diep_1809

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

B. NộI DUNG 1
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN. 1
1. Khái niệm thị trường, cạnh tranh và độc quyền. 1
1.1 Thị trường 1
1.2.Cạnh tranh. 2
1.3. Độc quyền. 3
2. Duy trì cạnh tranh và kiểm soát độc quyền là một tất yếu trong nền kinh tế thị trường: 3
3. Cạnh tranh và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường . 5
4. Những điều kiện nhằm đảm bảo cạnh tranh và chống độc quyền trong kinh doanh. 6
5. Kinh nghiệm quốc tế. 7
II .THỰC TRẠNG CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT NAM 18
1.Sự chuyển biến về nhận thức đối với cạnh tranh. 18
2.2. Hiện trạng cạnh tranh và độc quyền của nền kinh tế Việt Nam. 19
III.những vấn đề còn tồn tại trong cạnh tranh và độc quyền ở việt nam. 23
1.Độc quyền của một số tổng cụng ty. 23
2.Cạnh tranh không bình đẳng. 24
3.Hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp. 25
IV. Các giải pháp duy trì nâng cao sức cạnh tranh và chống độc quyền 26
1. Sự cần thiết xây dựng chính sách, pháp luật cạnh tranh. 26
2.Xây dựng chiến lược phát triển và chiến lược cạnh tranh tích cực. 28
- 3. Phát triển khoa học- công nghệ nhằm nâng cao sứ cạnh tranh của nền kinh tế. 30
- 4. Hoàn thiện các chính sách kinh tế nhằm tạo lập môi trường nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. 31
- 5. Tạo môi trường chính trị- xã hội và pháp lý thuận lợi, cải cách hành chính và tăng cường vai trò của nhà nước, chính phủ nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế . 32
6. Kiểm soát độc quyền. 34


Chính phủ Nhật Bản thấy rằng không còn con đường nào khác, chỉ có cách là chấp nhận hội nhập và đặt kế hoạch giảm bớt thách thức, đồng thời đưa ra chiến lược phát triển các ngành công nghiệp Nhật Bản có tiềm năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Chiến lược mở cửa, hội nhập, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Nhật Bản gồm ba bộ phân không thể tách rời là:
Thứ nhất, mở cửa như thế nào để hàng nhập không cản trở sự phát triển của các ngành công nghiệp trong nước.
Thứ hai, việc mở cửa phải kết hợp với chiến lược, chính sách làm sao cho các ngành công nghiệp ngày càng có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.
Thứ ba, để hội nhập có hiệu quả, tranh thủ được nhiều cơ hội của thị trường thế giới, có chiến lược và tổ chức đẩy mạnh xuất khẩu.
Sự phát triển kinh tế “ thần kỳ” và sự tăng cường sức cạnh tranh quốc tế của một số ngành công nghiệp chủ yếu của Nhật Bản trong thời kỳ này chứng minh sự thành công của chiến lược mở cửa, hộ nhập nêu trên.
5.2. Trung Quốc.
5.2.1. Những yếu tố tạo nên sự cạnh tranh trong nền kinh tế.
Điều 15 Hiến pháp sửa đổi 1993 đã nêu rõ: “Trung Quốc áp dụng hệ thống kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”. Hiện nay, Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường, chưa thực sự hình thành một cơ chế thị trường đầy đủ và vẫn thiếu một môi trường đảm bảo cho sự cạnh tranh mở và lành mạnh.
- Xoá bỏ giá độc quyền nhà nước:
Hiện nay khoảng 90% nhiên liệu sản xuất được điều tiết bởi cơ chế thị trường chỉ trừ những hàng hoá mà cạnh tranh là không cần thiết như hàng hoá có vai trò quan trọng đối với an ninh quốc gia và cuộc sống của người dân, tài nguyên quý hiếm hay đang bị cạn kiệt, hàng hoá độc quyền tự nhiên và các hàng hoá liên quan đến phúc lợi công cộng…Trung bình có khoảng 80% hàng hoá được đưa ra thị trường và do cơ chế thị trường điều tiết dưới sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Do nới lỏng kiểm soát về giá cả đối với hầu hết các sản phẩm, nên phạm vi và số lượng kế hoạch sản xuất do nhà nước áp đặt đã giảm mạnh. Do đó các doanh nghiệp đã dần hình thành quan niệm về cạnh tranh và sự mạo hiểm, và họ đã bỏ tư tưởng lỗi thời rằng “tất cả mọi người có thể cùng chia sẻ một chiếc bánh lớn”. Đây là điều kiện quan trọng nhất cho sự tồn tại cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
- Hình thành nhiều hình thức sở hữu:
Cơ cấu sở hữu của các doanh nghiệp Trung Quốc đã phát triển, từ chỗ chỉ có hai hình thức sở hữu là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, đến nay hình thức sở hữu nhà nước, tập thể, tư nhân và các hình thức sở hữu khac đã cùng tồn tại và tỷ lệ phần trăm của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế quốc dân đang suy giảm ( còn 28,8% năm 1998), trong khi đó kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân tăng.
Với mục tiêu hình thành một hệ thống kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa thì việc giảm bớt dần tỷ lệ khu vực kinh tế nhà nước trong nền kinh tế quốc dân là một dấu hiệu tốt. Kinh nghiệm quá khứ cho thấy, nếu tỷ lệ của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế quốc dân lớn sẽ không có lợi cho việc phát triển một nền kinh tế có tính cạnh tranh và về lâu dài sẽ dẫn đến sự cứng nhắc và suy thoái của nền kinh tế quốc dân. Mặt khác mô hình sở hữu đa dạng, trong đó các thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cạnh tranh trên thị trường và phát huy đầy đủ vai trò của thị trường trong việc tối ưu hoá phân bổ nguồn lực.
- Tăng cường quyền tự chủ trong việc ra quyết định về quản lý của doanh nghiệp nhà nước:
Hiện nay Trung Quốc có khoảng hơn 300.000 doanh nghiệp nhà nước, trong đó chỉ có khoảng 100.000 doanh nghiệp vẫn hoạt động theo kế hoạch sản xuất của nhà nước. Điều này có ý nghĩa là đa số các doanh nghiệp nhà nước đã thị trường hoá hoạt động kinh doanh của họ. cần thừa nhận rằng các doanh nghiệp nhà nước đã có những đóng góp quan trọng vào quá trình xây dựng kinh tế ở Trung Quốc và giữ vai trò chi phối trong nền kinh tế quốc dân.
Từ năm 1995, định hướng, cải cách doanh nghiệp nhà nưóc ở Trung Quốc là “ tạo dựng một hệ thống quản lý doanh nghiệp hiện đại”, với mục đích làm rõ quyền sở hữu, xác định rõ các quyền và nghĩa vụ, phân biệt chức nắng quản lý của nhà nước với chức năng kinh doanh của doanh nghiệp, xây dựng hệ thống quản lý khoa học, hoàn thiện cơ chế ra quyết định, cơ chế thực hiện và cơ chế giám sát, trên cơ cở đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực sự trở thành các pháp nhân và làm chủ thị trường, có thể tiến hành hoạt động kinh doanh một cách độc lập và tự chịu trách nhiệm về các khoản lợi nhuận cũng như trách nhiệm của họ. Điều đó cho thấy ngoài một số rất ít các ngành phải do nhà nước độc quyền nắm giữ, tất cả các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực cạnh tranh cần tiến hành sắp xếp lại tài sản và điều chỉnh lại cơ cấu theo cách khác nhau. Đây là mục tiêu của cải cách kinh tế o Trung Quốc và đó cũng là tiền đề để củng cố doanh nghiệp nhà nước và đưa cơ chế cạnh tranh vào đời sống kinh tế Trung Quốc.
- Hình thành cơ chế mở cửa với thế giới bên ngoài:
Trung Quốc đã thực hiện cơ chế mở cửa ra thế giới bên ngoài theo nhiều hướng và nhiều kênh khác nhau. Kể từ khi luật liên doanh giữa Trung Quốc với nước ngoài được ban hành năm 1979, Trung Quốc đã thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hơn hai mươi năm . Cho tới cuối năm 1999, Trung Quốc đã thu hút được hơn 280 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và hơn 320.000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập. Từ 1993-1999, Trung Quốc là một nước đang phát triển, thu hút lượng vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất, xét trên phạm vi toàn cầu chỉ đứng thứ 2 sau Mỹ. Những doanh nghiệp nước ngoài không chỉ đem đến Trung Quốc vốn, công nghệ và cơ hội việc làm mà còn đem đến các cách quản lý mới; làm cho thị trường Trung Quốc thích ứng với thị trường quốc tế và nền kinh tế Trung Quốc nhìn một cách tổng thể , đã hoà nhập được với nền kinh tế thế giới. Điều đó cũng có nghĩa là nền kinh tế Trung Quốc đã có khả năng cạnh tranh .
5.2.2. Chính sách cạnh tranh ở Trung Quốc.
Cácđiều khoản tạm thời về việc thực hiện và bảo hộ cạnh tranh xã hội chủ nghĩa đã được quốc vụ viện ban hành tháng 10-1980, trong đó quy định rằng: trong quá trình tiến hành cạnh tranh cần có nỗ lực để phá vỡ tình trạng cát cứ ở từng vùng và phân chia thị trường theo khu vực hành chính. Không có địa phương hay khu vực nào được phép phong toả thị trường hay cấm bán hàng hoá có xuất xứ từ các vùng hay các khu vực khác. Những quy định này cũng yêu cầu các...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

GunAh

New Member
Re: [Free] Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở Việt Nam

có thể cho mình xin link tải ko??? Tks bạn :)
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở Việt Nam

link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng công tác và một số giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong dự thầu xây dựng tại Công ty Xây dựng và Trang trí nội thất Bạch Đằng Khoa học kỹ thuật 0
D Cạnh tranh không lành mạnh: Thực trạng và những đề xuất xử lý vi phạm ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
C Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty của công ty dệt may Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm nông sản của Việt Nam vào thị trường M Luận văn Kinh tế 0
M Thực trạng kinh doanh và cạnh tranh của công ty cổ phần môi trường sạch đẹp Luận văn Kinh tế 0
F Đánh giá chung về thực trạng khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
G Thực trạng và khả năng cạnh tranh của Công ty Cơ Khí Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
W Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh, nhu cầu, phương hướng , nội dung xây dựng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 4
V Thực trạng nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng may của công ty sản xuất - Xuất nhập khẩu dệt may trên t Luận văn Kinh tế 0
H Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và cạnh tranh sản phẩm của Công ty May Chiến Thắng trong th Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top