Dano

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Mục lục
Những chữ viết tắt trong luận văn
Đặt vấn đề 1
Chương 1: Tổng quan 3
1.1. Sơ lược cấu trúc mô học và sự hàn gắn các lớp giác mạc 3
1.1.1. Lớp biểu mô 3
1.1.2. Lớp nhu mô 4
1.1.3. Lớp nội mô 5
1.2.Cơ chế bệnh sinh của quá trình gây tổn thương loét giác mạc nhiễm trùng
và loét giác mạc có tính chất loạn dưỡng 5
1.2.1.Tổn thương do sự nhân lên và độc tố của tác nhân bệnh 6
1.2.2.Tổn thương theo con đường tiêu huỷ phức hợp ngoại bào
(Matrix Metallo Proteinase: MMP) 6
1.2.3.Tổn thương theo con đường thực bào 7
1.2.4.Tổn thương theo con đường riêng của Plasmin 8
1.2.5. Cơ chế bệnh sinh của loét giác mạc khó hàn gắn có tính chất
loạn dưỡng 8
1.3. Loét giác mạc khó hàn gắn và các yếu tố tham gia vào quá trình
hàn gắn tổn thương giác mạc 9
1.3.1. Loét giác mạc khó hàn gắn 9
1.3.2. Vai trò của các phức hợp ngoại bào (Extra Cellular) 10
1.3.3. Vai trò của các yếu tố phát triển 11
1.3.4. Vai trò của các yếu tố ức chế men tiêu protein 12
1.3.5. Ảnh hưởng của các thuốc điều trị 13
1.4. Sơ lược một số phương pháp điều trị loét giác mạc kéo dài khó hàn gắn 13
1.4.1. Điều trị nội khoa 13
1.4.2. Điều trị ngoại khoa 14
1.4.2.1. Phẫu thuật khâu cò mi 14
1.4.2.2. Phẫu thuật phủ kết mạc 15
1.4.2.3.Phẫu thuật ghép giác mạc 15
1.5. Phương pháp phẫu thuật ghép màng ối 16
1.5.1. Cấu trúc mô học của màng ối, cơ sở của phương pháp phẫu thuật 16
1.5.2. Một số ứng dụng của màng ối trong phẫu thuật nhãn khoa trên thế giới 18
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu 20
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 20
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 20
2.2. Phương pháp nghiên cứu 20
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 20
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu 20
2.2.3. Cách thức nghiên cứu 21
2.2.4. Xử lý số liệu 26
Chương 3: Kết quả nghiên cứu 27
3.1. Tình hình bệnh nhân 27
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới 27
3.1.2. Tỷ lệ giữa các nguyên nhân bệnh 28
3.1.3. Thời gian kéo dài bệnh 28
3.1.4. Thời gian mắc bệnh ở từng nhóm tuổi 29
3.2. Đặc điểm tổn thương trước phẫu thuật 30
3.3. Các phẫu thuật đã tiến hành 31
3.3.1. Số lượng phẫu thuật ghép 1 lớp, 2 lớp 31
3.3.2. Các phẫu thuật bổ sung khác 32
3.4. Phân loại phẫu thuật 33
3.5. Kết quả biểu mô hoá giác mạc, hàn gắn tổn thương loét 33
3.5.1. Thời gian bắt đầu biểu mô hoá giác mạc 33
3.5.2. Thời gian biểu mô hoá hết 35
3.5.3. Kết quả tái tạo dày lên của lớp nhu mô 37
3.5.4. Kết quả tái tạo tiền phòng 37
3.6. Kết quả cải thiện chức năng thị lực 37
3.7. Biến chứng phẫu thuật 39
Chương 4: Bàn luận 41
4.1. Hiệu quả của phương pháp 41
4.1.1. Tác dụng giamr viêm ổ loét 41
4.1.2. Nhận xét về thời gian và quá trình biểu mô hoá giác mạc 42
4.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị lực 45
4.2. Điều trị nội khoa sau phẫu thuật 47
4.3. Tình trạng màng ối sau khi ghép 48
4.4. Một số nhận xét về kỹ thuật của phương pháp 49
4.4.1. Thời gian của phẫu thuật 49
4.4.2. Chỉ định của phương pháp 50
4.4.3. Vấn đề chuẩn bị màng ối 51
4.4.4. Thì gọt sạch ổ loét 52
4.4.5. Thì ghép các lớp màng ối và khâu cố định 53
Kết luận 56
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
ĐẶT VẤN ĐỀ


Loét giác mạc là một bệnh phổ biến ở các nước đang phát triển và là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây mù loà. Ở nước ta do đặc điểm khí hậu nóng ẩm, mức sống chưa cao, còn hạn chế về trình độ dân trí cũng như khả năng điều trị thì loét giác mạc thường gặp hơn, kéo dài hơn và khó điều trị.
Loét giác mạc khó hàn gắn biểu hiện khi ổ loét không được biểu mô hoá sau khi đã điều trị tích cực loại trừ nguyên nhân, để lại ổ loét kéo dài, thậm chí gây biến chứng thủng và là thử thách đối với thầy thuốc nhãn khoa.
Trong quá trình điều trị loét giác mạc khó hàn gắn, ngoài việc dùng kháng sinh chống bội nhiễm, chống viêm, tăng cường quá trình biểu mô hoá, một số các phương pháp phẫu thuật như khâu cò mi, khâu phủ kết mạc cũng được áp dụng, tuy nhiên trong nhiều trường hợp quá trình biểu mô hoá giác mạc vẫn gặp khó khăn và đe doạ đến chức năng thị lực. Trong giai đoạn này ghép giác mạc cho kết quả hạn chế do tình trạng viêm nhiễm của ổ loét, khả năng thải loại mảnh ghép mạnh, hơn nữa không phải lúc nào cũng sẵn nguyên liệu để thực hiện ghép.
Việc sử dụng một màng sinh học ghép lên ổ loét là một ý tưởng có từ lâu, trong đó màng ối tỏ ra có ưu việt hơn cả. Năm 1997 Lee và Tseng lần đầu tiên báo cáo tác dụng của màng ối trong điều trị tổn hại biểu mô và loét giác mạc dai dẳng do các nguyên nhân khác nhau 28. Các tác giả chỉ ra rằng việc sử dụng màng ối đã thúc đẩy ổ loét được biểu mô hoá nhanh hơn, giảm bớt tân mạch và kỹ thuật không đến nỗi quá phức tạp.
Năm 2001, Prabhasawat và cộng sự đã công bố thành công việc sử dụng ghép màng ối một lớp hay nhiều lớp để điều trị loét giác mạc dai dẳng doạ thủng và thủng nhỏ. Các tác giả nhận xét rằng màng ối đã tạo nên một lớp đệm cho các tế bào biểu mô giác mạc di chuyển và phát triển nhanh hơn, giúp cho các tế bào đáy biểu mô kết dính, bám chặt hơn với lớp nhu mô 38.
Tại Việt Nam tuy chưa có một số liệu thống kê cụ thể, chính xác nhưng chúng tui quan sát thấy loét giác mạc khó hàn gắn do nhiễm trùng, do loạn dưỡng sau các phẫu thuật thường gặp hơn cả. Điều trị chủ yếu bằng nội khoa, khâu cò mi, khâu phủ kết mạc, ghép giác mạc, nhưng các phẫu thuật này không phải lúc nào cũng thành công và còn nhiều điểm hạn chế về kết quả. Từ nhu cầu thực tiễn và kết quả của một số tác giả trên thế giới chúng tui tiến hành đề tài:
“ Nghiên cứu phương pháp phẫu thuật ghép màng ối điều trị loét giác mạc khó hàn gắn ” với 2 mục đích:
1. Đánh giá hiệu quả của ghép màng ối trong điều trị loét giác mạc khó hàn gắn.
2. Một số đặc điểm kỹ thuật của phương pháp.












CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN


1.1. SƠ LƯỢC CẤU TRÚC MÔ HỌC VÀ SỰ HÀN GẮN CÁC LỚP GIÁC MẠC 2.
Giác mạc là một mô trong suốt, vô mạch chiếm 1/6 trước lớp vỏ ngoài nhãn cầu. Giác mạc đóng vai trò quan trọng trong hệ thống quang học của mắt và góp phần bảo vệ các tổ chức nội nhãn. Về mặt mô học giác mạc gồm 3 lớp chính là: lớp biểu mô, lớp nhu mô và lớp nội mô. Sự nhân lên của các tế bào các lớp này là một hoạt động sinh học thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong sinh lý cũng như bệnh lý giác mạc, đặc biệt trong sự hàn gắn tổn thương.
1.1.1. Lớp biểu mô:
Bao gồm:
- Lớp tế bào bề mặt: gồm 2 hàng tế bào mỏng, hình đa giác nối với nhau bằng các cầu nối gian bào và những thể liên kết chặt.
- Lớp tế bào hình cánh: có khoảng 2-3 lớp tế bào có những tua hình cánh, giữa các tế bào có rất nhiều mộng liên kết và thể liên kết hổng. Đây là những tế bào trung gian trong quá trình biệt hoá từ tế bào đáy lên bề mặt.
- Lớp tế bào đáy: gồm một lớp tế bào hình trụ nằm trên một màng đáy. Đây là lớp sinh sản của biểu mô. Các tế bào đáy liên kết với nhau bằng các mộng liên kết, phức hợp liên kết, những liên kết hổng và gắn vào màng đáy bằng những thể bán liên.
- Màng đáy: chứa collagen type VII, laminin, heparan sulphat, proteoglycan, phức hợp ngoại bào (fibronectin và fibrin).
Giống như mọi tế bào biểu mô bề mặt khác, tế bào biểu mô giác mạc có khả năng tự đổi mới hoàn toàn trong vòng 5-7 ngày bằng sự gián phân và di chuyển dần lên bề mặt của các lớp tế bào đáy. Đóng vai trò quan trọng hơn nữa là các tế bào nguồn nằm ở vùng liên kết giác mạc rìa sẽ không ngừng phân chia, biệt hoá thành tế bào biểu mô và di chuyển về phía trung tâm. Như vậy thiếu hụt tế bào nguồn, tổn thương lớp tế bào đáy, màng đáy sẽ làm cho sự hàn gắn, biểu mô hoá giác mạc gặp khó khăn.
Tổn thương lớp biểu mô sẽ được hàn gắn thông qua 3 quá trình: phân chia, di chuyển và biệt hoá của các tế bào. Một số tác giả thấy rằng: sau khi gây tổn thương thực nghiệm 1 giờ màng bào tương của tế bào đáy ở bờ tổn thương giãn rộng ra, xếp nếp lại 17. Các tế bào này bắt đầu phân chia, di chuyển lên trên các phức hợp ngoại bào nhu mô. Sau quá trình phân chia, di chuyển các tế bào được sắp xếp lại trật tự. Lớp tế bào biểu mô mới gần với nhu mô sẽ gắn với phức hợp ngoại bào như fibronectin, laminin…bằng các receptor đặc hiệu. Các tế bào mới có thể di chuyển vài mm trên bề mặt nhu mô, như vậy sự kết dính giữa tế bào mới với các thành phần dưới nó của lớp nhu mô như phức hợp ngoại bào, proteoglycan và collagen rất quan trọng và cần thiết cho sự hàn gắn tổn thương. Do vậy có thể cung cấp một số chất tương tự phức hợp ngoại bào khi bị thiếu hụt, các yếu tố phát triển, ức chế men tiêu protein…sẽ thúc đẩy phân chia và hàn gắn tổn thương tế bào biểu mô giác mạc.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


 

PhiHoang01

New Member
Re: [Free] Nghiên cứu phương pháp phẫu thuật ghép màng ối điều trị loét giác mạc khó hàn gắn

bài viết hay
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Nghiên cứu phương pháp phẫu thuật ghép màng ối điều trị loét giác mạc khó hàn gắn

link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D nghiên cứu các phương pháp phân lớp dữ liệu và ứng dụng trong bài toán dự báo thuê bao rời mạng viễn thông Công nghệ thông tin 0
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu khả năng hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên các vật liệu tio2 và khoáng sét bằng phương pháp hóa học tính toán Ngoại ngữ 0
D Nghiên cứu khả năng hấp thụ tetracycline và ciprofloxacin trên bề mặt graphene oxide bằng phương pháp hóa học tính toán Khoa học Tự nhiên 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0
D NCKH PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - GIÁO DỤC Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp keo tụ - tuyển nổi điện hóa với anode hòa tan nhôm, sắt Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây Trà hoa vàng tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn Khoa học Tự nhiên 0
N Nghiên cứu phương pháp giảng dạy từ vựng tiếng Hán không chuyên giai đoạn sơ cấp cho sinh viên Việt Nam Tiếng Trung 0
D Nghiên cứu quy trình nhân giống hoa Đồng Tiền bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top