thyhang159

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, vốn đầu tư cho phát triển là một
trong những yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của mỗi quốc gia.
Đối với Việt Nam, một quốc gia có nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề bởi
chiến tranh, các nguồn lực trong nước hạn chế, tích lũy chưa cao, việc thu hút
các nguồn vốn đầu tư để thực hiện quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa trở
thành chiến lược quan trọng của nền kinh tế. Bên cạnh các nguồn vốn đầu tư
trực tiếp trong, ngoài nước thì vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của các tổ
chức quốc tế, các nước phát triển là một kênh cấp vốn quan trọng cho sự nghiệp
phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.
Việt Nam chính thức được nhận nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
của của rất nhiều nhà tài trợ song phương, đa phương, các tổ chức phi chính
phủ, các quốc gia từ năm 1993. Sau hơn 20 năm thực hiện ODA đã phần nào
đáp ứng được nhu cầu bức thiết về vốn trong công cuộc Công nghiệp hóa – hiện
đại hóa đất nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững và
xóa đói giảm nghèo. Việt Nam luôn được các nhà tài trợ đánh giá là điểm sáng
trong thu hút, sử dụng ODA và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng
các nhà tài trợ trên thế giới.
Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế
toàn cầu, sự đóng góp của các nhà tài trợ có sự giảm sút so với thời gian trước.
Việc quản lý và sử dụng ODA phát sinh nhiều bất cập như thời gian giải ngân
chậm, lãng phí, sử dụng sai mục đích, tham nhũng gây mất lòng tin đối với nhà
tài trợ. Bên cạnh đó, năm 2010, Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình
vì vậy một số nhà tài trợ sẽ cắt giảm nguồn tài trợ này hay cắt giảm các điều
kiện ưu tiên đối với Việt Nam. Ngoài ra, việc sử dụng ODA nhiều ưu đãi luôn
có các điều kiện ràng buộc đi kèm, đó là sự chi phối về kinh tế, chính trị và xã
hội. Câu hỏi đặt ra là: “Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Việt
Nam thời gian qua như thế nào? Việt Nam sẽ làm gì để tiếp tục có được nguồn
vốn này trong thời gian tới?”
Xuất phát từ yêu cầu trên, đề tài “Thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam
giai đoạn 2010 -2015. Thực trạng và giải pháp” được lựa chọn nghiên cứu làm
luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay có rất nhiều đề tài nghiên cứu, bài tham luận, bài viết trên các
tạp chí về nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Các nghiên cứu tập
trung nêu lên các vấn đề về tình hình của thu hút và quản lý sử dụng ODA, các
giải pháp để nâng cao hiệu quả của ODA. Cụ thế:
Tác giả Lê Đăng Doanh (2014) đã nêu lê sự cần thiết phải thay đổi nhận
thức về ODA trong bài nghiên cứu “Đổi mới nhận thức về ODA”. Theo nhà
nghiên cứu “Vốn ODA chủ yếu là vốn tín dụng, hoàn toàn không phải là viện trợ
không hoàn lại” hay “tiền chùa” như vẫn bị cố ý hiểu lầm trong một bộ phận
không nhỏ cán bộ và dân chúng. Sau khi Việt Nam gia nhập nhóm thấp nhất
trong những nước có thu nhập trung bình thì điều kiện ưu đãi giảm đi, điều kiện
vay và trả nợ cũng khắc nghiệt hơn. Những hệ lụy này của ODA còn chưa được
làm rõ trong công luận, trong khi căn bệnh “nghiện ODA” gắn liền với lợi ích
nhóm, tư duy nhiệm kỳ thành tích chủ nghĩa đã và đang khiến số công trình sử
dụng vốn ODA xuất hiện quá nhiều và liên tục nối nhau dẫn tới tình trạng giải
phóng mặt bằng không triển khai kịp, vốn đối ứng không có đủ, khiến các công
trình chậm hoàn thành, kém hiệu quả.
Tác giả Hoàng Xuân Trung đã chỉ ra kinh nghiệm thu hút và quản lý
ODA của EU tại các nước Châu Á trong bài viết “Kinh nghiệm thu hút sử dụng
vốn ODA EU tại các nước Châu Á” đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu Châu Âu số
6 (93) năm 2008. Trong quản lý ODA, Trung Quốc đặc biệt đề cao vai trò quản
lý và giám sát của Bộ Tài Chính và Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia dựa
trên nguyên tắc “ai hưởng lợi, người đó trả nợ”. Các quốc gia Châu Á khác như
Thái Lan, Myanmar, Philipines... sử dụng ODA dựa trên quan điểm tận dụng
nguồn vốn huy động từ bên ngoài phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, đảm bảo
phát triển bền vững mà không gây tác động xấu tới an ninh tài chính quốc gia.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Khách hàng và các biên pháp thu hút khách hàng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Luận văn Kinh tế 0
A chính sách thu hút FDI hàn quốc 2000 2012, thực trạng và Bài học kinh nghiệm Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D nghiên cứu thị trường khách du lịch châu âu và biện pháp thu hút du lịch thị trường này của việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Cơ sở lý luận về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Luận văn Kinh tế 0
H Thực trạng và giải pháp thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2020 Luận văn Kinh tế 2
N Phương hướng và biện pháp nhằm thu hút khách nội địa ở khách sạn Việt Thành Luận văn Kinh tế 0
V Phân tích thực trạng nguồn khách và một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách đến khách Luận văn Kinh tế 0
C Giải pháp trong việc thu hút và sử dụng FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
S Nâng cao hiệu quả công tác thu hút và tuyển chọn lao động ở công ty Thạch Bàn Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top