ngocthe76

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
PHẦN 2: NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP
CHƯƠNG 1:
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG
CHÍNH TRỊ TỈNH NGHỆ AN

1. Quá trình hình thành và phát triển

Đầu thập niên 90, bối cảnh quốc tế diễn ra hết sức phức tạp: Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ (1991); Chủ nghĩa tư bản tạm thời thắng thế, Mỹ và các thế lực thù địch tiếp tực thực hiện âm mưu “Diễn biến hoà bình” hòng tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa xã hội và áp đặt sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc. Học thuyết Mác – Lênin về chủ nghĩa xã hội khoa học đứng trước những thách thức mới cực kì to lớn.
Trước tình hình đó, Đại hội VII của Đảng khẳng định tiếp tục xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công cuộc đổi mới vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Đại hội đề ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kì 1991 – 2000. Thể chế hoá đường lối đổi mới của Đảng, nhà nước, nhà nước ta ban hành hiến pháp mới - Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
Để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, Bộ chính trị đã ban hành nghị quyết quan trọng (số 01/1991) “Về công tác lí luận trong giai đoạn hiện nay.” Sau khi kiểm điểm đánh giá những ưu điểm và yếu kém trong công tác lí luận năm vừa qua, Nghị quyết Bộ chính trị đã đề ra phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới và: “Tiếp tục đổi mới tư duy lí luận, đi sâu tổng kết thực tiễn và phát triển lí luận một cách sáng tạo; trước hết là tổng kết có lí luận những kinh nghiệm cơ bản trong cuộc sống đổi mới…”. Nghị quyết cũng đã ghi rõ nội dung công tác cụ thể trong đó có nhiệm vụ “Sắp xếp lại các cơ quan nghiên cứu, các cơ sở đào tạo, phân định rõ chức năng nhiệm vụ, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ…”
Thực hiện Nghị quyết số 01 của Bộ chính trị, trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương đổi tên thành Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Các trường Đảng ngành, khu vực và trường tuyên huấn được tổ chức, sắp xếp lại thành các phân viện trực thuộc học viện như: Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Phân viện Hà Nội, Phân viện Đà Nẵng, Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh với chức năng vừa là đơn vị đào tạo cán bộ, vừa là cơ quan nghiên cứu khoa học về lí luận chính trị và quản lí nhà nước…Trường hành chính Trung ương cũng được tổ chức lại, được giao thªm chức năng, nhiệm vụ và được đổi tên thành Học viện Hành chính Quốc gia.
Ở Nghệ An, sau khi xin ý kiến của Ban Bí thư Trung ương, ngày 05 tháng 4 năm 1993, Ban thường vụ tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định số 334/QĐ-TU “Về việc thành lập Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Tỉnh Nghệ An”. Tiếp đó, ngày 27 tháng 8 năm 1993, Uỷ ban nhân dân Tỉnh đã ra QuyÕt định số 1779/QĐ-UB thể chế hoá về mặt nhà nước quyết định nói trên của tỉnh uỷ.
Theo các quyết định của Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Nghệ An được thành lập trên cơ sở hợp nhất 3 trường: Trường Đảng Trần Phú, Trường Quản lý nhà nước, và Trường Thanh vận Lý Tự Trọng. Trường chính thức hoạt động từ tháng 10 năm 1993. Địa điểm của trường gồm 2 cơ sở: Cơ sở 1 tại trường đảng Trần Phú cũ (121 Lê Hồng Phong, phường Hưng Dũng), cơ sở 2 tại Trường Quản lý nhà nước cũ (247 – Lê Duẩn, phường Trung Đô, đến năm 1999 cơ sở này được nhượng lại cho Trường THPT dân lập Nguyễn Huệ).
Sau một thời gian ngắn tích cực, khẩn trương ổn định tổ chức bộ máy, xây dựng kế hoạch mở lớp và chương trình đào tạo, bồi dưỡng, phân công giảng viên biên soạn bài giảng…Đầu năm 1994, trường đã triển khai việc mở các lớp đào tạo chương trình trung cấp chính trị, đồng thời cả hệ tập trung và tại chức. Cùng với việc mở các lớp trung cấp, trường tổ chức các lớp nghiệp vụ công tác Đoàn, Hội, Đội và lớp bồi dưỡng kiến thức quản lí nhà nước cho cán bộ chính quyền cơ sở. Riêng các lớp mở tập trung được tổ chức cùng lúc cả hai cơ sở; nhưng do thiếu phòng học và nơi ăn nghỉ của học viên nên lưu lượng cũng chỉ duy trì thường xuyên 4 đến 5 lớp cho 200 – 250 học viên (cả đào tạo và bồi dưỡng tập trung).
Một năm sau khi một số tỉnh thành lập Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh, Ban Bí Thư Trung ương Đảng tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm và đã ban hành Quyết định số 88 – Q/Tw, ngày 05 tháng 9 năm 1994 “Về việc thành lập các Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”.
Đối chiếu với Quyết định 88 của Trung ương thì những qui định tại Quyết định 334 của Tỉnh ủy và Quyết định 1779 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An cơ bản là phù hợp. Do vậy, sau khi có quyết định 88 của Ban bí thư trung ương, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo trường tiếp tục quán triệt và xác định đầy đủ hơn chức năng, nhiệm vụ của trường. Trên cơ sở đó đẩy mạnh các hoạt động, nhất là lĩnh vực đào tạo cán bộ. Đồng thời, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
Từ năm 1995, từng bước đa dạng hóa các loại hình đào tạo, Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Nghệ An đã chủ động phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Phân viện Hà Nội mở các lớp cử nhân chính trị, cử nhân xây dựng Đảng – chính quyền nhà nước tại trường. Đây là các lớp do giảng viên Học viện và các Phân viện trực tiếp giảng dạy, cấp bằng tốt nghiệp, Tỉnh ủy chịu trách nhiệm về tổ chức chiêu sinh, bảo đảm kinh phí; trường là địa điểm mở lớp, chịu trách nhiệm tổ chức phục vụ và quản lí học viên. Lưu lượng học viên duy trì mỗi năm 1 đến 2 lớp, mỗi lớp trên 100 học viên. Đối tượng dự học là các cán bộ lãnh đạo, quản lí các ban ngành của tỉnh và cán bộ chủ chốt các huyện, thành phố. Sau đó, trường phối hợp với Phân viên Báo chí và Tuyên truyền mở lớp đại học báo chí cho cán bộ, phóng viên.

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 2
PHẦN 2: NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP 3
CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG
CHÍNH TRỊ TỈNH NGHỆ AN 3
1. Quá trình hình thành và phát triển 3
1.1. Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy 6
1.2. Đánh giá khái quát tình hình 11
1.3. Nội dung tổ chức công tác 12
CHƯƠNG 2: C¬ së lÝ luËn cña c«ng t¸c THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY 13
2.1. C¬ së lÝ luËn cña c«ng t¸c ®µo t¹o vµ båi d¬ìng c¸n bé 13
2.1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của cán bộ 13
2.1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của công tác cán bộ 14
2.1.3. Yêu cầu đối với cán bộ cách mạng 14
2.1.4. Quan điểm của Hồ Chí Minh về công tác cán bộ 18
2.2. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao chÊt l¬îng ®µo t¹o vµ båi d¬ìng
®éi ngò c¸n bé trong giai ®o¹n hiÖn nay 23
2.2.1. Nguyên nhân 30
2.2.2. Giải pháp và một số bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng
quá trình đào tạo và bồi dưỡng cán bộ 32
2.2.2.1. Giải pháp 32
2.2.2.2. Một số bài học kinh nghiệm 33
2.2.2.3. Phương hướng và nhiệm vụ 37
KẾT LUẬN 39
tµi liÖu tham kh¶o 40

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

caotrangctc

New Member
Re: [Free] Báo cáo Trường chính trị tỉnh Nghệ An với công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ giai đoạn hiện nay

mình cần download tài liệu này, admin cho mình link nha, thank
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 0
T Quản trị rủi ro tài chính - Nghiên cứu trường hợp Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam Luận văn Kinh tế 1
C Ứng dụng phương pháp quản trị theo mục tiêu cho khối hành chính tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Luận văn Kinh tế 0
M Vai trò của phụ nữ trong hệ thống chính trị ở cơ sở (Nghiên cứu trường hợp xã Liên Minh, huyện Vụ Bả Văn hóa, Xã hội 0
Z Xã hội hóa chính trị của thanh niên (nghiên cứu trường hợp cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gư Văn hóa, Xã hội 0
S Nghiên cứu tính tích cực học tập môn chính trị của học sinh trường Trung cấp Cảnh sát Nhân dân I Tâm lý học đại cương 0
V Giáo dục lý luận chính trị với việc hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên các trường cao Kinh tế chính trị 0
V Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy lý luận chính trị ở các trường cao đẳng kĩ thuậ Kinh tế chính trị 0
C Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở trường Chính trị tỉnh Bắc Giang dưới ánh sáng tư tư Văn hóa, Xã hội 2
C Đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị trong khối trường cao đẳng quân sự trước tình hình mới Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top