daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

1
Nội dung thi môn Lý luận Nhà nước và pháp luật 1 (KL101)
I. Nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích?
1. Tập quán và những tín điều tôn giáo trong thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ
chính là pháp luật bởi đó chính là những quy tắc xử sự hình thành trật tự của xã hội.
2. Nguyên nhân của sự hình thành pháp luật chính là nhu cầu quản lý và phát
triển của xã hội.
3. Pháp luật chỉ có thể được hình thành bằng con đường ban hành của Nhà
nước.
4. Nền chính trị của giai cấp cầm quyền quy định bản chất, nội dung của pháp
luật.
5. Pháp luật là phương tiện mô hình hóa cách thức xử sự của con người.
6. Lợi ích giai cấp thống trị luôn là sự ưu tiên và luôn là được lựa chọn có
tính quyết định khi hình thành các quy định pháp luật.
7. Pháp luật sẽ quyết định toàn bộ nội dung, hình thức, cơ cấu và sự phát
triển của kinh tế.
8. Pháp luật luôn tác động tích cực đối với kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.
9. Pháp luật là tiêu chuẩn (chuẩn mực) duy nhất đánh giá hành vi của con
người.
10. Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính xác thể hiện tính quy phạm phổ biến của
pháp luật.
11. Việc pháp luật đưa ra khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi xử sự của con
người thể hiện tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật.
12. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp.
13. Tập quán pháp và tiền lệ pháp có điểm chung là cùng dựa trên cơ sở các
quy tắc xử sự đã tồn tại trong cuộc sống để hình thành các quy định pháp luật.
14. Các nhà nước xã hội chủ nghĩa không áp dụng hình thức tập quán pháp và
tiền lệ pháp.
15. Nhà nước là một hiện tượng có tính giai cấp có nghĩa là Nhà nước chỉ
thuộc về một giai cấp hay một liên minh giai cấp nhất định trong xã hội.
2
16. Nhà nước mang tính giai cấp vì xét về nguồn gốc Nhà nước, Nhà nước ra
đời khi mâu thuẫn giai cấp gay gắt đến mức độ không thể điều hòa được.
17. Quyền lực kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất so với quyền lực chính
trị và tư tưởng bởi nó tạo nên sự lệ thuộc cơ bản nhất giữa giai cấp bị trị đối với
giai cấp thống trị.
18. Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước luôn luôn mâu
thuẫn với nhau.
19. Quyền lực tư tưởng chỉ thể hiện vai trò quan trọng trong những nhà nước
quân chủ mang nặng tính duy tâm.
20. Quyền lực chính trị là cơ bản và quan trọng nhất so với quyền lực kinh
tế và tư tưởng vì đó là sự bảo đảm cai trị bằng cưỡng chế của giai cấp thống trị đối
với giai cấp bị trị, là cách để giành chính quyền về tay giai cấp thống trị.
21. Quyết định những vấn đề quan trọng nhất của thị tộc là tù trưởng.
22. Tính xã hội của nhà nước chỉ thể hiện ở những nhà nước xã hội chủ nghĩa.
23. Nhà nước có quyền ban hành pháp luật nên nhà nước không cần tuân thủ
pháp luật.
24. Các quy phạm xã hội luôn đóng vai trò hỗ trợ việc thực hiện pháp luật.
25. Mọi nhà nước đều phải trải qua 4 kiểu nhà nước.
II. Phân tích - Trình bày
1. So sánh về các ưu và khuyết điểm của các hình thức pháp luật: tiền lệ
pháp, tập quán pháp và văn bản pháp luật.
2. Theo anh chị một nhà nước XHCN có thể tồn tại hệ tư tưởng đa nguyên trong
xã hội hay không?
3. Phân tích các tiền đề ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
4. Cơ sở kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời gian tới cần
phải công hữu về tư liệu sản xuất và khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế
nhà nước hay không?
5. Các tổ chức xã hội đóng vai trò tích cực hay tiêu cực đối với việc thực hiện
quyền lực chính trị? Lấy ví dụ minh hoạ.
6. Trình bày mối quan hệ giữa Nhà nước và Đảng cộng sản ở Nhà nước ta hiện
nay.
7. Trình bày thể chế Đảng cầm quyền ở một nước nào đó (trừ Việt Nam)?
8. So sánh bản chất của Nhà nước tư sản với nhà nước xã hội chủ nghĩa?
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:





I. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH
Hãy trình bày quan điểm riêng về các nhận định sau đây:
1. Chức năng của nhà nước chính là hoạt động của nhà nước.
2. Chức năng của nhà nước chính là vai trò của nhà nước.
3. Mọi hoạt động của nhà nước nhằm thực hiện nhiệm vụ của nhà nước đều được
gọi là chức năng của nhà nước.
4. Chỉ khi thực hiện mục đích bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị, chức năng của nhà
nước mới chịu sự quyết định của bản chất nhà nước.
5. Chức năng của nhà nước không mang tính ý chí – không lệ thuộc vào sự chủ
quan của những người thực hiện quyền lực nhà nước.
6. Chức năng của các cơ quan nhà nước sẽ quyết định chức năng của nhà nước.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
Tài liệu Nhập môn lý luận Nhà nước và Pháp luật

Tài liệu Nhập môn lý luận Nhà nước và Pháp luật

NHẬP MÔN LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
I.Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu khoa học: khoa học nghiên cứu vấn đề gì? Vì vậy vai trò của đối tượng nghiên cứu xác định phạm vi nghiên cứu của khoa học đó.
- Đối tượng nghiên cứu của lý luận nhà nước và pháp luật là nghiên cứu những vấn đề chung nhất, cơ bản nhất của 02 hiện tượng nhà nước và pháp luật.
+ Nghiên cứu quy luật phát sinh, phát triển của nhà nước và pháp luật.
+ Nghiên cứu những thuộc tính cơ bản nhất của nhà nước và pháp luật.
+ Nghiên cứu những biểu hiện quan trọng nhất của 02 hiện tượng nhà nước và pháp luật.
=> Kết luận lý luận nhà nước và pháp luật nghiên cứu 02 hiện tượng nhà nước và pháp luật một cách toàn diện (nghiên cứu nguồn góc, bản chất).
II.Phương pháp nghiên cứu:
- Khái niệm: phương pháp nghiên cứu của một khoa học được hiểu là cách thức, nguyên tắc hoạt động khoa học đạt được chân lý khách quan trên cơ sở của sự chứng minh khoa học
- Phương pháp nghiên cứu của nhà nước và pháp luật :
1. Phương pháp luận: Lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận cho mình.
- Phương pháp luận: là lập trường, xuất phát điểm của nhận thức. tuân thủ 02 nguyên tắc:
+ Khách quan
+ Toàn diện
2. Phương pháp cụ thể khác:
- Phương pháp trừu tượng khoa học: là phương pháp tư duy trên cơ sở tạm thời tách cái chung ra khỏi cái riêng.
III. Vị trí của lý luận nhà nước và pháp luật trong hệ thống khoa học:
- Mối liên hệ giữa triết học với lý luận nhà nước và pháp luật.
VD: Triết học (chung – Lý luận nhà nước pháp luật (riêng)
- Các khoa học pháp lý chuyên ngành với lý luận nhà nước và pháp luật.
VD: Lý luận nhà nước pháp luật (chung) – khoa học chuyên ngành (riêng).
NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC
I. Nguồn gốc nhà nước:
1. Các học thuyết phi Mácxit
a. Thuyết thần quyền:
- Nhà nước có được từ lực lượng siêu nhiên bên ngoài xã hội tạo ra. Lực lượng siêu nhiên có thể là trời, chúa, thần thánh.
- Học thuyết này tồn tại chủ yếu trong nhà nước chủ nô và phong kiến
- Học thuyết này không mang tính dân chủ và tiến bộ
VD: Vua là thiên tử, cai quản nhà nước bằng thiên mệnh => vai trò nhà nước là cai trị.
b. Thuyết khế ước xã hội:
- Thuyết khế ước xã hội ra đời trong thời kỳ cách mạng tư sản nhằm chống lại thuyết thần quyền.
- Thuyết khế ước xã hội cho rằng nhà nước xuất hiện là từ 01 hợp đồng XH và hợp đồng này thể hiện ý chí chung của nhân dân cần thành lập 01 tổ chức là nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhằm duy trì trật tự XH và bảo đảm lợi tích chung của xã hội.
- Học thuyết này mang tính dân chủ và tiến bộ hơn so với thuyết thần quyền.
2. Quan điểm của CN MLN:
a. Nội dung cơ bản:
Nhà nước là 01 hiện tượng lịch sử XH, nhà nước xuất hiện khi XH phát triển đến 01 trình độ nhất tạo cơ sở và điều kiện khách quan cho sự xuất hiện và tồn tại, phát triển của nhà nước. Nhà nước không phải là 1 hiện tượng vĩnh cửu và bất biến mà nó sẽ tiêu vong khi các cơ sở và điều kiện khách quan cho sự tồn tại của nó không còn nữa.
Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẩn giai cấp không thể điều hòa được.
b. Nguyên nhân kinh tế xã hội làm xuất hiện nhà nước: 02 nguyên nhân.
- Nguyên nhân kinh tế: chế độ tư hữu.
- Nguyên nhân xã hội: có giai cấp và mâu thuẫn giai cấp.
Nhà nước xuất hiện như một đòi hỏi khách quan, làm dịu bớt mâu thuẩn giai cấp, điều hòa lợi ích.
Nhà nước không giải quyết >< giai cấp vì nhà nước thay mặt cho giai cấp thống trị.
II. Bản chất nhà nước:
1. Các thuộc tính của bản chất nhà nước:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Top