Ammiel

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

Phần I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau hơn hai mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam
đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn về kinh tế - xã hội bên cạnh các
mục tiêu phát triển toàn diện con người. Trong bối cảnh già hóa dân số đã và
đang diễn ra tài nhiều quốc gia ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lao động,
là thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, nhịp cầu nối xuyên suốt giữa các
thế hệ thành viên trong gia đình, trẻ em ở Việt Nam đã trở thành mối quan
tâm hàng đầu trong các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội. Phát triển đầy đủ
cả về thể chất và tâm hồn cho trẻ không chỉ có ý nghĩa trước mắt mà còn là sự
chuẩn bị bền vững cho tương lai.
Các số liệu thống kê cho thấy, Việt Nam có khoảng 24.930.000 trẻ em,
trong đó, khoảng 172.100 trẻ có hoàn cảnh mồ côi không nơi nương tựa, bị bỏ
rơi (năm 2005 là 143.000 trẻ) chiếm 0.69% tổng số trẻ em[1]. Số đối tượng trẻ
em này dự kiến sẽ còn tăng cao hơn bởi hiện tượng sinh con ngoài ý muốn ở các
phụ nữ trẻ và do tác động của đại dịch HIV/AIDS, với khoảng 263.400 trẻ sống
chung với cha mẹ dương tính với HIV trong năm 2005 [1].
Thể hiện sự quan tâm đặc biệt dành cho trẻ em, Việt Nam là nước đầu
tiên ở châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Quốc tế về
Quyền trẻ em của Liên hợp quốc (Việt Nam phê chuẩn ngày 20/02/1990).
Bốn nhóm quyền cơ bản của trẻ trong Công ước của Liên hợp quốc đã được
luật hóa trên cơ sở phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và pháp luật Việt Nam.
Cùng với việc hoàn thiện nhiều văn bản pháp lý liên quan như Luật Bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Nuôi con nuôi, Luật phòng chống mua bán
người… Đảng và Nhà nước ta cũng đã ban hành nhiều chương trình, chính
sách, kế hoạch hành động nhằm gắn mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em với các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội. Trong đó, hệ thống cơ sở
bảo trợ xã hội dành cho trẻ em được hình thành rộng khắp trên cả nước là sự
cụ thể hóa hành động của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong công tác bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhất là những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
trong đó có trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi.
Tính đến năm 2009, trên địa bàn cả nước có tất cả 262 [5, 362] cơ sở bảo
trợ xã hội công lập và ngoài công lập hoạt động dưới nhiều hình thức tên gọi
khác nhau như trung tâm (bảo trợ, cứu trợ, hỗ trợ, nuôi dưỡng, điều trị, điều
dưỡng, giáo dục, dạy nghề), làng trẻ em SOS, nhà trẻ, nhà tình thương, nhà
nuôi dưỡng, nhà an toàn, mái ấm tình thương, cô nhi viện, cơ sở nuôi dưỡng,
khu bảo trợ… Trong đó, mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội ở Hà Nội ngày càng
phát triển và đa dạng. Theo số liệu thống kê, Hà Nội có 20 cơ sở bảo trợ xã
hội, trong đó có đến 14 cơ sở bảo trợ xã hội dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt và 02 trung tâm có đối tượng bảo trợ trọng tâm là trẻ em mồ côi không
nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi [5, 6]. Tuy vậy, mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội
vẫn chưa thể đáp ứng kịp thời sự gia tăng nhanh chóng về số lượng đối tượng trẻ
em cần được bảo vệ.
Mặt khác, hoạt động bảo vệ trẻ em tại các cơ sở bảo trợ xã hội hiện nay
diễn ra như thế nào, liệu các hoạt động bảo vệ trẻ em đó có trở thành dịch vụ xã
hội chuyên nghiệp không hay còn mang nặng tính từ thiện, nhân đạo, vai trò
của cán bộ, nhân viên xã hội tại các cơ sở bảo trợ xã hội đó ra sao là những vấn
đề hết sức quan trọng cần được làm rõ nhằm góp phần nâng cao hiệu quả bảo
vệ trẻ em tại các cơ sở bảo trợ xã hội.
Trước sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước thể hiện qua các văn
bản pháp lý, các chế độ, chính sách hỗ trợ, ưu đãi về giáo dục, y tế, tài chính
cho các cơ sở bảo trợ xã hội và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; trước thực trạng
quá tải đến mức báo động số lượng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em
bị bỏ rơi tại cơ sở bảo trợ xã hội; trước vấn đề đặt ra là hoạt động bảo vệ trẻ em
mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại các trung tâm bảo trợ xã hội
hiện nay diễn ra như thế nào, vai trò của các nhân viên xã hội ở các trung tâm
này ra sao, đã gợi mở cho chúng tui đề tài nghiên cứu Đánh giá hoạt động bảo
vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại trung tâm bảo trợ
xã hội trên địa bàn Hà Nội (nghiên cứu trường hợp tại Trung tâm nuôi dưỡng
Trẻ em mồ côi Hà Cầu).
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trẻ em là một trong những nhóm đối tượng nhận được sự quan tâm đặc
biệt của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các chuyên gia, học giả trong và
ngoài nước. Trong phạm vi các công trình có liên quan đến đề tài, nhóm nghiên
cứu lựa chọn và phân tích một số công trình nghiên cứu, các đánh giá, bài viết
tiêu biểu.
Thứ nhất, công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến trẻ em nói chung
“Những điểm mở và thách thức cơ bản với cách làm chương
trình dựa trên cơ sở quyền con người cho phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam” là
công trình nghiên cứu của tác giả Christian Salazar Volkmann đề cập đến vấn
đề quyền của phụ nữ và trẻem. Tác giả đã làm rõ những yếu tố cơ hội và
thách thức cơ bản nhất liên quan đến chương trình đảm bảo quyền và sự tham
gia của phụ nữ và trẻ em Việt Namtrên cơ sở tiếp cận từ quyền con người.
Tác giả đồng thời cho thấy, thực hiện đầy đủ quyền đối với phụ nữ và trẻ em
mang lại động lực cần thiết để họ tham gia đầy đủ, có hiệu quả vào các hoạt
động xã hội.
“Tìm hiểu ảnh hưởng của quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong gia
đình với nhau và với trẻ tới sức khỏe của trẻ em trong các gia đình Việt Nam
hiện nay” của tác giả Mai Thị Kim Thanh đăng trên Kỉ yếu Hội nghị Khoa
học nữ Đại học Quốc gia Hà Nội lần thứ 6 năm 2001. Tác giả đã nhận định
mức độ tâm sự của những người thân trong gia đình đối với trẻ em được thể
hiện như sau: tâm sự giữa bố, mẹ với con chiếm 46,2%, ông bà với cháu
chiếm 24,8%, mẹ với con chiếm 24,7%, ít tâm sự chiếm 8,0%, anh chị em với
nhau chiếm 5,8%, bố với con chiếm 4,6% và không tâm sự chiếm 4,5%. Tỷ lệ
tâm sự giữa bố, mẹ, ông, bà với con cái càng thấp thì càng ảnh hưởng đến sức
khỏe con cái, đặc biệt là sức khỏe tinh thần.
Tác giả Trịnh Hòa Bình với nghiên cứu “Sự hiểu biết giữa gia đình và
trẻ em về vấn đề quyền trẻ em hiện nay” đăng trên Tạp chí Xã hội học số
4/2005. Nghiên cứu tập trung điều tra về kiến thức, thái độ, hành vi của cộng
đồng về quyền trẻ em, (2004- 2005) trên quy mô 10 tỉnh, thành phố trong cả
nước với sự tham gia của 3000 cha mẹ. Một trong những phát hiện quan trọng
trùng khớp với những vấn đề nói trên là sự thấu hiểu giữa cha mẹ và con cái
còn nhiều bất cập thể hiện qua những mâu thuẫn cơ bản trong gia đình Việt
Nam hiện nay qua việc phân tích những thông tin định tính và định lượng từ
cuộc khảo sát.
“Báo cáo Phân tích tình hình trẻ em ở Việt Nam” do UNICEF thực hiện
năm 2010. Báo cáo lấy cách tiếp cận dựa trên quyền con người, xem xét tình
hình trẻ em dựa trên quan điểm các nguyên tắc chính về quyền con người như
bình đẳng, không phân biệt đối xử và trách nhiệm giải trình. Kết quả nghiên
cứu đã làm rõ tình hình trẻ em nam và nữ, nông thôn và thành thị, dân tộc
Kinh và dân tộc thiểu số, trẻ em giàu và trẻ em cùng kiệt hiện nay ở Việt Nam.
Trong đó, nhóm trẻ em thiếu sự chăm sóc của bố mẹ ở Việt Nam có diễn biến
phức tạp. Các cơ sở chăm sóc cả công lập và dân lập có ở hầu hết các tỉnh
thành trong cả nước dưới nhiều hình thức như chăm sóc tại nhà, chăm sóc tập
trung và các hình thức chăm sóc hỗ trợ không chính thức khác. Tình trạng số

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Huynm

New Member
Re: Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn Hà Nội (nghiên cứu trường hợp tại Trung tâm nuôi dưỡng Trẻ em mồ côi Hà Cầu). Lu

Ad ơi, em nhấn vào link ad đăng mà k được. Ad cho em xin link để tài với ạ
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Xây dựng Công nghiệp Mỏ Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam bằng mô hình DEA Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thạc sĩ kinh tế Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai hà nội chi nhánh huyện mỹ đức Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hoạt động Marketing bất động sản của Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung Marketing 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh Giá Khả Năng Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Công Nghệ Aao Trong Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Khoa học kỹ thuật 0
D Hoạt động thu thập và đánh giá chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng tại các Tòa án nhân dân ở tỉnh Lạng Sơn Luận văn Luật 0
D Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top