haru_moon

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, xã hội loài ngƣời là tổng thể
các quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp, đa chiều, đa lợi ích. Các mâu thuẫn,
tranh chấp là một hiện tƣợng xã hội phổ biến, khách quan trong đời sống xã
hội hàng ngày. Vấn đề ở đây không phải là phủ nhận, né tránh các mâu thuẫn,
tranh chấp mà phải tìm giải pháp tích cực, hữu hiệu giải quyết tranh chấp đó.
Trong nhiều biện pháp giải quyết tranh chấp, hòa giải là một biện pháp quan
trọng để giải quyết kịp thời các tranh chấp, hƣớng tới mục đích bình đẳng và
hòa hợp trong các mối quan hệ xã hội. Hòa giải đã trở thành một nét đẹp
truyền thống, đạo lý của dân tộc Việt Nam, giúp giải quyết những mẫu thuẫn,
tranh chấp góp phần giữ gìn sự hòa thuận cho từng gia đình, bình yên cho
từng làng xóm, giữ trật tự, kỷ cƣơng, an toàn xã hội, củng cố khối đoàn kết
cộng đồng. Truyền thống này là sức mạnh tiềm tàng, là nội lực vô tận cho
công cuộc xây dựng đất nƣớc Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã
hội dân chủ, công bằng và văn minh.
Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945 đã dẫn đến sự ra đời của
Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhà nƣớc ta đã chú trọng, phát huy vai
trò của hòa giải trong việc giải quyết các tranh chấp. Hòa giải đã trở thành một
nguyên tắc, thủ tục tố tụng, một chế định trong pháp luật tố tụng dân sự (TTDS)
nhằm đảm bảo quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong giải quyết tranh chấp
và thể hiện trách nhiệm của Nhà nƣớc trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các tổ chức và cá nhân.
Hiện nay, chế định hòa giải đã đƣợc quy định khá đầy đủ và chi tiết
trong Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2004 và đã trở thành phƣơng
thức hữu hiệu khi giải quyết các vụ việc dân sự. Trong đó, chế định hòa giải
là cơ sở để các cơ quan Tòa án tiến hành hòa giải góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức trên cơ sở tôn trọng quyền tự định
đoạt của các đƣơng sự. Hòa giải đã trở thành một chế định quan trọng trong
hoạt động TTDS. Thông qua hòa giải, Tòa án có thể giúp các đƣơng sự giải
quyết mâu thuẫn, thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự mà không cần kéo
dài phiên tòa xét xử, đỡ tốn kém thời gian, tiền của Nhà nƣớc, của các đƣơng
sự; hàn gắn những rạn nứt trong quan hệ giữa các đƣơng sự góp phần xây
dựng khối đoàn kết trong nhân dân. Bên cạnh đó, qua việc hòa giải Tòa án
còn có thể giải thích, nâng cao nhận thức pháp luật cho các đƣơng sự giúp cho
việc tổ chức thi hành án đƣợc thuận lợi. Đặc biệt, khi hòa giải thành các
đƣơng sự sẽ tự nguyện thi hành án, đa số các trƣờng hợp không phải áp dụng
các biện pháp cƣỡng chế thi hành án.
Mặt khác, trong giai đoạn hiện nay, sự nghiệp đổi mới đất nƣớc đang
diễn ra sâu rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự tồn tại của nhiều
thành phần kinh tế theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa (XHCN)
đã thúc đẩy sự phát triển, đan xen giữa các giao lƣu dân sự, kinh tế, các quan
hệ dân sự đã có những thay đổi đáng kể và nhanh chóng cần có sự điều chỉnh
phù hợp của pháp luật... Trong bối cảnh nhƣ vậy, BLTTDS nói chung và chế
định hòa giải nói riêng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập; có những quy định mâu
thuẫn với các văn bản quy phạm pháp luật khác; có những quy định chƣa phù
hợp, chƣa đầy đủ, thiếu rõ ràng, có nhiều cách hiểu khác nhau… và áp dụng
chƣa thống nhất, hạn chế hiệu quả của hoạt động hòa giải trong quá trình giải
quyết các vụ việc dân sự. Chính từ thực trạng đó đòi hỏi phải nghiên cứu một
cách toàn diện, sâu sắc và đầy đủ về chế định hòa giải trong pháp luật TTDS
Việt Nam nhằm góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật TTDS. Vì
vậy, BLTTDS đã đƣợc Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày
15/6/2004 và đƣợc sửa đổi bổ sung năm 2011. So với BLTTDS, Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều BLTTDS năm 2011 có nhiều sửa đổi, bổ sung, quan
trọng nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn giải quyết các vụ việc dân
sự trong giai đoạn hiện nay. Với nhận thức nhƣ vậy, tui đã chọn đề tài "Hoàn thiện chế định hòa
giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam" làm đề tài cho luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hòa giải là một chế định quan trọng trong thủ tục giải quyết các vụ
việc dân sự tại Tòa án, chế định hòa giải đã và đang đƣợc nhiều nhà nghiên
cứu lý luận và thực tiễn quan tâm. Nhiều công trình, bài viết khoa học nghiên
cứu về hòa giải trong TTDS nhƣ: Luận án tiến sĩ Luật học: "Chế định hòa giải
trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam - Cơ sở lý luận và thực tiễn", của
Trần Văn Quảng, Hà Nội, 2004; Luận văn thạc sĩ Luật học "Hòa giải trong tố
tụng dân sự - Thực tiễn và hướng hoàn thiện", của Bùi Đăng Huy, Trƣờng
Đại học Luật Hà Nội, 1996; Khóa luận tốt nghiệp: "Hòa giải trong pháp luật
tố tụng dân sự Việt Nam", của Nguyễn Kiều Oanh, Hà Nội, 2010; Khóa luận
tốt nghiệp: "Hòa giải trong tố tụng dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn", của La Phƣơng Na, Hà Nội, 2011; Luận văn thạc sĩ Luật học: "Hòa giải
vụ việc dân sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam", của Lê Bích Ngọc,
2013… Tuy nhiên, kể từ khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS
năm 2011 có hiệu lực đến nay thì chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách
tổng thể về hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật TTDS. Vì vậy, vấn đề
đặt ra là cần có sự nghiên cứu về hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp
luật TTDS ở Việt Nam một cách toàn diện, đầy đủ, hệ thống cả về lý luận và
thực tiễn, nhằm nâng cao hiệu quả của việc hòa giải trong việc giải quyết các
vụ việc dân sự tại Tòa án.
3. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ cơ sở lý luận về
chế định hòa giải và hoàn thiện chế định trong pháp luật TTDS Việt Nam; tìm
hiểu các quy định về hòa giải và thực tế áp dụng các quy định này trong hoạt
động giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án nhân dân (TAND). Mặt khác, chỉ ra
những điểm còn thiếu đồng bộ, mâu thuẫn hay chƣa hợp lý về chế định hòa

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

hongduong95

New Member
Re: Hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 30

Bạn ơi Link bài này hỏng rồi? :worried:
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tiêu chuẩn Công chứng Viên theo pháp Luật những hạn chế bất cập và giải pháp hoàn thiện Luận văn Luật 0
D Hoàn thiện chế độ kế toán các khoản đầu tư vào Công ty liên kết Luận văn Kinh tế 0
A Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp chế biến gỗ trên tỉnh Bình Dương Luận văn Kinh tế 1
D Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại bệnh viện y học cổ truyền tỉnh hưng yên Y dược 0
N Hoàn thiện kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
G Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Phà Rừng Luận văn Kinh tế 0
L Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại công ty tài chính cao su Luận văn Kinh tế 2
K Hoàn thiện Quy chế phân phối tiền lương cho tập thể và cá nhân Công ty Điện toán và truyền số liệu ( Luận văn Kinh tế 0
K Tính toán thiết kế và hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn thu Biogas của nhà máy chế biến tinh bột sắn yên bình Luận văn Kinh tế 2
J Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Công ty tài chính Cống nghiệp Tàu thuỷ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top