Burrell

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong mọi quá trình sản xuất, là
động lực quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Trong nền kinh tế thị trường,
sức lao động trở thành hàng hóa trao đổi giữa người bán sức lao động (người lao
động làm thuê) và người mua sức lao động (ông chủ, người sử dụng lao động). Để
hàng hóa sức lao động từ người lao động đến người sử dụng lao động cần có
TTLĐ. Thị trường này được hình thành như một tất yếu khách quan nhằm thực hiện
tất cả các mối quan hệ xã hội giữa các chủ thể trên thị trường. Cũng như các loại
hình thị trường khác, trên TTLĐ, sự can thiệp của NN có vai trò rất quan trọng. Sự
can thiệp này nhằm hoàn thiện tổ chức, cơ chế hoạt động thị trường và từ đó phát
huy vai trò của nó trong quá trình phát triển hệ thống kinh tế.
Ở nước ta, trong quá trình đổi mới TTLĐ đã từng bước được hình thành và
phát triển. Tuy nhiên, đang trong quá trình hoàn thiện, nên diễn biến của TTLĐ còn
khá phức tạp, mang tính tự phát, ảnh hưởng xấu đến phát triển KT – XH của đất
nước.
Hà Nội – là thủ đô của cả nước, với số dân hơn 7, 2 triệu người (năm 2014).
Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có nhiều thuận lợi để TTLĐ phát triển. Trong
những năm qua, Thành phố đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, xây dựng đề án,
quy hoạch liên quan đến TTLĐ, đã tạo điều kiện thúc đẩy phát triển nguồn cung
ứng lao động, giải quyết việc làm trên địa bàn Thành phố, TTLĐ ở Hà Nội có nhiều
khởi sắc.
Tuy nhiên, so với tiềm năng sẵn có của Thủ đô, TTLĐ ở Hà Nội vẫn còn
nhiều hạn chế, như: cung cầu về lao động mất cân đối, vấn đề bảo đảm việc làm và
lưu động hóa nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực trình độ cao còn thấp; chưa
tạo được khung pháp lý và cơ hội cho người lao động có cơ hội lựa chọn việc làm,
ký kết hợp đồng lao động bình đẳng với chủ sở hữu lao động; chưa hoàn thiện
khung pháp chế và thể chế cần thiết về luật hợp đồng và tuyển dụng; chưa có những
cơ chế, chính sách phù hợp với quản lý và sử dụng lao động đối với người lao động
nhập cư. Nhìn chung, TTLĐ ở Hà Nội chưa thực sự phát triển mang tính bền vững.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và đặc biệt là hội nhập TPP, hội nhập AEC, công cuộc
phát triển TTLĐ ở Hà Nội đang đứng trước những cơ hội và thách thức rất lớn.
TTLĐ ở Hà Nội cần có sự quản lý thật sự hiệu quả từ phía NN. Vì vậy, hoàn thiện
công tác QLNN về TTLĐ ở Hà Nội trở thành vấn đề vô cùng quan trọng và cấp
thiết.
Để hoàn thiện công tác QLNN về TTLĐ ở Hà Nội, cần làm sáng tỏ các
vấn đề như: cơ sở lý luận của QLNN về TTLĐ là gì; thực trạng QLNN về TTLĐ ở
Hà Nội thời gian qua như thế nào; và cần đề xuất những giải pháp gì để hoàn
thiện công tác QLNN về TTLĐ ở Hà Nội trong thời gian tới?
Xuất phát từ những vấn đề trên đây, việc thực hiện đề tài “Quản lý nhà
nước về thị trường lao động ở Hà Nội” là có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn và thực
tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công
tác QLNN về TTLĐ ở Hà Nội.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
- Nghiên cứu lý thuyết nhằm góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận của QLNN
về TTLĐ.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác QLNN về TTLĐ ở Hà Nội trong
giai đoạn 2008 – 2014.
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về TTLĐ ở Hà Nội
trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Thị trường lao động ở Hà Nội và Quản lý Nhà nước về
thị trường lao động ở Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: ở Hà Nội
- Về thời gian: nghiên cứu cập nhật số liệu trong giai đoạn 2008 – 2014, đề
xuất giải pháp trong thời gian tới.
4. Đóng góp của luận văn.
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác QLNN về TTLĐ, khái
quát một số bài học kinh nghiệm đối với công tác QLNN về TTLĐ ở Hà Nội.
- Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về TTLĐ ở Hà Nội trong những năm
2008 – 2014, đưa ra những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân của công tác QLNN
về TTLĐ ở Hà Nội.
- Dựa trên quan điểm, mục tiêu phát triển của NN và TP, luận văn đề xuất 4
nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về TTLĐ ở Hà Nội trong thời gian tới.
5. Cấu trúc luận văn.
Ngoài phần: Mở đầu, Mục Lục, Tài liệu tham khảo, cấu trúc luận văn gồm 4
chương:
CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG LAO
ĐỘNG Ở HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2008 – 2014
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quản lý nhà nước về hải quan tại chi cục hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài Luận văn Luật 0
D Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực của Cảnh sát cơ động Công an thành phố Hà Nội Văn hóa, Xã hội 0
D Quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên cấp huyện Văn hóa, Xã hội 1
D quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Văn hóa, Xã hội 0
H Em nhờ ad tải hộ em Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với cơ sở du lịch trên địa bàn thành phố hồ chí minh Sinh viên chia sẻ 1
D Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo Luận văn Sư phạm 0
D quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế Văn hóa, Xã hội 0
D Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng ứng dụng tìm kiếm và quản lý nhà trọ online trên điện thoại Công nghệ thông tin 0
D Hoàn thiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở tỉnh hưng yên trong điều kiện đô thị hóa và công nghiệp hóa Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top