nh0k_mjk0

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Miêu tả:Luận văn ThS. Luật dân sự -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về Xác minh điều kiện thi hành án (XMĐKTHA) như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, cơ sở của việc quy định pháp luật về XMĐKTHA; sự hình thành và phát triển các quy định của pháp luật Thi hành án dân sự (THADS) về XMĐKTHA qua các thời kỳ lịch sử. Phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật THADS hiện hành về XMĐKTHA. Khái quát việc thực hiện các quy định của pháp luật THADS về XMĐKTHA để tìm ra những hạn chế, vướng mắc trong việc thực hiện các quy định này. Tìm ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và thực hiện các quy định pháp luật THADS về XMĐKTHA
Electronic Resources
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thi hành án dân sự (THADS) có vai trò quan trọng trong hoạt động tư
pháp nói chung và quá trình giải quyết vụ án nói riêng. Bản án, quyết định của
Tòa án chỉ thực sự có giá trị khi được thi hành trên thực tế. Hoạt động THADS
bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được chấp hành, góp phần bảo đảm
tính nghiêm minh của pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo
đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và lợi ích của Nhà nước,
góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả
của bộ máy nhà nước. Chính vì vậy, Điều 136 Hiến pháp năm 1992 của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: "Các bản án và quyết định
của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước,
tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân
tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh thi hành" [24].
Ngoài quy định của Hiến pháp năm 1992, tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (1995), Nghị quyết Hội nghị lần
thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (1997), Nghị quyết số
08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công
tác tư pháp trong thời gian tới (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 08/NQ-TW),
Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX
(2004) và Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về
Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm
2020 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 48/NQ-TW), Nghị quyết số 49/NQ-TW
ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 49/NQ-TW) cũng đã đề cao tầm quan
trọng của hoạt động THADS. Với nhiệm vụ thể chế đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước vào hệ thống pháp luật, tại kỳ họp thứ 5, ngày 14 tháng 11
năm 2008, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật THADS. Luật THADS là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động THADS,
đã kế thừa, phát triển và pháp điển hóa được các quy định về THADS trước
đó phù hợp, tiến bộ, đồng thời tham khảo có chọn lọc các quy định của các
nước về vấn đề này. Một trong những nội dung mới của Luật THADS là quy
định rõ ràng hơn về trình tự, thủ tục THADS, thời hiệu yêu cầu thi hành án
(THA), phí THA, vấn đề xác minh điều kiện thi hành án (XMĐKTHA)... Tuy
nhiên, sau hơn bốn năm triển khai thực hiện Luật THADS cho thấy vẫn còn
nhiều vướng mắc, bất cập trong đó có vấn đề XMĐKTHA nên cần tiếp tục
nghiên cứu giải quyết. Xuất phát từ lý do đó, học viên đã chọn đề tài "Xác minh
điều kiện thi hành án" nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Xác minh điều kiện THA tuy là một vấn đề mới được quy định cụ thể
trong Luật THADS nhưng trước và sau khi Luật THADS được ban hành đã
có một số công trình nghiên cứu khoa học pháp lý nghiên cứu về vấn đề này
như "Giáo trình Kỹ năng thi hành án dân sự của Học viện Tư pháp", Nhà
xuất bản Thống kê, 2005; "Luật Thi hành án dân sự Việt Nam những vấn đề
lý luận và thực tiễn", TS. Nguyễn Công Bình (chủ biên), Nhà xuất bản Công
an nhân dân, 2007; "Giáo trình Luật Thi hành án dân sự Việt Nam", Trường
Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2008; "Giáo trình
Luật tố tụng dân sự", Học viện Tư pháp, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2008;
"Những điểm mới của Luật Thi hành án dân sự 2008", Đề tài nghiên cứu cấp
trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2010; "Một số lưu ý đối với chấp hành
viên trong việc thông báo thi hành án, thụ lý thi hành án và xác minh điều
kiện thi hành án", Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ Chấp hành viên, Tổng cục
THADS, Bộ Tư pháp, tháng 11 năm 2010; "Những vướng mắc từ thực tiễn thi
hành Luật Thi hành án dân sự ", Nguyễn Thị Khanh, Tạp chí Dân chủ và
pháp luật, số 5/2010; "Bàn thêm về nghĩa vụ thông tin, xác minh về tài sản,
điều kiện thi hành án của đương sự khi yêu cầu thi hành án", Bùi Thái Bình,
Số chuyên đề về THADS của Tạp chí Dân chủ và pháp luật năm 2010... Do mục đích và giới hạn phạm vi nghiên cứu của các công trình này,
cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu, phân tích một cách trực
tiếp, đầy đủ và toàn diện các vấn đề về XMĐKTHA. Tuy vậy, đây vẫn là
những tài liệu quan trọng được tác giả tham khảo khi thực hiện việc nghiên
cứu đề tài luận văn của mình.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu đề tài là những vấn đề lý luận về XMĐKTHA,
các quy định của pháp luật THADS về XMĐKTHA và thực tiễn thực hiện các
quy định này trong THADS.
"Xác minh điều kiện thi hành án" bao gồm nhiều nội dung khác nhau.
Tuy vậy, trong phạm vi của đề tài luận văn thạc sĩ này, việc nghiên cứu chỉ
tập trung vào những vấn đề cơ bản về XMĐKTHA như khái niệm, đặc điểm,
ý nghĩa, cơ sở của việc pháp luật quy định XMĐKTHA; sự hình thành và phát
triển các quy định của pháp luật về XMĐKTHA; nội dung các quy định của
Luật THADS về XMĐKTHA và thực tiễn thực hiện trong tổ chức THADS
bốn năm gần đây.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm rõ một số vấn đề lý luận
cơ bản về XMĐKTHA; đánh giá đúng thực trạng các quy định của pháp luật
về XMĐKTHA và thực tiễn thực hiện, từ đó tìm ra các giải pháp góp phần
giải quyết những vướng mắc, bất cập trong việc XMĐKTHA để nâng cao
hiệu quả, hiệu lực trong công tác THADS.
Để đạt được mục đích đó, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài được xác định
trên những khía cạnh sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về XMĐKTHA như khái niệm,
đặc điểm, ý nghĩa, cơ sở của việc quy định pháp luật về XMĐKTHA; sự hình
thành và phát triển các quy định của pháp luật THADS về XMĐKTHA qua
các thời kỳ lịch sử;

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tranphutks

New Member
Re: Xác minh điều kiện thi hành án dân sự : Luận văn ThS. Luật: 60 38 30

ad ơi, fix cho em bài này với ạ, thanks ad êu
 

Nguyenbk11

New Member
Re: Xác minh điều kiện thi hành án dân sự : Luận văn ThS. Luật: 60 38 30

lỗi không tải được bài viết
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Tiểu luận xác minh điều kiện thi hành án Luận văn Luật 0
C Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH giống rau quả minh tiến Luận văn Kinh tế 0
A Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Khoá Minh khai Luận văn Kinh tế 0
R Xác định mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng đối với thực phẩm biến đổi gen tại TP Hồ Chí Minh: trư Luận văn Kinh tế 0
T Hoàn thiện kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty TNHH thương mại Minh N Luận văn Kinh tế 0
P Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty tnhh giống rau quả Minh Tiến Luận văn Kinh tế 0
L Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH Minh hoàng Luận văn Kinh tế 0
L Hoàn thiện kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Bình Minh Luận văn Kinh tế 0
F Hướng dẫn mở và xác minh tài khoản FBS ! Tài chính, Chứng khoán 55
L Xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu phục vụ công tác xác minh nguồn gốc nhà đất khu phố cổ tại thành phố Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top