạm tội đã thực hiệ không?
Để tránh tình trạng đánh giá khác nhau về mức độ cố tật, Điểm b khoản 1 Điều 104 chỉ nên quy định” gây cố tật” mà không cần quy định” gây cố tật nhẹ”.Hy vọng rằng khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1999, vấn đề này sẽ được các nhà làm luật quan tâm hơn.




III. Về phía nạn nhân
Nạn nhân phải bị thương tích hay tổn thương sức khỏe ở mức đáng kể. Nếu thương tích chưa đáng kể thì không phải là tội phạm. So với Điều 109 Bộ luật hình sự năm 19985 thì Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 lấy tỷ lệ thương tật của nạn nhân làm căn cứ xác định trách nhiệm hình sự và định khung hình phạt đối với người phạm tội.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự thì người bị thương tích hay tổn hại đến sức khỏe phải có tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên thì người phạm tội mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Căn cứ để xác định tỷ lệ thương tật là kết luận của hội đồng giám định y khoa, trong trường hợp ở nơi nào không tổ chức được Hội đồng giám định y khoa thì căn cứ vào bảng tiêu chuẩn thương tật 4 hạng quy định tại Thông tư liên bộ 12/ TTLB ngày 26 tháng 07 năm 1995 của Bộ y tê – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Vậy có thể hiểu tội cố ý gây thương tích hay gây tổn hại đến sức khỏe của người khác là hành vi cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dưới dạng thương tích hay tổn thương khác.
1.Dấu hiệu pháp lý
a. Mặt khách quan của tội phạm
- hành vi khách quan của tội phạm: hành vi của tội này là những hành vi có khả năng gây ra thương tích hay tổn thương khác làm tổn hại đến sức khỏe của con người. Những hành vi đó có thể được thực hiện với công cụ, phương tiện phạm tội hay không có công cụ phương tiện phạm tội hay có thể thông qua súc vật hay cơ thể người khác.
- Hậu quả của tội phạm: Hậu quả mà CTTP tội này đòi hỏi thương tích hay tổn thương khác cho sức khỏe ở mức độ có tỷ lệ thương tật là 11% trở lên( đến 30%), hay dưới tỷ lệ đó nhưng thuộc một trong các trường hợp được đề cập tại Điều 104 Bộ luật hình sự
hách thể của tội của tội này là quyền bất khả xâm phạm về sức của người khoẻ khác phạm
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác tại địa Luận văn Luật 1
G Tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong luật hình Luận văn Luật 0
A Thực trạng, nguyên nhân, các giải pháp phòng chống tội cố ý gây thương tích ở địa phương Luận văn Luật 0
G Thực tiễn áp dụng chế định án treo đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ củ Luận văn Luật 0
Q Tiểu luận: Thực trạng, nguyên nhân, các giải pháp phòng chống tội cố ý gây thương tích ở địa phương Luận văn Luật 0
Z Thực tiễn áp dụng chế định án treo đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ củ Tài liệu chưa phân loại 0
F Tội cố ý gây thương tích – thực thực trạng và giảp pháp trên địa bàn thành phố Huế Tài liệu chưa phân loại 2
N [Free] Chuyên đề Thực trạng, nguyên nhân, các giải pháp phòng chống tội cố ý gây thương tích ở Hòa B Tài liệu chưa phân loại 0
C Tình hình đặc điểm và bản chất tội cố ý gây thương tích,gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Chuyên đề Thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp phòng chống tội cố ý gây thương tích ở Hà Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top