luckiheo100

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Kinh tế chính trị -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nghiên cứu những tác động chủ yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế -xã hội Trung Quốc. Phân tích hoạt động quản lý của Nhà nước Trung Quốc đối với FDI. Trên cơ sở phân tích mặt được và chưa được trong hoạt động quản lý Nhà nước đối với FDI của Trung Quốc. Khái quát thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài và quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam hiện nay. Đề xuất một số gợi ý về mặt chính sách cho Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước đối với FDI ở nước ta
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Thời gian gần đây, người ta nói nhiều về hiện tượng thần kỳ của nền
kinh tế Trung Quốc với sự tăng trưởng “không thể cưỡng lại được”. Năm
2007, Trung Quốc đứng thứ 4 thế giới về GDP, thứ 3 về kim ngạch ngoại
thương và đứng thứ nhất về dự trữ ngoại tệ. Thậm chí theo dự báo của Ngân
hàng Đầu tư Hoa Kỳ tại Nhật Bản, đến năm 2015, Trung Quốc sẽ vượt Nhật,
trở thành cường quốc kinh tế đứng thứ hai thế giới (chỉ sau Mỹ) và đến năm
2040 sẽ đứng đầu thế giới.
Đóng góp cho sự thành công ấy có vai trò không nhỏ của khu vực kinh
tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc. Năm 2004,
Trung Quốc là nước đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ) về thu hút FDI với tổng
vốn đầu tư tích luỹ chiếm tới hơn 40% GDP. Năm 2008 là năm thứ 17 liên
tiếp Trung Quốc dẫn đầu các quốc gia đang phát triển trong khả năng thu hút
FDI. Bình quân giai đoạn 2002-2008, Trung Quốc thu hút 65 tỷ USD vốn
FDI/năm. Tạo nên sức hấp dẫn của Trung Quốc đối với dòng vốn FDI trước
tiên phải kể đến vai trò của Nhà nước Trung Quốc. Cách làm của người Trung
Quốc có nhiều nét rất độc đáo, có thể là bài học cho nhiều nước trên thế giới,
đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Sau hơn 20 năm tồn tại và phát triển, khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài ở Việt Nam đã có chỗ đứng khá vững chắc, ngày càng khẳng
định vai trò quan trọng của nó đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của
nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp, khu vực kinh tế có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài ngày càng bộ lộ những hạn chế mà nguyên nhân một
phần xuất phát từ sự bất cập trong hoạt động quản lý Nhà nước đối với khu
vực này. Vì vậy, việc đổi mới hoạt động quản lý Nhà nước đối với FDI ở Việt
Nam là cần thiết và quan trọng, đặc biệt khi chúng ta đã gia nhập WTO. Là quốc gia láng giềng có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc về
kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội nói chung, về thu hút FDI nói riêng, Việt
Nam có thể học hỏi được gì từ kinh nghiệm quản lý FDI của họ nhằm thu hút,
sử dụng có hiệu quả hơn nữa nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và tình hình kinh tế toàn cầu suy giảm
hiện nay?
Đề tài luận văn “Quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước
ngoài ở Trung Quốc và những gợi ý chính sách cho Việt Nam” được thực
hiện với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc trả lời câu hỏi đó.
2. Tình hình nghiên cứu
Sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của nhiều
nhà nghiên cứu tại nhiều quốc gia khác nhau. Đã có nhiều công trình nghiên
cứu liên quan đến vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc
từ khi nước này thực hiện cải cách mở cửa nền kinh tế (1978), trong đó có
những công trình liên quan trực tiếp đến nội dung luận văn là:
- “Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc từ 1979 đến nay” của
TS Nguyễn Kim Bảo, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2000. Công trình này
này đã nghiên cứu một cách khá toàn diện về thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài của Trung Quốc từ năm 1979. Bên cạnh việc phân tích các đặc điểm chủ
yếu, tác giả còn phân tích tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung
Quốc tới các mặt kinh tế-xã hội và từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam.
- “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế của Trung Quốc thời kỳ 1978-2003: Thực trạng và bài học kinh
nghiệm đối với Việt Nam”, luận án tiến sĩ của Đặng Thu Hương, năm 2007,
lưu tại thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Công trình này đã
phân tích, làm rõ một số lý luận cơ bản liên quan đến thu hút FDI, những nhân
tố tác động đến thu hút FDI trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và vai trò
của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển,
trong đó tập trung phân tích các chính sách, thực trạng thu hút FDI của Trung
Quốc, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào Việt Nam.
- “Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc sau
khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam”: Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Thìn, năm 2006, lưu tại thư viện
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Công trình này đã phân
tích, làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến chính sách thu hút
FDI; sự điều chỉnh chính sách thu hút FDI của Trung Quốc trước và sau khi
gia nhập WTO từ đó rút ra một số gợi ý cho Việt Nam.
- “Các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Trung Quốc - sẵn
sàng để thay đổi” Junya Sano đăng trên tạp chí Asia Monthly của Viện nghiên
cứu Quản lý Kinh tế Trung ương số tháng 3/2007 bàn về sự thay đổi trong
chính sách thu hút FDI của Trung Quốc sau 5 năm nước này gia nhập WTO.
Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu khác liên quan đến chủ đề này như
công trình “The latest on FDI in China” Steve Dickison tham gia tại hội thảo
của Trung Quốc: “Otimizing FDI strategy in the current economic climate”
ngày 12/1/2009 nói về sự chuyển hướng trong thu hút FDI của Trung Quốc do
tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu và hàng loạt các công trình
nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD): “Trends and
Recent Developments in Foreign Direct Investment” (2004), “The OECD
welcomes policy advances at China’s 2007 national people’s congress
session” (2007)…
Các công trình trên chủ yếu đều tập trung vào nghiên cứu việc làm thế
nào để tăng cường thu hút vốn FDI ở Trung Quốc, mà còn ít công trình nghiên
cứu một cách tổng thể hoạt động quản lý Nhà nước kể cả trước và sau khi cấp

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Re: [Free] Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc và những gợi ý chính sách cho Việt Nam

link này bị hỏng rồi ad ơi
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quản lý nhà nước về hải quan tại chi cục hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài Luận văn Luật 0
D Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực của Cảnh sát cơ động Công an thành phố Hà Nội Văn hóa, Xã hội 0
D Quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên cấp huyện Văn hóa, Xã hội 1
D quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Văn hóa, Xã hội 0
H Em nhờ ad tải hộ em Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với cơ sở du lịch trên địa bàn thành phố hồ chí minh Sinh viên chia sẻ 1
D Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo Luận văn Sư phạm 0
D quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế Văn hóa, Xã hội 0
D Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng ứng dụng tìm kiếm và quản lý nhà trọ online trên điện thoại Công nghệ thông tin 0
D Hoàn thiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở tỉnh hưng yên trong điều kiện đô thị hóa và công nghiệp hóa Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top