thanh.phong82

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Nghiên cứu mối quan hệ giữa Folklore và văn học viết qua trường hợp thơ Á Nam Trần Tuấn Khải và Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu : Luận văn ThS. Văn hoc: 60 22 36
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2011
Chủ đề: Tản Đà
Trần ,Tuấn Khải
Văn học dân gian
Thơ ca dân gian
Văn học viết
Nghiên cứu văn học
Miêu tả: 105 tr. + CD-ROM + Tóm tắt
Luận văn ThS. Văn học dân gian -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về thuật ngữ; văn học dân gian; văn học viết và mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết trong lịch sử văn học. Tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác văn chương của hai nhà thơ Á Nam Trần Tuấn Khải và Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Nghiên cứu những ảnh hưởng của văn học dân gian trong đó cụ thể là thơ ca dân gian, đối với sáng tác của hai nhà thơ Á Nam Trần Tuấn Khải và Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu qua nội dung tư tưởng; nghệ thuật; ngôn ngữ thơ và thể loại thơ. Khẳng định vai trò của văn học dân gian đối với quá trình tiếp nhận và sáng tạo văn học của văn học viết như một quy luật có tính tất yếu khách quan

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................... Error! Bookmark not defined.
1.Lý do chọn đề tài......................................... Error! Bookmark not defined.
2. Lịch sử vấn đề............................................................................................... 4
3. Mục đích nghiên cứu ...............................1Error! Bookmark not defined.
4. Phạm vi đề tài và phương pháp nghiên cứu............................................ 13
5. Cấu trúc luận văn......................................................................................................14
NỘI DUNG ..................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA FOLKLORE VÀ VĂN HỌC VIẾT ................................................. 16
1.1. Thuật ngữ ................................................................................................ 16
1.1.1. Folklore............................................................................................ 16
1.1.2. Văn học dân gian .......................... Error! Bookmark not defined.0
1.1.3. Văn học viết...................................2Error! Bookmark not defined.
1.2.Văn học dân gian, văn học viết: điểm khác biệt và tương đồng...Error!
Bookmark not defined.4
1.3. Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết trong lịch sử văn
học.................................................................. Error! Bookmark not defined.9
1.3.1. Quy luật chung.............................. Error! Bookmark not defined.9
1.3.2. Các cách biểu hiện trong mối quan hệ giữa văn học dân
gian và văn học viết........................................................................................ 30
Tiểu kết chương I:.......................................................................................... 37
CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG THƠ
CỦA Á NAM TRẦN TUẤN KHẢI.............................................................. 39
2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác ............................................................. 39
2.1.1. Cuộc đời........................................................................................... 39
2.1.2. Sự nghiệp văn chương.................................................................... 416
2.2. Ảnh hưởng của văn học dân gian trong thơ của nhà thơ Á Nam Trần
Tuấn Khải....................................................................................................... 44
2.2.1. Nội dung tư tưởng........................................................................... 44
2.2.2. Nghệ thuật ....................................................................................... 53
2.2.2.1. Ngôn ngữ thơ ............................................................................. 53
2.2.2.2. Thể loại thơ................................................................................ 56
Tiểu kết chương 2: ......................................................................................... 65
CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG THƠ
CỦA TẢN ĐÀ NGUYỄN KHẮC HIẾU...................................................... 66
3.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác ............................................................. 66
3.1.1. Cuộc đời........................................................................................... 66
3.1.2. Sự nghiệp sáng tác .......................................................................... 67
3.2. Ảnh hưởng của văn học dân gian trong thơ của nhà thơ Tản Đà ..... 69
3.2.1. Nội dung tư tưởng........................................................................... 69
3.2.2. Nghệ thuật ....................................................................................... 79
3.2.2.1. Ngôn ngữ thơ ............................................................................. 79
3.2.2.2. Thể loại thơ................................................................................ 84
Tiểu kết chương 3: ......................................................................................... 96
KẾT LUẬN..................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 100
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong sự hình thành và phát triển nền văn học của một dân tộc, văn hóa dân
gian đóng vai trò rất quan trọng. Nói cách khác, sáng tác dân gian là một trong
những cơ sở, nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học của dân
tộc. Chính đời sống tinh thần của mọi thời đại đã chứng kiến mối quan hệ giữa
folklore – văn hóa dân gian và văn học là một quá trình thực tế và liên tục. Sự
ảnh hưởng của sáng tác dân gian truyền thống không chỉ bó hẹp ở một ngành hay
một lĩnh vực nào đó mà diễn ra trên một phạm vi rộng, bao gồm cả văn học, sân
khấu, âm nhạc, vũ đạo, hội họa, kiến trúc, điêu khắc…
Folkore hay còn gọi là văn hóa dân gian, là toàn bộ kho trí thức, trí tuệ, cách
nhận thức của dân chúng, là toàn bộ các lĩnh vực sáng tạo văn hóa của quần
chúng nhân dân. Văn hóa dân gian tồn tại và phát triển từ lâu đời. Thuở mà con
người chưa có chữ viết, văn hóa dân gian được truyền bá chủ yếu bằng phương
pháp truyền miệng, bằng các động tác làm mẫu để người khác làm theo…
Việc tìm hiểu mối quan hệ giữa văn hóa dân gian nói chung với văn học viết
là một vấn đề được giới nghiên cứu ngữ văn và folklore rất quan tâm. Từ trước
tới nay, các nhà nghiên cứu luôn chú ý tới mối quan hệ giữa folklore và văn học
dân gian; mối quan hệ giữa folklore và văn học viết và mối quan hệ giữa văn học
dân gian và văn học viết.
Văn học dân gian, một thành tố của folklore ngôn từ có mối quan hệ chặt
chẽ với các folklore dân gian khác như folklore tạo hình, folklore biểu diễn, lễ
hội dân gian, trò chơi dân gian, và các truyền thống dân gian khác… Đặt tác
phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian, các nhà nghiên
cứu văn học dân gian Việt Nam đã không chỉ đơn thuần tập trung nhìn nhận yếu2
tố ngôn từ của tác phẩm dân gian mà còn chú ý tới các yếu tố phi ngôn từ khác,
các điều kiện tồn tại, diễn xướng trong đời sống văn hóa của nó. Hướng tiếp cận
các tác phẩm văn hoá dân gian theo folklore học bao gồm các phương diện như
ngữ văn dân gian, nghệ thuật dân gian, tri thức dân gian, tín ngưỡng, phong tục
và lễ hội dân gian…
Folklore có vai trò và ảnh hưởng to lớn trong sự hình thành thể loại văn học
dân gian. Và ngược lại, văn học dân gian – một thành tố của folklore ngôn từ lại
có vai trò to lớn trong việc tái hiện lại toàn bộ nền văn hóa vật chất và tinh thần
của quần chúng nhân dân lao động. Sự ra đời của văn học dân gian là một bước
tiến mới, đánh dấu sự phát triển của văn hóa dân gian. Hơn nữa, cùng với sự ra
đời và phát triển như vũ bão của các tác phẩm văn học dân gian mà nền văn học
thành văn – hay còn gọi là văn học viết mới ra đời.
Văn học viết là một hệ thống nghệ thuật ra đời cùng với sự ra đời của chữ
viết, khi đó văn học dân gian đã trên con đường phát triển rực rỡ. Nhìn nhận sự
xuất hiện của văn học viết, không thể tách rời với văn học dân gian nói riêng và
văn hóa dân gian – folklore nói chung. Chung quy lại, thì văn học viết cũng là
một sản phẩm độc đáo của nền văn hóa của nhân loại mà ở đó văn học dân gian
đã chiếm một vị trí đáng kể. Như vậy, không nghi ngờ gì nữa, folklore và văn học
viết có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, mối quan hệ giữa văn học dân
gian và văn học viết là biểu hiện đầu tiên và cụ thể nhất.
Văn học dân gian và văn học viết là hai khái niệm dùng để chỉ hai hệ thống
nghệ thuật khác nhau. Chúng tồn tại độc lập và có những đặc trưng riêng. Tuy
nhiên, trong quá trình tồn tại và phát triển, hai hệ thống nghệ thuật này luôn luôn
có sự ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy nền văn học dân tộc ngày
càng phát triển.
Nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết ở nước ta từ
trước đến nay là một vấn đề thu hút được nhiều nhà khoa học quan tâm. Mối
quan hệ này được nghiên cứu, xem xét trên hai phương diện chính: phương diện
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
lý luận chung và phương diện lịch sử văn học. Nhưng, dù nghiên cứu ở phương
diện nào, thì mục đích cuối cùng của các nhà nghiên cứu là muốn khẳng định vai
trò của mỗi loại hình văn học, qua đó, xem xét số phận lịch sử của những loại
hình nghệ thuật đặc thù này.
Trong khoa nghiên cứu ngữ văn và khoa nghiên cứu Folkore ở Việt Nam,
vấn đề này đã được đặt ra với những gợi mở bước đầu cho những nghiên cứu
đồng bộ và chuyên sâu. Theo ông Võ Quang Trọng: “Một số bài viết trên tạp chí
văn học và trên các tạp chí chuyên ngành khác, một số chương trong các giáo
trình ở bậc đại học và một vài chuyên luận… ít nhiều đã đề cập đến từng khía
cạnh của vấn đề này, nhưng phần lớn các công trình còn giới hạn ở những phạm
vi nhất định” [64; 6]. Người ta quen và thường chú trọng đi tìm những dấu vết
vật chất, tức những dấu hiệu tồn tại dưới hình thức ngôn ngữ của văn học dân
gian trong các tác phẩm văn học. Phổ biến nhất là tìm hiểu cách viện dẫn, tục
ngữ, ca dao, dân ca và việc sử dụng các mô típ, hình ảnh…của văn học dân gian
trong sáng tác của nhà văn. Theo các nhà nghiên cứu, hướng tiếp cận như vậy
thường thiên về những hình thức biểu hiện nghệ thuật mà chưa đi vào tìm hiểu
một cách bao quát, toàn diện để chỉ ra một cách có hệ thống ảnh hưởng đa dạng
của văn học dân gian trong tác phẩm nghệ thuật của văn học viết.
Chính vì vậy, luận văn của chúng tui hướng tới nghiên cứu mối quan hệ giữa
folklore và văn học viết, trong đó tập trung vào nghiên cứu mối quan hệ giữa văn
học dân gian và văn học viết, cụ thể nghiên cứu trường hợp thơ Á Nam Trần
Tuấn Khải và thơ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Để từ đó tìm ra mối quan hệ đa
dạng và phong phú của hai cách nghệ thuật này.
Tản Đà là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Ông là nhà thơ cổ điển cuối
cùng và là nhà thơ mới đầu tiên, giữ vị trí đặc biệt trong tiến trình văn học Việt
Nam. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, giới thiệu về thơ Tản Đà. Nhiều nhà
nghiên cứu tâm huyết đã đưa ra được những nhận định quý báu về thơ Tản Đà.
Song, có thể nói từ trước tới nay hầu như ít có công trình nào đặt vấn đề nghiên4
cứu thơ Tản Đà như một hệ thống nghệ thuật trong mối tương quan với văn học
dân gian nói riêng và văn hóa dân gian nói chung. Nghiên cứu về nhà thơ Tản
Đà, phần lớn các nhà nghiên cứu quan tâm đến Tản Đà – kiểu nhà thơ giao thời,
chú ý đến Tản Đà với những cái mới lạ không ai có mà quên mất rằng chính
những nét dân gian trong thơ ông mới tạo nên những giá trị nghệ thuật đặc sắc.
Thi sĩ Huy Cận từng phàn nàn: “Khá nhiều người cho Tản Đà chỉ là một thi sĩ
giao thời, với cái ý hạn chế vị trí của ông trong nền văn học. tui nghĩ khác, Tản
Đà là chủ nhân của một thời thơ văn với những khám phá bề sâu, với một bản
lĩnh độc đáo không lẫn lộn được”[15; 1].
Cũng như Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Á Nam Trần Tuấn Khải là chiếc cầu
nối giữa thế hệ các nhà thơ cũ đang tàn lụi và các nhà thơ mới trong bước đầu
khởi sắc. Cả hai đều là những nhà thơ có tinh thần dân tộc, đưa thơ về với các thể
tài ca dao, dân ca và các thể tài dân tộc. Ông đã tìm được sức sống cho thơ ca
bằng những thể tài thơ ca dân tộc, nhất là thơ ca dân gian. Thơ ông mang một vẻ
dung dị, chân chất, ngôn ngữ trong thơ rất gần với lời ăn, tiếng nói của quần
chúng.
Vì những lý do trên, chúng tui chọn đề tài cho luận văn Thạc sĩ của mình:
Nghiên cứu mối quan hệ giữa folklore và văn học viết qua trường hợp thơ Á
Nam Trần Tuấn Khải và Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu
2. Lịch sử vấn đề
Trên thế giới, vấn đề ảnh hưởng qua lại giữa folkore và văn học là đối tượng
nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà khoa học và đã đạt được nhiều thành tựu
đáng kể. Người ta tiến hành nghiên cứu tiến trình phát triển nền văn học của một
dân tộc trong mối tương quan với sáng tác dân gian; sự ảnh hưởng qua lại của
văn học viết và folkore trong từng giai đoạn, từng thời kỳ; tìm hiểu vai trò của
sáng tác dân gian trong một số tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ… Nhiều công
trình nghiên cứu của các nhà folkore và ngữ văn Nga cũng như ở các nước thuộc
Liên Xô (cũ) đã ra đời và được đánh giá cao trong giới khoa học quốc tế.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
Trong khoa nghiên cứu ngữ văn và khoa nghiên cứu folklore Việt Nam, vấn
đề này đã được đặt ra nhưng chỉ mới là những gợi mở bước đầu mà chưa được
tiến hành một cách đồng bộ và chuyên sâu. Một số bài viết trên Tạp chí Văn học
và trên các tạp chí chuyên ngành khác, một số chương trong các giáo trình ở bậc
đại học và một vài chuyên luận… ít nhiều đã đề cập đến từng khía cạnh của vấn
đề này, nhưng phần lớn các công trình còn giới hạn ở những phạm vi nhất định.
Ở châu Âu, văn học dân gian đã ảnh hưởng đến văn học từ rất sớm và phát
triển mạnh vào thời kỳ xuất hiện chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa lãng mạn. Sự
phong phú và đa dạng trong việc khai thác chất liệu folklore trong sáng tác văn
học bắt đầu từ thế kỷ XV - XVI. Nhiều vấn đề được đặt ra và thật sự gây một sự
chú ý đối với các nhà văn trong việc tiếp thu kinh nghiệm nghệ thuật dân gian
truyền thống vào sáng tạo văn học. Chẳng hạn như tính đặc thù bản địa, các giá
trị biểu cảm, hệ thống các chất liệu phù hợp với yêu cầu sáng tác văn học… Nhìn
chung folklore truyền thống đã góp phần đắc lực vào việc hình thành nên chủ
nghĩa nhân văn ở châu Âu.
Nền văn học Mỹ - La tinh tiếp thu mạnh mẽ truyền thống sáng tác dân gian
như đề tài, mô típ, từ ngữ, cảm hứng nghệ thuật và cách cảm thụ thế giới
của các loại hình tự sự dân gian, nhất là huyền thoại. Từ đó làm nảy sinh trong
văn học các nước này “Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo”. Đây là cách sáng
tạo chịu ảnh hưởng của trí tưởng tượng dân gian. Trào lưu văn học này gắn liền
với tên tuổi của Miguel Angel Asturias, Alejo Carpentier, Jorge Amado… và
nhất là Gabriel Garcia Marquez.
Ở Liên Xô, vấn đề mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết chiếm
một vị trí quan trọng trong khoa nghiên cứu văn học, đặc biệt là khoa nghiên cứu
văn học và folklore Nga. Công việc nghiên cứu mối quan hệ giữa hai hệ thống
thẩm mỹ này được tiến hành từ thế kỷ trước. Phải nói rằng trong thời kỳ Xô Viết,
nhiều công trình nghiên cứu đã có những đóng góp to lớn về những vấn đề lý
luận, phương pháp luận và phương pháp cụ thể.6
Ngay từ những năm hai mươi, trong các công trình của B.M. Aaykhenbaum,
V.V. Vinagrađốp đã đặt ra việc phân tích hình thức tự sự và phong cách hóa của
truyện kể. Ngoài ra, một số công trình khác nghiên cứu phong cách tự sự truyền
miệng trong loại hình văn xuôi. Tuy nhiên, theo Võ Quang Trọng:” những công
trình đầu tiên nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết còn
dừng lại ở việc xem xét một vài khía cạnh hình thức của văn học dân gian trong
một số tác phẩm văn học cụ thể” [65;24]
Những năm ba mươi của thế kỷ XX là thời điểm mang tính bước ngoặt trong
việc nghiên cứu vấn đề này. Năm 1936 trong bài báo “Văn học dân gian và văn
học”1, N.P. Anđrêép đã đề cập đến một vài vấn đề lý luận đầu tiên về việc nghiên
cứu mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết. Cũng trong năm đó, ở
một bài báo khác, ông đã tiến hành khảo sát ảnh hưởng của văn học dân gian
trong thơ Nhêkraxốp. Còn nhà nghiên cứu Iu.M. Xôcôlốp xem xét ảnh hưởng của
sáng tác dân gian trong thơ Puskin. Nhìn chung, các công trình thời kỳ này chỉ ra
rằng tính chất của văn học dân gian thuộc phạm trù tư tưởng thẩm mỹ và nghiên
cứu tính chất của văn học dân gian là nghiên cứu chính quá trình sáng tạo của nhà
văn.
Về lý luận, đáng quan tâm nhất là bài báo: “Nghiên cứu mối quan hệ giữa
văn học và văn học dân gian”2 của L.I. Êmêlianốp. Bài báo của ông có ý nghĩa
quan trọng trong việc đặt ra phương pháp luận nghiên cứu mối quan hệ này. Theo
ông, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết cần vận
dụng phương pháp lịch sử - văn học. Và chính những phương pháp đó đã được
nhiều nhà nghiên cứu áp dụng để khám phá tính chất văn học dân gian trong sáng
tác của nhà văn. Chẳng hạn I.X. Prapđina, A.A. Morđivinsep về tính chất văn học
1 . N. P. Andrêép, Văn học dân gian và văn học, Học văn, 1936, số 2
2 . L.I. Êmêlianốp, Nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và văn học dân gian, Trong cuốn
Những vấn đề phương pháp luận nghiên cứu văn học, Matsxcơva – Lêningrát. NXB Khoa
Học, 1966
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
dân gian trong thơ Maiakốpxki; V.P. Anhikin về ý nghĩa của thơ ca dân gian
trong sự phát triển sáng tạo của A.N.Tônxtôi…
Với phương pháp kết hợp phân tích những đặc trưng của sáng tác dân gian
với những đặc điểm dân tộc học, V.K. Xôcôlốp có bài: “Tư liệu folkore và dân
tộc học ở Gôgôn”1. Phương pháp này đã xác định được vai trò của lối sống dân
gian và văn hóa dân gian trong hoạt động sáng tạo của nhà văn.
Về mảng thơ ca, vào những năm sáu mươi, phương pháp so sánh lịch sử
được sử dụng trong các công trình của P.X. Vưkhốtsép. Với việc chia sự phát
triển văn học thành bốn giai đoạn, nhà nghiên cứu đã xác định được vai trò
truyền thống của thơ ca dân gian của mỗi giai đoạn đó. Tuy nhiên, phương pháp
của ông tỏ ra không nhất quán đến cuối, thậm chí nó còn cản trở việc tìm hiểu sử
dụng các truyền thống sáng tác dân gian trong quá trình sáng tạo của nhà thơ.
Công việc nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết ở
nước Nga đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Trước hết phải kể đến công trình
chung bốn tập “Văn học Nga và văn học dân gian”2 của nhà nghiên cứu Viện
Văn học Nga thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô; công trình “Thơ ca Nga
đầu thế kỷ XX và văn học dân gian”3 của N.I. Xavuskina; “Văn học và truyền
thống văn học dân gian” của Đ.N. Međris; “Văn học và văn học dân gian”4 của
U.B. Đangát và nhiều công trình khác.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học
viết được tiến hành tương đối muộn so với ở Nga và một số nước khác trên thế
giới.
1. V.K. Xôcôlốp, Tư liệu folkore và dân tộc học ở Gôgôn. Dân tộc học Xô Viết, 1952
2
. Văn học Nga và văn học dân gian. Lêningrát, NXB Khoa học, 1970
3
. N.I. Xavuskina, Thơ ca Nga đầu thế kỷ XX và văn học dân gian, Mátxcơva, Trường Đại học
Tổng hợp quốc gia Mátxcơva xuất bản năm 1988
4 . Đ.N. Međris, Văn học và văn học dân gian, Mátxcơva, NXB Khoa học, 19818
Trước cách mạng tháng Tám, trong bài báo “Nguồn gốc văn Kiều – Hát
Phường vải”1 Hoàng Xuân Hãn là một trong số những người đầu tiên nghiên cứu
ảnh hưởng của hát Phường vải đối với kiệt tác Truyện Kiều của nhà văn Nguyễn
Du. Nhưng phải đến mười năm về sau, trong cuốn “Đại cương về văn học sử Việt
Nam”, vấn đề mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết lần đầu tiên
được Nguyễn Khánh Toàn đặt ra đúng với tầm quan trọng của nó.
Ở phương diện lý luận về hai hệ thống nghệ thuật của mối quan hệ văn học
dân gian và văn học viết, trước tiên phải kể đến các công trình nghiên cứu của
các tác giả Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn về "Văn học dân
gian Việt Nam"2, công trình nghiên cứu của Cao Huy Đỉnh về "Tìm hiểu tiến
trình văn học dân gian Việt Nam"3, công trình của Đỗ Bình Trị về "Nghiên cứu
tiến trình lịch sử của văn học dân gian Việt Nam"4. Nhìn chung, các công trình
nói trên không trình bày mối quan hệ này thành một hệ thống chuyên sâu mà rải
rác trong các chương mục, các nhà nghiên cứu đều đề cập đến mối quan hệ giữa
văn học dân gian và văn học viết thông qua đặc trưng của văn học dân gian, về
tính đặc thù của sự phát triển nền văn học viết trong mối tương quan với văn học
dân gian ở Việt Nam.
Trên bình diện lý luận chung, phải kể đến bài báo: “Một số vấn đề lý thuyết
chung về mối quan hệ văn học dân gian – văn học viết”5 của Lê Kinh Khiên. Bài
viết này đặt ra được một số vấn đề lý luận làm cơ sở cho việc nghiên cứu mối
quan hệ văn học dân gian và văn học viết. Bên cạnh đó, còn có một số bài báo
1
. Hoàng Xuân Hãn, Nguồn gốc văn Kiều – Hát Phường vải, Thanh Nghị, số 47 tháng 10 năm
1943
2 . Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn, Văn học dân gian Việt Nam, Hà Nội,
NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1972, tập I
3 . Cao Huy Đỉnh, Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Hà Nội, NXB Khoa học xã
hội, 1974
4 . Đỗ Bình Trị, Nghiên cứu tiến trình lịch sử của văn học dân gian Việt Nam, Hà Nội, trường
Đại học Sư phạm Hà Nội I xuất bản, 1978
5 . Lê Kinh Khiên, Một số vấn đề lý thuyết chung về mối quan hệ văn học dân gian – văn học
viết, Tạp chí Văn học, Hà Nội, 1980, số 1
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
đáng chú ý: “Mấy ý kiến về vấn đề nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học với văn
học dân gian”1 của Đỗ Bình Trị; “Vai trò của văn học dân gian trong sự phát
triển văn học dân tộc”2 của Đặng Văn Lung; “Để nghiên cứu mối quan hệ giữa
văn học dân gian và văn học viết”3 của Hà Công Tài; “Vài nét ý kiến sơ bộ về mối
quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết hiện nay” 4của Bùi Công Hùng…
Về sự hình thành thể loại, Kiều Thu Hoạch có bài: “Vai trò của truyện kể
dân gian đối với sự hình thành các thể loại tự sự trong văn học Việt nam”5. Gần
đây, có công trình nghiên cứu của Võ Quang Trọng, bàn về: "Vai trò của văn học
dân gian Việt Nam trong văn xuôi hiện đại Việt Nam"6.
Trên phương diện lịch sử văn học, có khá nhiều bài viết đi vào khảo sát sự
ảnh hưởng của văn học dân gian đối với sáng tác của một số tác giả tiêu biểu như
Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình
Chiểu, Nguyễn Công Trứ, Tản Đà, Hồ Chí Minh... Có thể kể ra hàng loạt công
trình nghiên cứu vai trò của folklore trong văn học viết như: "Tìm hiểu quan điểm
biên soạn và phương pháp biên soạn Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên"7 của
Nguyễn Đăng Na; “Bàn về yếu tố văn học dân gian trong Truyền kỳ mạn lục của
Nguyễn Dữ”8 của Bùi Văn Nguyên; “Mối quan hệ giữa truyện nôm bình dân và
1
. Đỗ Bình Trị, Mấy ý kiến về vấn đề nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học với văn học dân
gian, Tạp chí Văn học, Hà Nội, 1989, số 1
2
. Đặng Văn Lung, Vai trò của văn học dân gian trong sự phát triển văn học dân tộc, Tạp chí
Văn học, Hà Nội, 1989, số 2
3 . Hà Công Tài, Để nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết, Tạp chí
Văn học, Hà Nội, 1989, số 5
4
. Bùi Công Hùng, Vài nét ý kiến sơ bộ về mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết
hiện nay, Văn hóa dân gian, Hà Nội, 1989, số 1
5 . Kiều Thu Hoạch, Vai trò của truyện kể dân gian đối với sự hình thành các thể loại tự sự
trong văn học Việt nam, Văn hóa dân gian – Những lĩnh vực nghiên cứu. Hà Nội, NXB Khoa
học Xã hội, 1989
6 . Võ Quang Trọng, Vai trò của văn học dân gian Việt Nam trong văn xuôi hiện đại Việt Nam,
NXB Khoa học Xã hội Hà Nội, 1997
7 . Nguyễn Đăng Na, Tìm hiểu quan điểm biên soạn và phương pháp biên soạn Việt điện u linh
tập của Lý Tế Xuyên, Tạp chí Văn học, 1986, số 1
8 . Bùi Văn Nguyên, Bàn về yếu tố văn học dân gian trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ,
Tạp chí Văn học, 1999, số 1110
văn học dân gian”1 của Vũ Tố Hảo; Đặc biệt là bài viết “Vai trò văn học học dân
gian trong văn học Việt Nam nói chung, Truyện Kiều nói riêng”2 của Nguyễn
Khánh Toàn.
Về vấn đề này, Vũ Ngọc Phan viết bài: “Ảnh hưởng qua lại của Truyện Kiều
và thơ ca dân gian Việt Nam”3; Đặng Thanh Lê có bài: “Từ một kiệt tác văn học
– suy nghĩ về mối quan hệ ảnh hưởng giữa văn học dân gian và văn học viết”4.
Một số nhà nghiên cứu khác lại tìm hiểu ảnh hưởng của sáng tác dân gian
trong sáng tác của Hồ Xuân Hương. Nguyễn Đăng Na viết “Thơ Hồ Xuân Hương
với văn học dân gian”5; Đặng Thanh Lê viết: “Hồ Xuân Hương – bài thơ Mời
trầu, cộng đồng truyền thống và cá tính sáng tạo trong mối quan hệ giữa văn học
dân gian và văn học viết”6. Nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu Tác giả Đặng
Văn Lung viết bài: “Nguyễn Đình Chiểu và văn học dân gian”7. Tiếp đến là công
công trình nghiên cứu của Trịnh Bá Đĩnh: “Tìm hiểu phong cách dân gian trong
thơ nôm Nguyễn Khuyến”8; của Nguyễn Khắc Xương: “Tản Đà và văn học dân
gian”9; của Nguyễn Quốc Túy: “Thi pháp dân gian trong thơ Nguyễn Bính”10;
của Nguyễn Phạm Hùng với “Ảnh hưởng của tự sự dân gian trong Truyện về
1 . Vũ Tố Hảo, Mối quan hệ giữa truyện nôm bình dân và văn học dân gian, Tạp chí văn học số
4, 1980
2 . Nguyễn Khánh Toàn, Vai trò văn học dân gian trong văn học Việt Nam nói chung, trong
“Truyện Kiều” nói riêng, Tạp chí văn học số 11, 1995
3 . Vũ Ngọc Phan, Ảnh hưởng qua lại của Truyện Kiều và thơ ca dân gian Việt Nam, Tạp chí
Văn học số 12, 1965
4 . Đặng Thanh Lê, Từ một kiệt tác văn học – suy nghĩ về mối quan hệ ảnh hưởng giữa văn học
dân gian và văn học viết, Tạp chí văn học số 1, 1982
5 . Nguyễn Đăng Na, Thơ Hồ Xuân Hương với văn học dân gian, Tạp chí văn học số 2, 1991
6 . Đặng Thanh Lê, Hồ Xuân Hương – Bài thơ “Mời Trầu”, cộng đồng truyền thống và cá tính
sáng tạo trong mối quan hệ văn học dân gian và văn học viết, Tạp chí văn học số 5, 1983
7
. Đặng Văn Lung, Nguyễn Đình Chiểu và văn học dân gian, Tạp chí văn học số 4, 1982
8
. Trịnh Bá Đĩnh, Tìm hiểu phong cách dân gian trong thơ nôm Nguyễn Khuyến, Tạp chí Văn
học số 11, 1994
9
. Nguyễn Khắc Xương, Tản Đà và văn học dân gian, Tạp chí Văn học số 6, 1986
10
. Nguyễn Quốc Túy, Thi pháp dân gian trong thơ Nguyễn Bính, Tạp chí Văn học số 1, 1994
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi11
Thiền sư Khuông Việt (Thiền uyển tập anh ngữ lục)”1, và trực tiếp về ảnh hưởng
của văn học dân gian trong sáng tác của Á Nam Trần Tuấn Khải với bài “Triết lý
nghệ thuật trong thơ Á Nam Trần Tuấn Khải”2…
Đề cập đến mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết trên góc độ
lịch sử văn học, các nhà nghiên cứu cũng đề cập đến những tác giả lớn như Hồ
Chí Minh, Tố Hữu, Nguyễn Thi… những tác giả đã vận dụng chất dân gian đậm
nét. Tiêu biểu là bài viết của Nguyễn Phú Trọng: “Phong vị ca dao, dân ca trong
thơ Tố Hữu”3, của Hà Châu: “Bác Hồ với nguồn tục ngữ của dân tộc”4. Ở một
mức độ khái quát hơn, tác giả Nguyễn Xuân Kính có bài: “Về việc vận dụng thi
pháp ca dao trong thơ trữ tình hiện nay”5. Ở mảng truyện có bài viết của Đặng
Anh Đào: “Biển không có thủy thần”6 và “Hai hình thức mới trong truyện ngắn
hiện nay”7; bài viết của Lê Đình Kỵ: “Đối thoại với văn học dân gian và bản lĩnh
lĩnh của người viết”8…
Đặc biệt, đáng chú ý là Hội thảo về Tự sự học dân gian, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức vào năm 2009. Hội thảo chuyên đề này đã
đề cập đến những vấn đề tiêu biểu của tự sự dân gian như: tự sự học dân gian
quốc tế: các tổ chức, những hội nghị, hội thảo, những vấn đề lý luận mới; tự sự
học dân gian Việt Nam: những vấn đề lý luận và thực tiễn; các nhà tự sự học dân
1 . Nguyễn Phạm Hùng, “Ảnh hưởng của tự sự dân gian trong Truyện về Thiền sư Khuông Việt
(Thiền uyển tập anh ngữ lục), Văn học cổ Việt Nam, tìm tòi và suy nghĩ. NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội, H. 2011.
2. Nguyễn Phạm Hùng, Triết lý nghệ thuật trong thơ Á Nam Trần Tuấn Khải, Văn học cổ Việt
Nam, tìm tòi và suy nghĩ. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 2011.
3. Nguyễn Phú Trọng, Phong vị ca dao, dân ca trong thơ Tố Hữu, Tạp chí Văn học số 11, 1968
4 . Hà Châu, Bác Hồ với nguồn tục ngữ của dân tộc, Tạp chí Văn học số 3, 1970
5 . Nguyễn Xuân Kính, Về việc vận dụng thi pháp ca dao trong thơ trữ tình hiện nay, Tạp chí
Văn học số 11, 1994
6. Đặng Anh Đào, Biển không có thủy thần, Trong tập Tài năng và người thưởng thức, Tập bài
phê bình và nghiên cứu văn học, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 1995
7 . Đặng Anh Đào, Hai hình thức mới trong truyện ngắn hiện nay, Tập bài phê bình và nghiên
cứu văn học, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 1995
8. Lê Đình Kỵ: “Đối thoại với văn học dân gian và bản lĩnh của người viết, Tạp chí Văn học số
5, 199112
gian tiêu biểu: V. Ia. Prop, Stith Thompson, Đinh Gia Khánh; và dấu ấn tự sự dân
gian trong các nền văn học…
Trong hội thảo này, phải kể đến các nghiên cứu của Nguyễn Phạm Hùng:
“Yếu tố tự sự dân gian trong ngữ lục Thiền tông thời Lý – Trần” và “Ảnh hưởng
của ngôn ngữ tự sự dân gian trong tác phẩm “Thiền uyển tập anh ngữ lục”; của
Nguyễn Thị Nguyệt với “Yanagita và tự sự học dân gian Nhật Bản; của Phạm
Thị Hồng với “Quan hệ giữa kết cấu cốt truyện và nhân vật anh hùng của Sử thi
Tây Nguyên” …
Trong hội thảo Tự sự học do khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ
chức cũng có một số bài viết đề cập đến mối quan hệ ảnh hưởng của văn học dân
gian đối với văn học viết. Trong đó đáng chú ý là bài viết của Trần Đình Sử về:
“Mô hình tự sự Truyện Kiều”; của Nguyễn Bích Hà về “Tự sự trong loại hình trữ
tình dân gian”; của Chu Văn Sơn về “Truyện cổ tích và hiện thực trong tự sự Tô
Hoài từ điểm nhìn Vợ chồng A Phủ”.
Sau khi điểm các công trình nghiên cứu trên, chúng ta có thể nhận thấy: khi
nghiên cứu các vấn đề về mối quan hệ của văn học dân gian và văn học viết qua
các chuyên luận, các nhà nghiên cứu thường đưa ra các vấn đề có tính chất lý
luận chung. Nghiên cứu những khía cạnh, phương diện của mối quan hệ này
thường còn ở mức độ những bài báo, những tiểu luận khoa học ngắn. Đặc biệt,
những công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học
viết qua nghiên cứu trường hợp thơ Á Nam Trần Tuấn Khải và Tản Đà Nguyễn
Khắc Hiếu hầu như chưa nhiều. Và quan trọng là, các nhà nghiên cứu có đề cập
đến tính chất dân gian trong thơ của hai nhà thơ trên, nhưng vấn đề ấy được trình
bày một cách khái lược, chưa có tính hệ thống cao và chưa có những công trình
nghiên cứu chuyên biệt.
3. Mục đích nghiên cứu
Trong công trình này, chúng tui muốn góp phần làm nổi rõ một số vấn đề cơ
bản sau:
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi13
Những vấn đề lý luận chung về mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn
học viết. Vấn đề này đã được các nhà nghiên cứu Việt Nam nhận định, xem xét
như thế nào.
Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung của mối quan hệ ấy, nghiên cứu
trường hợp thơ Á Nam Trần Tuấn Khải và thơ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu trên
các phương diện nội dung và nghệ thuật. Từ đó khái quát nên mối quan hệ đặc
sắc của dòng thơ dân gian và dòng thơ bác học trong sáng tác của các thi sĩ, đặc
biệt có thể làm nổi bật tài năng nghệ thuật của những nhà thơ này.
4. Phạm vi đề tài và phương pháp nghiên cứu.
4.1. Phạm vi đề tài
Tìm hiểu mối quan hệ giữa folklore – văn hóa dân gian và văn học viết là
một vấn đề rộng, có nhiều cách thức tiếp cận khác nhau. Chúng tui chỉ giới hạn
phạm vi nghiên cứu của mình ở một khía cạnh của vấn đề. Tiêu điểm của đề tài là
trên cơ sở lý luận chung của mối quan hệ giữa hai hệ thống thẩm mỹ văn học dân
gian và văn học viết, áp dụng nghiên cứu trường hợp của hai nhà thơ nổi tiếng,
đó là Á Nam Trần Tuấn Khải và Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Cụ thể hơn, từ
những vấn đề lý thuyết của mối quan hệ giữa văn học dân gian – văn học viết,
chúng tui giới hạn vấn đề ở việc nghiên cứu sự tác động, ảnh hưởng của văn học
dân gian (chủ yếu là thơ ca dân gian) tới thơ Á Nam Trần Tuấn Khải và thơ Tản
Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Thông qua các sáng tác của hai nhà thơ này, người viết
cố gắng làm nổi bật mối quan hệ giữa hai hình thái nghệ thuật ngôn từ. Qua đó,
một mặt củng cố thêm những vấn đề lý luận chung nhất trong mối quan hệ này,
mặt khác khẳng định tài năng nghệ thuật của các nhà thơ trong dòng văn học viết.
Hơn nữa, với những hạn chế về mặt thời gian và cấu trúc luận văn, thay vì
nghiên cứu mối quan hệ, tác động qua lại giữa văn học dân gian và văn học viết
qua nghiên cứu trường hợp thơ Á Nam Trần Tuấn Khải và thơ Tản Đà Nguyễn
Khắc Hiếu, chúng tui xin giới hạn chỉ nghiên cứu tác động của văn học dân gian
tới thơ của hai nhà thơ này mà chưa nghiên cứu chiều hướng ngược lại. Sở dĩ như14
vậy vì chúng tui thấy để tìm hiểu một cách chính xác ảnh hưởng và tác động trở
lại của thơ Á Nam và thơ Tản Đà đối với nền văn hóa dân gian thì chúng tui phải
có thời gian đầu tư công sức đi đến nhiều nơi để làm điền dã và khảo sát thực tế.
Quả thực điều này chưa thể thực hiện được trong một luận văn thạc sĩ.
Nói như vậy không phải là luận văn phủ nhận vai trò và sự ảnh hưởng trở lại
của thơ Á Nam và thơ Tản Đà đối với nền văn hóa dân gian. Ngược lại, chúng tôi
khẳng định rằng, thơ của hai nhà thơ này đã đi sâu vào đời sống của quần chúng
nhân dân, được lưu truyền, tiếp nhận và sử dụng sâu rộng trong dân gian.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Với phạm vi nghiên cứu như trên, luận văn sử dụng phương pháp nghiên
cứu:
- Phương pháp nghiên cứu văn học sử
- Phương pháp so sánh lịch sử
- Phương pháp nghiên cứu loại hình học
- Bên cạnh đó, chúng tui cũng sử dụng các thao tác khảo sát, so sánh, đối
chiếu các tài liệu liên quan.
Tài liệu chúng tui dùng để khảo sát gồm:
- Thơ văn Á Nam Trần Tuấn Khải, Xuân Diệu giới thiệu, Lữ Huy Nguyên
sưu tầm và tuyển chọn, NXB Văn học, 1984;
- Tản Đà toàn tập (5 tập), Nguyễn Khắc Xương sưu tầm và giới thiệu, NXb
Văn học, 2002;
- Tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan sưu tầm và tuyển chọn,
NXB Văn học, 2002.
- Và nhiều tài liệu hỗ trợ khác.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn có cấu trúc ba phần như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về quan hệ giữa folklore và văn học
viết
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi15
Chương 2: Ảnh hưởng của văn học dân gian trong thơ của Á Nam Trần
Tuấn Khải
Chương 3: Ảnh hưởng của văn học dân gian trong thơ của Tản Đà Nguyễn
Khắc Hiếu
6. Đóng góp của luận văn
Với đề tài Nghiên cứu mối quan hệ giữa folklore và văn học viết qua
trường hợp thơ Á Nam Trần Tuấn Khải và Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, luận
văn có những đóng góp chủ yếu sau:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa văn học dân gian
và văn học viết trên thế giới và ở Việt Nam làm cơ sở cho các nghiên cứu cụ thể.
- Nghiên cứu những ảnh hưởng của văn học dân gian, mà cụ thể là thơ ca
dân gian, đối với sáng tác của hai nhà thơ Á Nam Trần Tuấn Khải và Tản Đà
Nguyễn Khắc Hiếu.
- Khẳng định vai trò của văn học dân gian đối với quá trình tiếp nhận và
sáng tạo văn học của văn học viết như một quy luật có tính tất yếu khách quan.16
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA FOLKLORE VÀ VĂN HỌC VIẾT
1.1. Thuật ngữ
1.1.1. Folklore
. Thuật ngữ mà Thoms đưa ra có nội hàm rộng, được hiểu với nhiều nghĩa
rộng hẹp khác nhau, liên quan tới đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa
học.
Trước hết, chúng ta cần nhìn nhận sâu sắc rằng folklore là lí trí, là trí tuệ, là
khoa học, là tình cảm và là nghệ thuật của dân gian.
Các nhà nghiên cứu của Tây Âu quan niệm folklore là toàn bộ các giá trị
sáng tạo về tinh thần và các giá trị sáng tạo về vật chất, đó là những giá trị truyền
thống. Ở Việt Nam, những nhà nghiên cứu chịu ảnh hưởng của quan niệm này
đưa ra cách hiểu folklore là những sáng tác dân gian, ngoài những loại hình văn
học dân gian và nghệ thuật dân gian (âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc…), nó còn bao
hàm cả những hình thức sáng tạo không đơn thuần có tính nghệ thuật, như các
nghệ thuật thực dụng (nghệ thuật gốm, nghệ thuật trang trí các vật dụng sinh
hoạt…), và các hình thức hội lễ, các tục lệ gia đình và xã hội. Lí giải cách quan
niệm này có nhà nghiên cứu khẳng định, vì hiểu theo nghĩa rộng trong văn hoá
dân gian có văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể.
Các quan niệm thứ hai là những nhà nghiên cứu Nga – Xô viết. Có ý kiến
cho rằng folklore không phải là biểu thị toàn bộ nền nghệ thuật dân gian mà chỉ
là văn học dân gian truyền miệng (trường phái chịu ảnh hưởng ngữ văn học).
Nhưng bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng folklore là những sáng tác dân gian,
hoạt động nghệ thuật của nhân dân lao động, là toàn bộ các giá trị sáng tạo về
thơ này một phong cách riêng, không thể trộn lẫn. Đó là một phong cách rất cổ
điển, dân giã nhưng rất đặc sắc. Và chính sự ảnh hưởng này đã thể hiện rõ nét tài
năng nghệ thuật, lòng yêu nước và sự am hiểu một cách sâu sắc nền văn hóa của
quần chúng dân nhân lao động. Phải nói rằng, các tác giả của dòng văn học viết
đã thấm nhuần một cách cao độ phong vị của dòng văn học dân gian, thơ ca dân
gian, văn hóa dân gian. Để từ đó, sự ảnh hưởng của chất dân gian không chỉ nằm
bên ngoài câu chữ và thấm sâu vào con người của thi nhân, vào bản chất thi ca
của các thi sĩ. Có thể nói rằng, sự thấm nhuần này vượt lên cả trên câu chữ, lắng
đọng lại trong mỗi một người nghệ sĩ để họ tạo nên được những dấu ấn cá nhân
riêng trong dòng văn chương bác học.
Á Nam Trần Tuấn Khải và Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu chịu ảnh hưởng của
dòng thơ ca dân gian nói riêng và của văn học dân gian nói chung. Nhưng, bên
cạnh đó, hai nhà thơ này còn có những tác động, sự ảnh hưởng ngược lại đối với
dòng thơ dân gian, văn hóa dân gian. Thơ ca của hai thi nhân được lưu truyền
rộng rãi trong quần chúng nhân dân. Đặc biệt, có những bài thơ, câu ca trở thành
lời ăn tiếng nói hàng ngày của người lao động. Điều này một mặt thể hiện tài
năng nghệ thuật của Trần Tuấn Khải và Tản Đà, mặt khác biểu hiện được nét dân
tộc, hồn dân gian trong thơ ca và con người thi sĩ.
Tóm lại, hơn mười thế kỷ hình thành và phát triển, bộ phận văn học thành
văn Việt Nam đã gắn bó song hành và chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học dân
gian Việt Nam trên nhiều cấp độ, phương diện. Chính điều đó đã tạo nên tính
nhân dân và tính dân tộc đậm đà cho nền bộ phận văn học này. Mặt khác, chính
các nhà thơ, nhà văn đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng của
các sáng tác dân gian. Nhiều tác phẩm của họ được dân gian hóa, làm phong phú
thêm cho kho tàng văn học dân gian các dân tộc. Các tác giả dân gian cũng học
tập được nhiều điều bổ ích từ sáng tác của các nhà văn nhà thơ chuyên nghiệp.
Họ đã khai thác không ít điển tích, điển cố, từ ngữ, hình ảnh… trong văn học viết
để đưa vào các bài vè, câu hát… Mối quan hệ và tác động qua lại giữa hai bộ


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

J_Tuan

New Member
tài liệu rất hay, tiếc là link die mất rồi, xin nhờ ad re-up giúp :). Thank ad nhiều :D
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa thanh khoản cổ phiếu và tỷ lệ chia cổ tức của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE Luận văn Kinh tế 0
D NGHIÊN CỨU MỐI NỐI DỊ THỂ PN TRÊN NỀN VẬT LIỆU ZnO Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh Luận văn Kinh tế 0
N Nghiên cứu đặc điểm địa mạo và mối liên quan của chúng với cấu trúc địa chất vùng Ba Vì - Sơn Tây Luận văn Sư phạm 4
T Nghiên cứu đa dạng sinh học một số nhóm động vật không xương sống ở đất (Mối, Collembola, Nhện, Giun Luận văn Sư phạm 0
B Nghiên cứu, đánh giá xu thế biến động địa môi trường đới ven biển Tiên Yên - Hà Cối trong các mối qu Luận văn Sư phạm 0
B Nghiên cứu hiệu chỉnh mối quan hệ giữa các mô hình tính toán và dự báo sự lan truyền chất ô nhiễm tr Luận văn Sư phạm 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top