tuanmaanh

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng ngập mặn (RNM) là hệ sinh thái có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với
đời sống con người và môi trường. RNM cung cấp các nguyên vật liệu cho cuộc sống
của người dân như gỗ, củi, thủy sản…RNM giúp điều hoà nhiệt độ, duy trì tính ổn
định và sự màu mỡ của đất, giảm bớt tình trạng nhiễm mặn, cung cấp thức ăn, là nơi
trú ngụ và nơi sinh sản cho cả động vật dưới nước cũng như trên cạn. Ngoài ra, RNM
còn điều hoà khí hậu, tham gia kiến tạo bảo vệ cảnh quan ven bờ, hạn chế bão gió, lũ
lụt, hạn hán, bảo vệ đê ven biển, chống xói lở bờ biển,... Đặc biệt, RNM góp phần làm
sạch môi trường do có thể làm giảm hàm lượng kim loại nặng có trong nước thải nội
địa đổ ra vùng cửa sông, ven biển, đồng thời giữ cân bằng sinh thái tự nhiên cho
những vùng đất ngập nước và vùng cửa sông ven biển.
Theo nghiên cứu của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu, đoán đến
cuối thế kỷ này mực nước biển có khả năng dâng 18-59cm [40]. Nguyên nhân là do
nhiệt độ tăng ở các đại dương, băng tan ở đảo Greenland và Nam Cực (thêm một số
nơi khác), sự thay đổi của địa hình trên các lục địa [45]. Ở Việt Nam, trong một thập
kỷ qua mực nước biển đã dâng trung bình từ 2,5-3 mm/năm [3]. Hiện tượng này tăng
làm gia tăng xuất hiện lũ lụt và xâm nhập mặn, từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh
trưởng, phát triển của RNM và dần dần dẫn đến thay đổi phân bố của các loài [13].
Đối với RNM, nước biển dâng (NBD) được coi là thách thức lớn nhất do biến
đổi khí hậu (BĐKH) đem lại [37]. Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng RNM có nguy
cơ mất đi với một tỷ lệ nhất định khi mực nước biển tăng đều 1cm/năm [43]. Việt Nam
có đường bờ biển dài 3.260 km và có hai trong số các đồng bằng trũng nhất thế giới đó
là Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Các
nghiên cứu về kịch bản nước biển dâng của Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và
Môi trường [3] đã mô phỏng mực nước biển dâng 40 cm vào năm 2050 và 100 cm vào
năm 2100. Kết quả nghiên cứu này cho thấy Việt Nam hiện đang được đánh giá ở mức
rủi ro cao bởi các kịch bản nước biển dâng. Trong một phân tích so sánh giữa 84 quốc
gia đang phát triển của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam được xếp trong danh sách 5
nước hàng đầu chịu ảnh hưởng bất lợi của mực NBD [45].
Dọc ven biển phân bố nhiều vùng đất thấp rất dễ bị tổn thương do BĐKH và
nước biển dâng (NBD). Khoảng 50% dân số, 50% các khu đô thị lớn và nhiều khu dân cư ở Việt Nam phát triển tập trung ở dải ven biển và có sinh kế phụ thuộc vào các
nguồn tài nguyên của vùng này. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, BĐKH và NBD ở
Việt Nam có khả năng gây tổn thương cho toàn vùng ven biển và vùng ĐBSH và
ĐBSCL.
Dasgupta vànnk (2007)[32] dựa trên các kết quả phân tích cho thấy Việt Nam là
một trong 5 nước trên thế giới sẽ bị tổn thương cao nhất do NBD và là nước có khả
năng bị tổn thương cao nhất ở Đông Á. Theo các tác giả này, mực nước biển dâng 1m
sẽ làm ảnh hưởng khoảng 5% diện tích, 11% dân số, 7% sản lượng nông nghiệp và
làm giảm 10% GDP của Việt Nam. Carew-Reid (2007) [30] sử dụng số liệu địa hình
số để mô phỏng ngập lụt do nước biển dâng 01m và đã xác định rằng ĐBSH và
ĐBSCL là hai khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2012) [4], xây dựng chi tiết kịch bản
BĐKH, NBD cho Việt Nam. Trong đó có tính toán cho khu vực ĐBSH cho thấy nếu
mực NBD 1m, một phần khá lớn diện tích các tỉnh, thành phố Nam Định, Thái Bình,
Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên và một phần của các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình có
cao độ mặt đất thấp hơn mực nước trung bình, do vậy sẽ bị ngập lụt nặng nếu vỡ đê.
Nước biển dâng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng tới sinh kế và cuộc sống của
người dân tại khu vực ven biển. Mức độ ảnh hưởng tới kinh tế, xã hội của NBD là rất
lớn. Các vùng đất trũng thấp (lowland) mầu mỡ với các hệ sinh thái ven biển khác
nhau sẽ bị ngập lụt và nhiễm mặn. Các vùng nuôi trồng thủy sản phải di chuyển tới
những nơi khác. Nghề cá nhỏ ven bờ bị ảnh hưởng nặng nề. Các đặc trưng của các khu
vực lân cận không bị ngập lụt thường xuyên có thể bị ảnh hưởng và do vậy các khu
vực này không còn phù hợp cho sản xuất nông nghiệp. Thí dụ, công tác cấp nước tưới
cho cây trồng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng do nước bị nhiễm mặn. Các vùng cửa
sông có thể bị thay đổi do thay đổi chế độ triều và dòng chảy. Đa dạng sinh học vùng
ven biển của Việt Nam có thể bị suy giảm mạnh và các nơi sinh cư (habitat) đặc thù
của động vật biển có thể bị biến mất.
Các quan trắc gần đây cho thấy, tăng độ muối gây ra sự thay đổi từ từ trong
phân bố các loài thực vật trong RNM. Điều này dẫn tới sự suy giảm hay biến mất hoàn
toàn của RNM tại các khu vực đất thấp. Khu vực có RNM càng bị suy giảm thì càng bị
ảnh hưởng mạnh bởi xâm nhập mặn và xói lở bờ biển, và càng tăng mức độ dễ bị tổn
thương do thiên tai, như nước dâng trong bão. Các vùng sình lầy ven biển là khu vực
sinh sống của nhiều loài thủy sản và chim nước, chim di cư sẽ bị đe doạ do nước biển
dâng. Tương tự như thế, các bãi cát là khu vực các loài rùa biển đẻ trứng có thể bị
ngập sâu hơn ở mức độ khác nhau so với ban đầu. Nhiệt độ nước biển, bức xạ tăng, độ
pH giảm (hiện tượng nước biển bị axit hóa) và các loài tảo độc bùng phát,...sẽ tác động
mạnh đến các giá trị dịch vụ của các hệ sinh thái (HST) ven biển – cơ sở hạ tầng tự
nhiên của vùng bờ biển và là chỗ dự sinh kế của cộng đồng dân địa phương ven biển.
Nguồn nước ngọt sinh hoạt có thể bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn. Cộng đồng
dân cư sinh sống ở ven biển dễ bị tổn thương do ngập lụt có thể sẽ phải di dời. Điều
này gián tiếp làm tăng áp lực khai thác các HST ven biển, đặc biệt gia tăng nạn phá
RNM để chuyển đổi mục đích sử dụng. Kết quả là đa dạng sinh học sẽ bị suy giảm,
xói lở bờ biển gia tăng và ngập lụt vùng ven biển trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó,
nhiệm vụ nghiên cứu các tác động và đánh giá mức độ tổn thương của BĐKH tới các
HST, tới sinh kế và cộng đồng dân cư ven biển, từ đó đưa ra các giáp pháp ứng phó
(thích ứng và giảm nh ) thiệt hại do BĐKH gây ra là rất cấp thiết.
Tỉnh Nam Định nói chung và khu vực huyện ven biển Giao Thủy nói riêng,
trong đó có Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Thủy thuộc ven biển ĐBSH, là nơi thường
xuyên hứng chịu nhiều thiên tai liên quan tới BĐKH như bão, lũ lụt, sạt lở, hạn hán,
NBD, xâm nhập mặn,...VQG Xuân Thủy cũng là Khu Ramsar quốc tế, nơi trú đông
của nhiều loài chim nước từ các vùng cực của thế giới bay tới cư trú. Trong VQG này,
RNM là HST tiên phong, cùng với các HST khác như bãi triều lầy, cồn cát, bãi
cát,...đã cung cấp các giá trị dịch vụ quan trọng, đặc biệt có khả năng thu và giữ
cacbon thừa gây hiệu ứng nhà kính và nhiều chức năng quan trọng khác.
Tuy nhiên, khu vực VQG Xuân Thủy cũng đang đứng trước các thách thức do
BĐKH diễn ra ngày càng rõ ràng và để chủ động giảm nh tác động của BĐKH đến
sinh kế của cộng đồng dân cư sống trong và lân cận khu VQG Xuân Thủy. Cho nên,
việc chọn đề tài luận văn: “Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với
hệ sinh thái rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định” là việc làm
cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễnđối với hoạt động quản lý và bảo tồn khu
vực quan trọng này.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D đánh giá trữ lượng và hoạt tính sinh học của cây xạ đen Y dược 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D Đánh giá công tác khảo sát, tính toán ổn định mái dốc phục vụ thi công đường cao tốc Nội Bài Lào Cai, 264km Kiến trúc, xây dựng 1
D Nghiên cứu đánh giá các phương pháp tính toán thiết kế hồ điều hòa cho hệ thống thoát nước đô thị Nông Lâm Thủy sản 0
Q Tối ưu hóa điều kiện chiết xuất polyphenol từ lá vối và đánh giá hoạt tính chống oxi hóa từ dịch chiết Y dược 0
D Tính toán phân tích độ tin cậy của hệ thống cung cấp điện và đánh giá hiệu quả của các thiết bị phân đoạn Khoa học kỹ thuật 0
D Đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Ba Vì và Đan Phượng, Hà Nội Y dược 0
D đánh giá khả năng định tính nhóm beta agonist trong thịt bằng kit betaagonist elisa của hãng randox Nông Lâm Thủy sản 0
P Đánh giá tính “hướng về cộng đồng” của chương trình đào tạo hệ đại học chính quy tại trung tâm đào t Luận văn Kinh tế 0
H Đánh giá thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top