suoingoc229

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae


A. Mở đầu - 1 -
B. Nội dung - 2 -
I. Điều ước quốc tế - 2 -
1. Khái niệm - 2 -
2. Ý nghĩa và vai trò của điều ước quốc tế - 3 -
II. Tập quán quốc tế - 5 -
1. Khái niệm. - 5 -
2. Vai trò và ý nghĩa của tập quán quốc tế. - 5 -
III. Mặc dù có nhiều ưu thể hơn so với tập quán quốc tế nhưng điều ước quốc tế không thể thay thế hoàn toàn vai trò của tập quán quốc tế trong quá trình điều chỉnh các quan hệ quốc tế. - 6 -
3. Kết luận. - 9 -


A. Mở đầu
Nguồn gốc của luật quốc tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về pháp lý và thực tiễn vì nó liên quan chặt chẽ đến việc xác định sự hình thành của quan hệ quốc tế nói riêng và quá trình thực thi luật quốc tế nói chung.
Về pháp lý, nguồn của luật quốc tế là hình thức chứa đựng các quy phạm quốc tế. Việc viện dẫn, áp dụng các loại nguồn của luật quốc tế hiện vẫn tuân theo cách xác định truyền thống như Khoản 1 – Điều 38 Quy chế tòa án công lý quốc tế quy định, theo đó, luật quốc tế có hai loại nguồn cơ bản là nguồn thành văn ( điều ước quốc tế ) và nguồn bất thành văn ( tập quán quốc tế ) với nội dung chứa đựng các quy phạm luật quốc tế, trực tiếp điều chỉnh quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của các chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế.
Trong quan hệ quốc tế hiện đại, cùng với sự gia tăng không ngừng các hình thức điều ước như hiện nay, sẽ có không ít người tự đặt ra cho mình câu hỏi, có khi nào tập quán quốc tế mất đi vai trò của mình trong quá trình điều chỉnh các quan hệ quốc tế và bị thay thế hoàn toàn bằng điều ước quốc tế không ?
B. Nội dung
I. Điều ước quốc tế
1. Khái niệm
Theo Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế được kí kết giữa các quốc gia thì điều ước quốc tế là : “một thỏa thuận quốc tế được kí kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh không phụ thuộc vào tên gọi của văn bản cũng như không phụ thuộc vào việc nó được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hay trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau”.
Như vậy điều ước quốc tế là văn bản pháp lý quốc tế, do các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên, nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau, thông qua các quy phạm gọi là quy phạm điều ước.
Điều ước quốc tế được coi là nguồn cơ bản của luật quốc tế vì tuyệt đại bộ phận quy phạm của luật quốc tế đều nằm trong điều ước quốc tế và do các quốc gia xây dựng nên. Ví dụ như để điều chỉnh các vấn đề về quốc tịch của công dân có: công ước Lahaye năm 1930 về xung đột quốc tịch, công ước 1957 về quốc tịch; về quyền con người có : tuyên ngôn thế giới về nhân quyền 1948, công ước 1989 về quyền trẻ em; về vấn đề lãnh thổ của các quốc gia có : công ước luật biển 1982 của Liên hợp quốc, hiệp ước về Nam cực năm 1959 điều chỉnh việc sử dụng Nam cực…
Với tư cách là nguồn cơ bản của luật quốc tế, điều ước quốc tế phải đáp ứng các điều kiện sau : là sự thỏa thuận giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nhằm thiết lập những quy tắc pháp lý bắt buộc; điều ước phải có nội dung phù hợp với những nguyên tắc cơ bản và các quy phạm có giá trị cao nhất của luật quốc tế (ví dụ các điều ước quốc tế có những quy định trái với hiến chương Liên hợp quốc được coi là trái pháp luật quốc tế và không thể được nhìn nhận là nguồn của luật quốc tế).

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

PhngChi

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế

hjbmnm
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Phân tích nội dung các quyết định truyền thông Marketing và mối quan hệ giữa nó với các quyết định Marketing khác trong Marketing Marketing 0
D MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY Văn hóa, Xã hội 0
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0
D Mối quan hệ tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị nguồn nhân lực Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong chủ nghĩa Mác- Lênin Môn đại cương 0
D Vận dụng quan điểm của triết học Mác về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Môn đại cương 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa thanh khoản cổ phiếu và tỷ lệ chia cổ tức của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top