Ailill

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Nghiên cứu các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở. Đánh giá pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở. Đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở trong giai đoạn hiện nay

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Xây dựng và thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở là chủ trương quan trọng của
Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa đột phá để giải quyết nhiều vấn đề bức xúc liên quan
đến quyền làm chủ của nhân dân, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã từng khẳng định: "Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì
dân là chủ", nhận thức đúng và vận dụng sáng tạo những lời chỉ dẫn của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, Đảng ta đã sớm khẳng định mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát
huy quyền làm chủ của nhân dân coi đó vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách
mạng, của sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước. Xây dựng chế độ nhà nước dân
chủ với nguyên tắc "Toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân" là sợi chỉ đỏ
xuyên suốt trong toàn bộ hoạt động của Đảng và Nhà nước ta.
Các quyền dân chủ của nhân dân được ghi nhận trong các quy định của Hiến
pháp và hàng loạt các quy định về pháp luật dân chủ ở xã, phường, thị trấn, cơ quan,
tổ chức, xí nghiệp…Từ khi Đảng và Nhà nước ta ban hành chủ trương xây dựng và
thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, cho đến nay, chúng ta đã triển khai thực
hiện rộng khắp trong cả nước và đã thu được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả
các mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước. Việc triển khai xây
dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thời gian qua đã chứng tỏ đây là một
chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, đáp ứng được nhu cầu bức thiết và lợi ích to
lớn trực tiếp của đông đảo quần chúng nhân dân lao động, được nhân dân phấn khởi
đón nhận và tích cực thực hiện, vận động thực hiện, thể hiện tính ưu việt của chế độ
dân chủ xã hội chủ nghĩa. Từ đó người dân đã hiểu rõ hơn về quyền lợi, trách nhiệm
và nghĩa vụ của mình. Cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở có
ý thức hơn về dân chủ và tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân. Tuy nhiên, sau
nhiều năm thực hiện, vẫn còn một số địa phương, đơn vị chưa có chuyển biến nhiều
do nhận thức chưa đầy đủ, đúng đắn về Quy chế dân chủ ở cơ sở trong một bộ phận
cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thực tiễn cho thấy ở những nơi phong trào yếu kém,
cán bộ có khuyết điểm, thiếu trách nhiệm đều không muốn triển khai thực hiện hay triển khai hình thức, qua loa, chiếu lệ, kiểu làm cho xong việc. Tuy nhiên, cũng có
những cán bộ nhiệt tình thực hiện nhưng do trình độ hạn chế, không nhận thức đúng
việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, nên quá trình triển khai, thực
hiện còn nhiều khuyết điểm, yếu kém, chưa đạt yêu cầu và nội dung của quy chế. Vì
thế, chất lượng thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở bị hạn chế. Mặt khác còn một bộ
phận nhân dân thường chỉ quan tâm đến quyền lợi nhiều hơn nghĩa vụ, chưa làm tốt
nghĩa vụ công dân. Thậm chí có hiện tượng lợi dụng dân chủ và dân chủ cực đoan.
Trước tình hình đó, vấn đề nghiên cứu pháp luật về dân chủ cơ sở, thực tiễn thực
hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đề xuất những giải pháp thích hợp, nhằm nâng cao
chất lượng thực hiện Quy chế này trở thành yêu cầu khách quan, cấp bách.
Từ những cơ sở lý luận thực tiễn nêu trên tui chọn đề tài: “Pháp luật về thực
hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và những vấn đề cần hoàn
thiện” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng thực hiện các quy định về dân
chủ cơ sở ở Việt Nam.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu pháp luật thực hiện dân chủ cơ sở ở cấp xã, phường, thị trấn theo
tinh thần của Pháp lệnh 34/2007/PL - UBTVQH và pháp luật thực hiện dân chủ cơ
sở trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, xí nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu vấn đề thực hiện Quy chế dân chủ từ năm 1998 đến nay, tức là
từ khi ra đời Chỉ thị 30/CT - TW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa VIII về việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở tìm hiểu các quy định về dân chủ ở xã, phường, thị trấn và các cơ
quan, tổ chức, xí nghiệp, doanh nghiệp, mục đích nghiên cứu của luận văn là đề
xuất những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hiện Quy
chế dân chủ ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt mục đích trên luận văn có những nhiệm vụ sau:
+ Nghiên cứu các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở.
+ Đánh giá pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở.
+ Đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực
hiện pháp luật về dân chủ cơ sở trong giai đoạn hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân chủ và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở cũng
như những quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay về vấn đề này và
về vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân và vì dân.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, các phương pháp cụ thể khác như phương pháp: lịch sử cụ thể, phân tích,
tổng hợp; kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác: thống kê, so sánh.
5. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm: Phần mở đầu
Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về pháp luật thực hiện dân chủ cơ sở
Chương 2: Thực trạng pháp luật thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay
Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của pháp
luật thực hiện dân chủ cơ sở
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT THỰC HIỆN
DÂN CHỦ CƠ SỞ
1.1. Thực hiện dân chủ cơ sở và pháp luật thực hiện dân chủ cơ sở
1.1.1. Thực hiện dân chủ cơ sở và pháp luật thực hiện dân chủ cơ sở
1.1.1.1. Khái niệm dân chủ
Thuật ngữ dân chủ xuất hiện từ thời cổ đại. Người đầu tiên đưa ra khái niệm
dân chủ là nhà sử học, nhà chính trị học người Hy Lạp Hêrôđốt (484 - 425 trước
Công nguyên) khi ông xem xét các thể chế chính trị trong lịch sử. Theo ông, lịch sử
đã xuất hiện ba kiểu thể chế chính trị: quân chủ, quý tộc và dân chủ, trong đó dân
chủ là thể chế chính trị do nhân dân nắm quyền lực thông qua con đường bầu cử. Để
chỉ một hiện thực dân chủ đã được thiết lập trên thực tế, trong ngôn ngữ đã xuất
hiện thuật ngữ democratia, nghĩa là quyền lực thuộc về nhân dân (democratia là từ
ghép của hai từ demos là nhân dân, cratos là quyền lực).
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về dân chủ, do cách thức tiếp cận, mục đích
tiếp cận khác nhau. Dân chủ có nghĩa là quyền lực của nhân dân, là một trong
những hình thức tổ chức chính trị nhà nước của xã hội mà đặc trưng là việc tuyên
bố chính thức nguyên tắc thiểu số phải phục tùng đa số, thừa nhận quyền tự do bình
đẳng của công dân, thừa nhận nhân dân là cội nguồn của quyền lực. Khi bàn về khái
niệm dân chủ là gì, các nhà khoa học đề xuất khá nhiều ý kiến:
- Ý kiến thứ nhất cho rằng, dân chủ là sản phẩm của quan hệ giai cấp, là tổ
chức quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền đối với xã hội.
- Ý kiến thứ hai hiểu khái niệm dân chủ bao hàm ba nội dung cơ bản là nội
dung chính trị (dân chủ chính trị), nội dung văn minh nhân đạo (dân chủ xã hội là
thành quả quan trọng nhất của văn minh và nhân đạo của loài người) và nội dung xã
hội của dân chủ (dân chủ xã hội là hình thức tồn tại của xã hội hiện đại).
- Ý kiến thứ ba cho rằng, dân chủ cần được xem xét theo nhiều khía cạnh,
nhưng với nghĩa chung nhất, phổ biến nhất, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

khsv

Member
Re: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và những vấn đề cần hoàn thiện: Luận văn ThS. Luật: 60 38 01

link downloa moi
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp khí hóa lỏng Luận văn Kinh tế 1
D Pháp luật về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ở Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
T pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh bình thuận Luận văn Luật 1
D Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng xây dựng công trình thủy lợi tại công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Hải Phòng Nông Lâm Thủy sản 0
H pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án kinh doanh bất động sản Luận văn Luật 0
D Pháp luật về quản lý chất thải y tế ở việt nam Y dược 0
D Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam hiện nay Luận văn Luật 0
D Pháp luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế và thực tiễn thực hiện của Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử đáp ứng nhu cầu của hiệp định thương mại tự do EVFTA Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top