trami56

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

Đánh giá tổng quan về tình hình sản xuất và tiêu thụ của thị trường thép trên thế giới những năm gần đây. Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của ngành thép Việt Nam từ năm 1959-2005 để đánh giá thực trạng và các vấn đề đặt ra, từ đó đưa ra dự báo xu hướng và các giải pháp nhằm thúc đẩy ngành thép Việt Nam phát triển phù hợp với những đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới đến năm 2020

PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong hai thập kỷ đổi mới 1986-2005, Việt Nam đã thiết lập quan hệ
thương mại với 160 nước và vùng lãnh thổ, trong đó đã ký kết được 90 hiệp
định thương mại song phương, có thoả thuận đối xử tối huệ quốc với 82 quốc
gia; đồng thời còn tham gia nhiều tổ chức kinh tế của khu vực và thế giới. Nhờ
kiên trì thực hiện đường lối đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã
thoát khỏi tình trạng bị bao vây cấm vận, tạo dựng được môi trường quốc tế và
khu vực thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước, GDP tăng trưởng
bình quân 7,2%/năm trong giai đoạn 1991-2000, năm 2003 đạt 7,24%, năm
2004 là 7,7%, năm 2005 đạt 8,4%, và năm 2006 ước đạt 8,5% - là nước có tốc
độ tăng trưởng GDP thứ hai thế giới, sau Trung Quốc. Tốc độ tăng trưởng của
nền kinh tế và nhu cầu phát triển của xã hội cũng đã và đang đặt ra hàng loạt
vấn đề đối với ngành thép của Việt Nam.
20 năm đổi mới vừa qua cũng là thời kỳ phát triển khá mạnh của ngành
thép Việt Nam. Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và thực
hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, đã dần hình thành một hệ
thống tiêu thụ và cung ứng thép hoàn toàn mới so với thời kỳ kế hoạch hoá tập
trung bao cấp, trong đó có sự tham gia tích cực của hầu hết thành phần kinh tế.
Trong bối cảnh đó, Nhà nước khó kiểm soát được giá cả và chất lượng thép xây
dựng, nếu không có một ngành sản xuất thép đủ mạnh trong nước và những cơ
chế chính sách phù hợp đối với ngành này. Do đó, từ giữa năm 1994, Chính phủ
đã quyết định sáp nhập Tổng công ty Kim khí vào Tổng công ty Thép Việt
Nam, và cũng từ đó, vai trò, vị trí của Tổng công ty Thép Việt Nam (VSC) đã
trở nên quan trọng hơn so với các thời kỳ trước đây, nhất là trong việc đáp ứng
nhu cầu và bình ổn giá thép trong nước.
Ngày 12 tháng 4 năm 1995, Bộ Chính trị đã có văn bản kết luận số 112-
TB/TW về chiến lược phát triển sản xuất thép đến năm 2010, trong đó nhấn
mạnh:
"Thép là vật liệu chủ yếu của nhiều ngành công nghiệp, có vai trò quyết
định tới sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong những năm
qua, ngành thép đã có nhiều cố gắng khai thác, cải tạo và mở rộng những cơ sở
sản xuất cũ và liên doanh với nước ngoài tăng năng lực sản xuất và sản lượng
thép hàng năm với tốc độ khá nhanh. Tuy nhiên so với yêu cầu của đất nước thì
mức sản xuất thép hiện nay còn rất thấp. Phát triển nhanh ngành thép là một yêu
cầu khách quan, cấp bách và có ý nghĩa chiến lược... Ngoài việc đáp ứng đủ
thép xây dựng, ngành thép phải quan tâm xây dựng nhà máy chuyên sản xuất
các loại thép có chất lượng cao, thép hợp kim, và một số loại thép đặc biệt phục
vụ ngành chế tạo máy và công nghiệp quốc phòng...Việc đào tạo đội ngũ cán bộ
quản lý, khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề có đủ trình độ tiếp nhận những
trang thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực luyện kim nhằm
thực hiện chiến lược phát triển sản xuất thép tới năm 2010 là một đòi hỏi rất bức
thiết. Ban Cán sự đảng các Bộ, ngành có liên quan cần có kế hoạch đào tạo hàng
năm tại các trường trong nước và gửi đi đào tạo ở nước ngoài..."
Các công ty lưu thông thành viên của VSC chuyên kinh doanh các sản
phẩm kim khí đã phải vượt qua nhiều khó khăn để thích ứng với tình hình mới.
Tuy nhiên, qua hoạt động thực tế, các công ty này đã và đang phải đối mặt với
những thách thức mới, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Các
cách quản lý cũ không còn phù hợp nữa, vì bộc lộ quá nhiều điểm bất
hợp lý, dẫn đến giảm khả năng kinh doanh có lãi. Hiện nay, vẫn chưa có được
sự gắn kết chặt chẽ và hài hoà giữa các đơn vị thành viên của VSC trên lĩnh vực
lưu thông; sự phối hợp giữa các đơn vị còn rời rạc, tình trạng chồng chéo về tổ
chức mạng lưới tiêu thụ, cạnh tranh nội bộ còn khá phổ biến, gây ra không ít
những tổn thất chung, làm giảm sức mạnh tổng hợp và những lợi thế vốn có của
một tổng công ty nhà nước trên thương trường. Mặt khác, trong điều kiện nước
ta phải thực hiện đầy đủ các cam kết tự do hoá thương mại theo AFTA, và nhất
là khi chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì chính sách
bảo hộ của Nhà nước đối với ngành thép sẽ phải thay đổi một cách căn bản.
Những diễn biến này đã và sẽ mang đến những cơ hội, thách thức lớn đối với
các hoạt động sản xuất-kinh doanh của VSC và của ngành thép Việt Nam nói
chung.

"Thép là vật liệu chủ yếu của nhiều ngành công nghiệp, có vai trò quyết
định tới sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong những năm
qua, ngành thép đã có nhiều cố gắng khai thác, cải tạo và mở rộng những cơ sở
sản xuất cũ và liên doanh với nước ngoài tăng năng lực sản xuất và sản lượng
thép hàng năm với tốc độ khá nhanh. Tuy nhiên so với yêu cầu của đất nước thì
mức sản xuất thép hiện nay còn rất thấp. Phát triển nhanh ngành thép là một yêu
cầu khách quan, cấp bách và có ý nghĩa chiến lược... Ngoài việc đáp ứng đủ
thép xây dựng, ngành thép phải quan tâm xây dựng nhà máy chuyên sản xuất
các loại thép có chất lượng cao, thép hợp kim, và một số loại thép đặc biệt phục
vụ ngành chế tạo máy và công nghiệp quốc phòng...Việc đào tạo đội ngũ cán bộ
quản lý, khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề có đủ trình độ tiếp nhận những
trang thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực luyện kim nhằm
thực hiện chiến lược phát triển sản xuất thép tới năm 2010 là một đòi hỏi rất bức
thiết. Ban Cán sự đảng các Bộ, ngành có liên quan cần có kế hoạch đào tạo hàng
năm tại các trường trong nước và gửi đi đào tạo ở nước ngoài..."
Các công ty lưu thông thành viên của VSC chuyên kinh doanh các sản
phẩm kim khí đã phải vượt qua nhiều khó khăn để thích ứng với tình hình mới.
Tuy nhiên, qua hoạt động thực tế, các công ty này đã và đang phải đối mặt với
những thách thức mới, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Các
cách quản lý cũ không còn phù hợp nữa, vì bộc lộ quá nhiều điểm bất
hợp lý, dẫn đến giảm khả năng kinh doanh có lãi. Hiện nay, vẫn chưa có được
sự gắn kết chặt chẽ và hài hoà giữa các đơn vị thành viên của VSC trên lĩnh vực
lưu thông; sự phối hợp giữa các đơn vị còn rời rạc, tình trạng chồng chéo về tổ
chức mạng lưới tiêu thụ, cạnh tranh nội bộ còn khá phổ biến, gây ra không ít
những tổn thất chung, làm giảm sức mạnh tổng hợp và những lợi thế vốn có của
một tổng công ty nhà nước trên thương trường. Mặt khác, trong điều kiện nước
ta phải thực hiện đầy đủ các cam kết tự do hoá thương mại theo AFTA, và nhất
là khi chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì chính sách
bảo hộ của Nhà nước đối với ngành thép sẽ phải thay đổi một cách căn bản.
Những diễn biến này đã và sẽ mang đến những cơ hội, thách thức lớn đối với
các hoạt động sản xuất-kinh doanh của VSC và của ngành thép Việt Nam nói
chung.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

kanrus11

New Member
Re: [Free] Ngành thép Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Link bị lỗi, các bạn mod up lại giùm với!
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

ilovesunshine95

New Member
Re: [Free] Ngành thép Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

không tải được :((((((
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Ngành thép Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Trích dẫn từ ilovesunshine95:
không tải được :((((((


Gà quá nhỉ, vào tải ngon lành mà, thử lại đi
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top