Daunte

New Member
Download Tiểu luận Vật liệu composite FRP/GPS lắp ghép miễn phí



PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
I. GIỚI THIỆU VỀ VẬT LIỆU COMPOSITE 3
1. Lịch sử hình thành và phát triển: 3
2. Ưu điểm: 3
II. PHÂN LOẠI COMPOSITE: 4
1 - Phân loại theo hình dạng 4
2 - Phân loại theo bản chất, thành phần 4
III. CẤU TẠO CỦA VẬT LIỆU COMPOSITE. 4
1. Thành phần nền 4
2.Một số nền thường gặp trong composite 5
3.Thành phần cốt 7
4.Chất pha loãng 10
5. Chất tách khuôn, chất làm kín và các phụ gia khác 11
6. Xúc tác – Xúc tiến 11
IV. VẬT LIỆU COMPOSITE DÙNG LÀM BỒN NƯỚC COMPOSITE FRP/GPS: 12
1. thông số kỹ thuật chung 12
2. Cấu trúc, tổ chức của bồn nước composite. 13
3.Các phương pháp kiểm tra đánh giá sản phẩm, bảo hành sản phẩm 17
4. chống ăn mòn và bảo vệ vật liệu. 17
5. một số chức năng của bồn composite FRP/GRP lắp ghép. 17
6.Sử lý rác thải 18
7. Đề xuất 18
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ BỒN NƯỚC COMPOSITE FRP/GPS LẮP GHÉP 19



LỜI MỞ ĐẦU

Trong cuộc sống hiện nay, vật liệu đóng vai trò hết sức quan trọng phục vụ đời sống con người. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghịêp hiện đại dẫn tới các nhu cầu to lớn về loại vật liệu đồng thời có nhiều tính chất các vật liệu như kim loại, ceramic, polymer, composite.… khi đứng riêng rẽ không có được những tinh chất như vừa bền lại vừa nhẹ, rẻ, lại co tính chống ăn mòn cao. Đặc biệt trong công nghệ chế tạo vật liệu, việc nắm bắt các cơ tính và khả năng làm việc của vật có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng nên các vật liệu mang tính chất đặc trưng phục vụ cho đời sống.

Đối với vật liệu Composite hiện nay có ứng dụng hết sức rộng rãi trong đời sống và trong kỹ thuật chế tạo. Vật liệu Composite với nền là các phi kim hay kim loại có ứng dụng cao trong mọi lĩnh vực. Hiện nay người ta đang tìm cách thay thế các vật liệu khác bằng các vật liệu Composite nhằm tạo ra những kết cấu có cấu trúc bền và nhẹ vừa đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, vừa đảm bảo khả năng làm việc của kết cấu với giá thành rẻ, phù hợp với công nghệ phát triển vật liệu hiện nay. Vật liệu composite với các nền khác nhau đa dạng và sẽ là vật liệu mới của tương lai. Nó có ứng dụng rất rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực, cả trong dân sự và trong hoạt động quân sự.

Trong các sản phẩm composite đó có bồn nước composite.

Bồn nước là sản phẩm không thể thiếu trong mỗi hộ gia đình, các công sở, các nhà máy xí nghiệp. bồn nước có vai trò cực kì quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta.

I. GIỚI THIỆU VỀ VẬT LIỆU COMPOSITE

Vật liệu Composite là vật liệu được chế tạo tổng hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau nhằm mục đích tạo ra một vật liệu mới có chức năng ưu việt hơn hẳn vật liệu ban đầu. Vật liệu Composite được cấu tạo từ các thành phần cốt nhằm đảm bảo cho Composite có được các đặc tính cơ học cần thiết và vật liệu nền đảm bảo cho các thành phần của Composite liên kết, làm việc hài hoà với nhau.

/

1. Lịch sử hình thành và phát triển:

Vật liệu Composite đã xuất hiện từ rất lâu trong cuộc sống, khoảng 5.000 năm trước Công nguyên người cổ đại đã biết vận dụng vật liệu composite vào cuộc sống (ví dụ: sử dụng bột đá trộn với đất sét để đảm bảo sự dãn nở trong quá trình nung đồ gốm). Người Ai Cập đã biết vận dụng vật liệu Composite từ khoảng 3.000 năm trước Công nguyên, sản phẩm điển hình là vỏ thuyền làm bằng lau, sậy tẩm pitum về sau này các thuyền đan bằng tre chát mùn cưa và nhựa thông hay các vách tường đan tre chát bùn với rơm, rạ là những sản phẩm Composite được áp dụng rộng rãi trong đời sống xã hội. Sự phát triển của vật liệu composite đã được khẳng định và mang tính đột biến vào những năm 1930 khi mà stayer và Thomat đã nghiên cứu, ứng dụng thành công sợi thuỷ tinh; Fillis và Foster dùng gia cường cho Polyeste không no và giải pháp này đã được áp dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp chế tạo máy bay, tàu chiến phục vụ cho đại chiến thế giới lần thức hai. Năm 1950 bước đột phá quan trọng trong ngành vật liệu Composite đó là sự xuất hiện nhựa Epoxy và các sợi gia cường như Polyeste, Nylon,… Từ năm 1970 đến nay vật liệu composite nền chất dẻo đã được đưa vào sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và dân dụng,y tế, thể thao, quân sự vv…

2. Ưu điểm:

Tính ưu việt của vật liệu Composite là khả năng chế tạo từ vật liệu này thành các kết cấu sản phẩm theo những yêu cầu kỹ thuật khác nhau mà ta mong muốn, các thành phần cốt của Composite có độ cứng, độ bền cơ học cao, vật liệu nền luôn đảm bảo cho các thành phần liên kết hài hoà tạo nên các kết cấu có khả năng chịu nhiệt và chịu sự ăn mòn của vật liệu trong điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Một trong các ứng dụng có hiệu quả nhất đó là Composite polyme, đây là vật liệu có nhiều tính ưu việt và có khả năng áp dụng rộng rãi, tính chất nổi bật là nhẹ, độ bền cao, chịu môi trường, rễ lắp đặt, có độ bền riêng và các đặc trưng đàn hồi cao, bền vững với môi trường ăn mòn hoá học, độ dẫn nhiệt, dẫn điện thấp. Khi chế tạo ở một nhiệt độ và áp suất nhất định dễ vận dụng các thủ pháp công nghệ, thuận lợi cho quá trình sản xuất.

II. PHÂN LOẠI COMPOSITE:

Vật liệu composite được phân loại theo hình dạng và theo bản chất của vật liệu thành phần

1 - Phân loại theo hình dạng

a. Vật liệu composite độn dạng sợi:

Khi vật liệu tăng cường có dạng sợi, ta gọi đó là composite độn dạng sợi, chất độn dạng sợi gia cường tăng cơ lý tính cho polymer nền.

b. Vật liệu composite độn dạng hạt :

Khi vật liệu tăng cường có dạng hạt, các tiểu phân hạt độn phân tán vào polymer nền. Hạt khác sợi ở chỗ nó không có kích thước ưu tiên.

2 - Phân loại theo bản chất, thành phần

• Composite nền hữu cơ (nhựa, hạt) cùng với vật liệu cốt có dạng: sợi hữu cơ (polyamide, kevlar…), Sợi khoáng (thủy tinh, carbon…), sợi kim loại (Bo, nhôm…)

• Composite nền kim loại: nền kim loại (hợp kim Titan, hợp kim Al,…) cùng với độn dạng hạt: sợi kim loại (Bo), sợi khoáng (Si, C)…

• Composite nền khoáng (gốm) với vật liệu cốt dạng: sợi kim loại (Bo), hạt kim loại (chất gốm), hạt gốm (cacbua, Nitơ)…

III. CẤU TẠO CỦA VẬT LIỆU COMPOSITE.

1. Thành phần nền

- Vật liệu nền cần có độ cứng cần thiết để đảm bảo cho composite chịu

được tải, và cấu trúc đồng nhất của composite.

- Vật liệu nền giữ vai trò cực kì quan trọng trong việc chế tạo vật liệu

composite.

- Vật liệu nền phải đáp ứng được yêu cầu khai thác và công nghệ.

- Là chất kết dính, tạo môi trường phân tán, đóng vai trò truyền ứng suất sang độn khi có ngoại lực tác dụng lên vật liệu. Có thể tạo thành từ một chất hay hỗn hợp nhiều chất được trộn lẫn một cách đồng nhất tạo thể liên tục.

2.Một số nền thường gặp trong composite

2.1 Nhựa nhiệt rắn

- Nhựa nhiệt rắn: Trong thực tế, người ta có thể sử dụng nhựa nhiệt rắn hay nhựa nhiệt dẻo làm polymer nền:

- Nhựa nhiệt dẻo: PE, PS, ABS, PVC…độn được trộn với nhựa, gia công trên máy ép phun ở trạng thái nóng chảy.- Nhựa nhiệt rắn: PU, PP, UF, Epoxy, Polyester không no, gia công dưới áp suất và nhiệt độ cao, riêng với epoxy và polymer không no có thể tiến hành ở kiện thường, gia công bằng tay. Nhìn chung, nhựa nhiệt rắn cho vật liệu cá cơ tính cao hơn nhựa nhiệt dẻo.

- Một số l oại nhựa nhiệt rắn thông thường:

a. Polyester

Nhựa polyester được sử dụng rộng rãi trong công nghệ composite, Polyester loại này thường là loại không no, đây là nhựa nhiệt rắn, có khả năng đóng rắn ở dạng lỏng hay ở dạng rắn nếu có điều kiện thích hợp. Thông thường người ta gọi polyester không no là nhựa polyester hay ngắn gọn hơn là polyester. Polyester có nhiều loại, đi từ các acid, glycol và monomer khác nhau, mỗi loại có những tính chất khác nhau. Chúng...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

LaThong

Member
Re: Download Tiểu luận Vật liệu composite FRP/GPS lắp ghép

cho mình link tải vs :clap:
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top