lina_232000

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Văn học Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2009
Tìm hiểu một số vấn đề quan niệm thể loại thơ, thơ tự do, lịch sử hình thành và phát triển thơ tự do ở phương Đông, phương Tây và ở Việt Nam. Nghiên cứu bối cảnh đời sống xã hội, ý thức nghệ thuật của người cầm bút và các khuynh hướng phát triển thơ tự do 1975 - 2000: khuynh hướng tiếp nối thơ tự do truyền thống và khuynh hướng đổi mới thơ tự do theo hướng hiện đại chủ nghĩa. Phác họa diện mạo của thơ tự do trong giai đoạn 1975 - 2000 từ các khuynh hướng phát triển cho tới những tìm tòi cách tân về hình thức nghệ thuật, thể hiện qua một số cách biểu hiện của thơ tự do như hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ, nhịp điệu thơ và cấu trúc văn bản ngôn từ. Luận văn góp phần vào việc khẳng định vị trí và những ưu thế của thể thơ tự do trong tiến trình phát triển nền thơ ca Việt Nam

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc, đồng thời cũng đưa tới một chặng đường
mới của nền văn học Việt Nam. Đã hơn ba mươi năm kể từ thời điểm lịch sử đó, nền văn
học Việt Nam luôn đồng hành và gắn bó với vận mệnh của dân tộc, đi qua những bước
thăng trầm và thực sự đã tạo ra những biến đổi sâu sắc, toàn diện, làm nên diện mạo của
một giai đoạn văn học mới. Ba mươi năm chưa phải là khoảng thời gian dài đối với tiến
trình lịch sử của một nền văn học nhưng cũng không phải là ngắn ngủi, quan trọng hơn, nó
đã đủ để tạo nên diện mạo mới với những đặc điểm và quy luật vận động riêng của một giai
đoạn văn học. Nhìn lại chặng đường văn học từ sau 1975, dừng lại ở thể loại thơ - điệu nhạc
của tâm hồn; ta không khỏi ngạc nhiên thấy sự tồn tại với vị trí khá đặc biệt của thể thơ tự
do.
Ra đời vào khoảng những năm ba mươi của thế kỷ XX cho đến giai đoạn từ sau
1975, thể thơ tự do ngày càng khẳng định được vai trò của nó trong việc thoả mãn nhu
cầu sáng tác của các nhà nghệ sĩ cũng như nhu cầu thưởng thức của đông đảo công
chúng yêu thơ. Với những câu thơ không bị gò bó về vần, luật; với những bài thơ
không bị bó hẹp trong khuôn khổ của câu chữ, thơ tự do đã trở thành một thể thơ
không thể thay thế trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Sự thành công của hình thức thơ
này đã khiến nó trở thành mối quan tâm của ngành văn học sử cũng như lý luận thơ ca.
Một loạt vấn đề cần đặt ra để lý giải sự phát triển và sức sống của thể thơ mới mẻ,
độc đáo này như: Nó đã ra đời và trải qua các giai đoạn phát triển như thế nào? Nó đã
đảm nhận vai trò chuyển tải nội dung ra sao? Có những điểm gì đáng chú ý trong hình
thức câu chữ của nó?...
Trong nhiều công trình lý luận về thơ ca cũng như văn học sử Việt Nam những
năm gần đây, các nhà nghiên cứu cũng đã có đề cập đến hình thức thơ tự do. Tuy
nhiên, việc nghiên cứu cho đến nay chỉ được đề cập đến trong những trang viết lẻ tẻ ở
những khía cạnh riêng biệt, chưa mang tính chất hệ thống để thấy được đặc trưng của
thể loại thơ này qua mỗi giai đoạn văn học. Bởi vậy mà luận văn đặt vấn đề: “Thể thơ
tự do trong thơ trữ tình Việt Nam 1975-2000” nhằm góp phần giải đáp một số vấn đề
về thể thơ nói chung và thể thơ tự do nói riêng trong giai đoạn mới hiện nay. Từ đó,
người viết cũng mong muốn có thể phần nào dẫn đến những gợi mở bổ ích cho thực
tiễn sáng tạo thơ ca cũng như thực tiễn giảng dạy thơ ca.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Với đề tài này, trước hết cần xác định thơ tự do là gì? Hiểu thế nào về khái niệm
thơ tự do và đặc trưng thi pháp của nó. Khi đã tìm hiểu thấu đáo vấn đề này thì đó sẽ là
công cụ chính để chúng tui đi sâu tìm hiểu về thể thơ tự do ở một giai đoạn phát triển
nở rộ của nó, giai đoạn 1975 – 2000. Trong giai đoạn văn học này, thi đàn Việt Nam
có sự đóng góp của nhiều gương mặt thơ với những bước đột phá như: Vi Thuỳ Linh,
Phan Huyền Thư, Dương Tường, Hoàng Hưng, Lê Đạt, Trần Dần... Đồng thời, cũng
có sự nối tiếp, duy trì của những nhà thơ đã khẳng định tên tuổi trong giai đoạn trước
như: Tố Hữu, Chế Lan Viên, Văn Cao, Phạm Tiến Duật, Thanh Thảo, Nguyễn
Duy...Do điều kiện về thời gian, người viết đã chọn cho mình một giải pháp là khảo
sát trên tư liệu tuyển tập Thơ Việt Nam 1975-2000 gồm có 3 tập với 1144 bài thơ
(NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2001). Vẫn biết rằng số lượng bài thơ có thể không đầy
đủ, gương mặt thi nhân có thể không điểm hết nhưng với những người thẩm bình thơ
đầy tâm huyết như: Vũ Quần Phương, Trần Đăng Khoa, Quang Huy, Lê Thành Nghị,
Nguyễn Phan Hách tuyển chọn, mong rằng đây là những bài thơ tiêu biểu nhất cho
phong cách của mỗi một tác giả. Ngoài ra, trong quá trình phân tích người viết cũng sẽ
khảo sát thêm một số các tác phẩm của các tác giả đã và đang tạo ra những làn sóng
tranh luận gay gắt, thậm chí đối lập trên thi đàn như : Trần Dần, Lê Đạt, Dương
Tường, Vi Thuỳ Linh, Phan Huyền Thư, Văn Cầm Hải... Thiết nghĩ, những tác giả này
đã ít nhiều mang đến cho thơ tự do nói riêng, cho giai đoạn văn học sau 1975 nói
chung một diện mạo mới, có nhiều vấn đề cần suy ngẫm.
Tất cả những tư liệu đó sẽ giúp người viết phác họa lên phần nào những đặc điểm
tiêu biểu của thơ tự do 1975 – 2000. Đồng thời, khẳng định sự đóng góp đầy ý nghĩa
của một thể thơ khá mới mẻ nhưng không còn xa lạ, tưởng như dễ làm nhưng cũng đòi
hỏi biết bao tâm huyết và dụng công của người nghệ sĩ ngôn từ.
3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Vốn có nền văn hoá lâu đời, có truyền thống yêu chuộng văn chương, dân tộc ta từ lâu
đã quan tâm đến việc tìm hiểu các hình thức thơ ca. Theo các nhà nghiên cứu cho biết thì
điều đó đã diễn ra từ thời Lê Thánh Tông, với tác phẩm Văn thành bút pháp của Vũ
Quỳnh. Rồi Phạm Đình Hổ cũng có bàn về hình thức thơ trong tập Vũ trung tuỳ bút. Tuy
nhiên, việc nghiên cứu về thể thơ tự do có lẽ là muộn hơn cả. Bởi bản thân sự ra đời của
thể thơ này trong nền văn học viết của dân tộc cho đến nay mới chưa đầy tám thập niên.
Hơn nữa việc tìm hiểu, đánh giá về bất cứ một hình thức nghệ thuật nào, đặc biệt là hình
thức nghệ thuật thơ ca – tiếng nói của cảm xúc có lẽ cũng cần có một quá trình lâu
dài dựa trên những đặc trưng mang tính ổn định; đồng thời cũng phải dựa trên những
thành tựu nhất định.
Nhìn lại các công trình nghiên cứu trong những năm gần đây, mặc dù chưa thực sự
trở thành hệ thống toàn diện song thơ tự do vẫn được nhiều tác giả đề cập tới. Có thể
điểm qua các loại công trình như sau:
(1) Công trình giới thiệu, nghiên cứu các thể thơ trong lịch sử thơ ca Việt Nam.
Chẳng hạn như: Thơ ca Việt Nam – hình thức và thể loại (Bùi Văn Nguyên – Hà Minh
Đức) ...
(2) Công trình lý luận văn học và lý luận thơ ca của các tác giả: Mã Giang Lân
(Thơ hình thành và tiếp nhận, Văn học hiện đại Việt Nam – Vấn đề tác giả, Tiến trình
thơ hiện đại Việt Nam), Phạm Quốc Ca (Mấy vấn đề về thơ Việt Nam 1975-2000), Hà
Minh Đức (Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại),...
(3) Các công trình tra cứu về văn học như: Từ điển văn học (Trung tâm từ điển
học), Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng
chủ biên)...
(4) Các bài nghiên cứu riêng lẻ được công bố trên các tập sách, tập san như:
Thơ Việt Nam sau 1975 – Diện mạo và khuynh hướng phát triển (Nguyễn Đăng Điệp –
Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy), Nhịp điệu thơ
hôm nay (Mã Giang Lân – Tạp chí Nghiên cứu văn học – số 3/2007), Thơ tự do: Cuộc
vật lộn tiếp diễn của sáng tạo và tiếp nhận (Vi Thuỳ Linh – Về một dòng văn
chương),

Tìm hiểu nội dung của các công trình trên đây ta thấy thơ tự do trong các giai đoạn
phát triển của nó đều được các nhà nghiên cứu ít nhiều đề cập đến. Theo ý kiến của
nhà nghiên cứu Mã Giang Lân, thực ra trong lời ca của một số làn điệu dân ca quan họ
(Bắc Ninh), hát xoan (Phú Thọ), các làn điệu chèo, ca Huế, các điệu hò...cũng đã có
những yếu tố của thơ tự do. Nhưng xuất hiện với tư cách là một thể thơ độc lập thì
phải đến thời kì thơ Mới, thơ tự do mới ra đời. Từ phong trào thơ Mới “Thơ tự do mở
đường nhập hội Tao Đàn” (Bằng Giang, Từ thơ Mới đến thơ tự do-NXB Phù Sa,Sài
Gòn,1961).
Năm 1971, Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức với chuyên luận Các thể thơ ca và sự
phát triển của hình thức thơ ca trong văn học Việt Nam (NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội,1971) đã có một cuộc tổng kết về hình thức thể loại của phong trào thơ Mới, trong
đó các ông đặc biệt chú ý đến thể thơ tự do: “Về hình thức, phong trào thơ Mới vốn đã
có những đóng góp quan trọng vào việc phát triển các thể thơ nâng cao khả năng biểu
hiện của một số thể thơ. Thể bốn từ, năm từ, bảy từ được sử dụng khá phổ biến. Thể
lục bát vẫn tiếp tục phát triển. Một số bài thơ hợp thể và tự do đã xuất hiện. Hình thức
hợp thể và tự do đó tuy mới xuất hiện nhưng đã gây được sự chú ý ở người đọc”. Có
thể nói, ngay từ khi mới ra đời, thơ tự do đã được người đọc biết đến và trở thành “tiêu
điểm” trên thi đàn, được giới phê bình nghiên cứu xem như một hiện tượng đặc biệt.
Cũng trên tinh thần ấy, với bài viết Thơ Mới (1932-1945) và thơ hôm nay đăng trên
báo Văn nghệ tháng 9-1994, Trần Thanh Đạm nhận xét: “Phong trào thơ Mới nổi lên
lúc đầu như là một cuộc cải cách về hình thức nghệ thuật thơ, tức là về thi pháp, một
cuộc vận động “cởi trói cho thơ” khỏi những ràng buộc của các khuôn phép cũ, nhất là
của thể Đường luật, được xem là tiêu biểu cho thơ cũ. Đồng thời, đó cũng là sự đề xuất
ra các thể thức mới cho thơ, trước hết là thể thơ tự do”. Như vậy, thơ tự do được coi là
hình thức nghệ thuật tiên phong trên mặt trận chống lại những ràng buộc khắt khe của
thơ cũ.
Cùng năm 1994, Trần Đình Sử trong bài viết Hành trình thơ Việt Nam hiện đại
(Báo Văn nghệ 1994) đã đánh giá rất cao vai trò của thơ Mới: “Thơ Mới (1932-1945)
đúng là bước ngoặt của thơ ca dân tộc...Thơ Mới đem lại hình thức mới cho thơ dân
tộc. Thơ Mới đã đem lại câu thơ tự do, giải phóng khỏi niêm, đối, bằng, trắc định sẵn”.
Nhìn chung, khi nhận định, đánh giá về phong trào thơ Mới 1932-1945, các tác giả
đều thống nhất ở một điểm: Khẳng định thơ Mới có vai trò quan trọng trong việc đổi
mới hình thức nghệ thuật thơ dân tộc, đặc biệt, thơ Mới đã tạo ra thể thức thơ tự do,
đối chọi lại những khuôn luật cứng nhắc của thơ cổ điển. Tuy nhiên, đúng như Hoài
Thanh trong Thi nhân Việt Nam đã nhận định: “Thơ tự do chỉ là một phần nhỏ của thơ
Mới. Phong trào thơ Mới trước hết là một cuộc thử nghiệm táo bạo để định lại giá trị
của những khuôn phép xưa” và “các khuôn phép mới xuất hiện đều bị tiêu trầm như
thơ tự do, thơ mười chữ, mười hai chữ hay đang sắp sửa tiêu trầm như cách gieo vần
phỏng theo thơ Pháp...”.
Ở giai đoạn lịch sử mới 1945-1975, thơ tự do nở rộ, đơm hoa kết trái. Tất nhiên,
lúc đầu, đã có không ít những ý kiến phản đối, kì thị. Cuộc tranh luận văn nghệ Việt
Bắc (1949) xoay quanh vấn đề thơ có vần hay không vần, thực chất là đề cập đến một
lối thơ tự do, phóng túng, không luật lệ. “Thời gian và thực tế phát triển của thơ Việt
Nam đã giải tỏa, đã chứng minh tất cả những gì mà Nguyễn Đình Thi sớm phát hiện


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phương pháp tiếp cận tác phẩm thơ tự do trong nhà trường thpt từ góc độ đặc trưng thể loại Luận văn Sư phạm 0
M Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi Kiến trúc, xây dựng 0
C Truyện thơ một số nước ở Đông Nam Á nguồn gốc và đặc trưng thể loại Luận văn Sư phạm 2
T Thơ ca Việt Nam : hình thức và thể loại Văn học 0
N Nghiên cứu trường từ vựng - ngữ nghĩa thể hiện tình yêu đôi lứa trong thơ Xuân Quỳnh Văn hóa, Xã hội 0
C Dạy học thơ Tố Hữu ở trung học phổ thông theo đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật : Luận văn Luận văn Sư phạm 0
D Dạy học thơ Nôm đường luật ở Trung học cơ sở theo đặc trưng thể loại : Luận văn ThS. Giáo dục học: 6 Luận văn Sư phạm 0
H Giảng dạy thơ trữ tình lớp 12 (chương trình chuẩn, trung học phổ thông) theo đặc trưng thể loại : Lu Luận văn Sư phạm 0
L Phương pháp dạy học thơ mới cho học sinh Trung học phổ thông từ góc độ đặng trưng thể loại Luận văn Sư phạm 0
T Thơ Nhật kí trong tù đậm đà màu sắc cổ điển, mà vẫn thể hiện sáng ngời tinh thần thời đại. Hãy giải Văn học 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top