tctuvan

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam vào đầu thế kỷ XIX chưa tham gia nhiều vào các mối quan hệ
quốc tế, những mối quan hệ trọng yếu của Việt Nam lúc bấy giờ chỉ giới hạn trong
khu vực, đặc biệt là với nước láng giềng Trung Quốc.
Có thể nói, trong lịch sử ngoại giao của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay thì
ngoại giao với Trung Quốc luôn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Mối quan hệ
này trước hết phản ánh đường lối đối ngoại1 mang tính bắt buộc do hoàn cảnh lịch
sử - địa lý đặc thù của hai quốc gia quy định.
Suốt hơn 1000 năm qua, kể từ sau thế kỷ X, khi Việt Nam giành được độc
lập, thoát ra khỏi đêm trường Bắc thuộc và bước vào kỉ nguyên dựng nước, thì
trong quan hệ giữa hai nước Việt - Trung đã từng xảy ra những cuộc chiến tranh do
các vương triều phong kiến Trung Quốc phát động nhằm mục đích thôn tính Việt
Nam, biến dải đất này thành quận huyện. Rốt cục, những cuộc chiến tranh ấy đều
kết thúc bằng chiến thắng của nhân dân Việt Nam. Song nếu tính về thời gian thì
những năm tháng chiến tranh đó cộng lại vẫn là ngắn so với những thế kỷ hoà bình
mà hai nước đã xây đắp. Dưới thời Nguyễn, mối quan hệ ngoại giao Việt - Trung từ
năm 1802 đến năm 1885 cũng nằm trong số những thời kỳ “hoà bình”, “bang giao
hảo thoại” nói trên. Tuy nhiên, chính trong thời kỳ “hoà bình” ấy cũng từng phát
sinh bao nhiêu chuyện gay cấn, như: Vấn đề tranh chấp, lấn chiếm đất vùng biên
giới; những mâu thuẫn kinh tế nảy sinh…Do đó, tìm hiểu về sự chuyển biến của
mối quan hệ ngoại giao Việt – Trung từ năm 1802 (năm triều Nguyễn thành lập)
đến năm 1885 (năm chấm dứt vĩnh viễn quan hệ thượng quốc - chư hầu giữa Việt
Nam và Trung Quốc theo Hoà ước Thiên Tân năm 1885 giữa Pháp với Trung Quốc)
tức là chúng ta đi vào khảo cứu về một thời kỳ lịch sử tiêu biểu cho những mối quan
hệ ngoại giao phức tạp giữa Việt Nam và Trung Quốc mà vừa mang những nét
chung của các thời kỳ lịch sử trước, lại vừa có những đặc trưng riêng ảnh hưởng
đến quan hệ ngoại giao ở những thời kỳ về sau. Trong các sách sử của Việt Nam và Trung Quốc từ trước đến nay đều có ghi
lại khá rõ quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia. Song trên thực tế, nhiều chính
khách ở Trung Quốc, nhiều cơ quan ngôn luận ở Bắc Kinh, thậm chí nhiều nhà
nghiên cứu ở các nước khác đã đề cập đến quan hệ ngoại giao Việt - Trung theo
những thiên kiến chủ quan, sai lệch với thực tiễn khách quan. Đặc biệt, khi xem xét
quan hệ chính trị giữa triều Nguyễn và triều Thanh thế kỷ XIX, vấn đề nổi cộm
được các nhà nghiên cứu tập trung kiến giải là trong quan hệ với Trung Quốc, Việt
Nam độc lập hay bị phụ thuộc? Đã có nhiều người khẳng định về sự phụ thuộc của
Việt Nam trong quan hệ chính trị với Trung Quốc lúc bấy giờ. hay khi đi vào tìm
hiểu về mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và các nước trên thế giới thời Nguyễn,
từ xưa đến nay, không ít người đã nhìn nhận nó như một bức tranh “u ám” và xem
đó là hậu quả không thể nào tránh khỏi do chính sách “ức thương” và “bế quan tỏa
cảng” mang lại. Từ đấy lại có những suy luận rằng: Mối quan hệ kinh tế Việt –
Trung thời bấy giờ cũng không là ngoại lệ. Hơn thế, từ chỗ khẳng định sự phụ thuộc
của Việt Nam trong quan hệ chính trị với Trung Quốc, không ít nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước đã khẳng định sự lệ thuộc của Việt Nam trong quan hệ kinh tế
và văn hóa với Trung Quốc hiện thời…Vậy, thực chất của mối quan hệ ngoại giao
Việt – Trung trên các phương diện: chính trị, kinh tế và văn hóa lúc này ra sao?
Nghiên cứu sâu sắc và nghiêm túc về vấn đề này là hết sức cần thiết.
Hơn thế nữa, bước sang thế kỷ XVIII, đặc biệt là từ đầu thế kỷ XIX, Việt
Nam và Trung Quốc đều bị lôi cuốn vào vòng xoáy của thời đại mới. Đó là thời đại
mà “Những mối quan hệ toàn diện, sự phụ thuộc toàn diện đối với nhau giữa các
dân tộc đang phát triển, thay thế cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương
và của các dân tộc vẫn tự cung tự cấp” [20, tr.23]. Vì vậy, tìm hiểu về mối quan hệ
ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc thời kỳ này (1802 - 1885) sẽ giúp hiểu
thêm về quan hệ quốc tế trong thời đại mới - thời đại của giai cấp tư sản.
Không những vậy, nhận thức về một triều đại, nhất là muốn đánh giá công
lao hay hạn chế của triều đại đó cần nghiên cứu một cách toàn diện trên tất cả
các lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế, đến văn hoá, xã hội thì mới có thể đi đến một kết
luận khách quan và khoa học. Do đó, tìm hiểu về quan hệ ngoại giao Việt – Trung thời kỳ 1802 - 1885 sẽ góp phần vào việc nghiên cứu chung về triều Nguyễn, với
mong muốn có cái nhìn toàn diện hơn về công trạng và cả hạn chế của vương triều
phong kiến cuối cùng này trên một số lĩnh vực, nhất là lĩnh vực ngoại giao.
Đặc biệt, nghiên cứu và rút ra được thực chất của mối quan hệ ngoại giao
Việt - Trung thời bấy giờ cũng sẽ giúp cho việc hiểu biết về Trung Quốc ngày nay
được sâu sắc hơn, góp phần giúp Đảng và Nhà nước Việt Nam hoạch định nên
những chính sách đối ngoại đúng đắn với nước Trung Quốc láng giềng, phù hợp với
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá và đa phương hoá các mối quan hệ
với tinh thần Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách
nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Hơn thế, nghiên cứu về sự chuyển biến của quan hệ ngoại giao Việt – Trung
thời kì 1802 – 1885 một cách toàn diện còn là sự tiếp nối và phát triển hướng
nghiên cứu trước đây của tác giả luận án. Vào năm 2008, tác giả đã bảo vệ thành
công luận văn thạc sĩ về quan hệ ngoại giao Việt – Trung thời kì 1802 – 1885 trên
phương diện chính trị. Từ đó đến nay, tác giả đã tiếp tục mở rộng hướng nghiên cứu
này trên nhiều phương diện khác như kinh tế, văn hóa và đã có một số bài báo về
vấn đề này được công bố2. Vì vậy, nghiên cứu về mối quan hệ ngoại giao Việt –
Trung thời kì 1802 – 1885 một cách sâu sắc, toàn diện chính là sự tiếp nối hướng
nghiên cứu nêu trên.
Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, tác giả quyết định chọn đề tài
“Sự chuyển biến của quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm
1802 đến năm 1885” làm đề tài luận án của mình.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu
- Luận án nhằm làm sáng tỏ sự chuyển biến của mối quan hệ ngoại giao giữa
Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1802 đến năm 1885, rút ra được xu hướng, đặc điểm
và thực chất của sự chuyển biến ấy trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước thời kì này. - Hiểu được đặc điểm, thực chất của mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam
và Trung Quốc thời kì 1802 – 1885 sẽ góp phần giúp cho Đảng và Nhà nước Việt
Nam có được những chính sách đối ngoại đúng đắn, phù hợp với bối cảnh khu vực,
quốc tế hiện nay, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế - văn hoá của đất nước,
đảm bảo an ninh quốc phòng cho Tổ quốc, nhất là khi quan hệ giữa hai nước hiện
thời đang tồn tại nhiều vấn đề bất cập.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hiểu sâu sắc sự chuyển biến của mối quan hệ ngoại giao Việt – Trung
thời kỳ này, luận án sẽ tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính sau đây:
- Nghiên cứu sự tác động của hoàn cảnh lịch sử đến đường lối, chính sách
đối ngoại của triều Nguyễn đối với triều Thanh và ngược lại.
- Tái hiện một cách khách quan, chân thực về mối quan hệ ngoại giao giữa
Việt Nam và Trung Quốc trên các phương diện chính trị, kinh tế và văn hóa thời kì
1802 - 1885.
- Tập trung làm rõ những biến chuyển, thay đổi của mối quan hệ ngoại giao
Việt – Trung trước và sau năm 1858 trên những phương diện cơ bản.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những biểu hiện của sự chuyển biến
trong quan hệ ngoại giao Việt – Trung từ năm 1802 đến năm 1885. Trong đó, luận
án đi sâu tìm hiểu về sự chuyển biến ấy trên các phương diện cơ bản: Chính trị,
Kinh tế và Văn hóa.
* Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu được xác định là từ năm 1802 đến năm 1885 (tức là
từ khi triều Nguyễn được xác lập vào năm 1802, mở đầu mối quan hệ giữa hai
vương triều phong kiến: triều Nguyễn ở Việt Nam và triều Thanh ở Trung Quốc,
đến năm 1885 là mốc đánh dấu sự chấm dứt vĩnh viễn quan hệ thượng quốc - chư
hầu giữa Trung Hoa và Việt Nam theo Hoà ước Thiên Tân kí giữa Pháp và triều
đình Mãn Thanh (tháng 6 - 1885)). - Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu theo lãnh thổ của quốc gia Việt Nam
thời Nguyễn và Trung Quốc thời nhà Thanh.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu:
+ Đặt vấn đề nghiên cứu trong bối cảnh chung của thế giới và khu vực, của
Việt Nam và Trung Quốc thế kỷ XIX.
+ Tập trung nghiên cứu sự chuyển biến của mối quan hệ ngoại giao Việt –
Trung thời kỳ 1802 – 1885 trên 3 phương diện chính: Chính trị, kinh tế, văn hóa.
+ Tuy luận án đã triển khai sự chuyển biến của mối quan hệ ngoại giao Việt
– Trung thời kì 1802 – 1885 trên cả 2 chiều: chiều Việt Nam với Trung Quốc và
chiều Trung Quốc với Việt Nam, song, do chưa có điều kiện tiếp cận, khai thác
nhiều tư liệu từ phía Trung Quốc nên luận án có phần nghiêng nhiều hơn về chiều
quan hệ ngoại giao của Việt Nam với Trung Quốc.
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
* Nguồn tài liệu:
- Các bộ biên niên sử, các bộ hội điển, châu bản trong thời kì phong kiến
được xem như là nguồn tư liệu gốc phục vụ cho luận án, đặc biệt trong đó phải kể
đến một số lượng lớn các bộ sách do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn như:
Đại Nam thực lục, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Khâm định Đại Nam
hội điển sự lệ, Đại Nam liệt truyện chính biên, Châu bản, Minh Mệnh chính
yếu…Những tác phẩm này đều ghi chép theo tiến trình thời gian các sự kiện liên
quan đến triều Nguyễn và có điểm qua các sự kiện ngoại giao, những nhà ngoại
giao tiêu biểu thời bấy giờ. Tuy những ghi chép trong các bộ sử này rất tản mạn
nhưng chúng hàm chứa nhiều thông tin trực tiếp và có độ tin cậy cao. Trong đó, bộ
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ và bộ Đại Nam thực lục là những bộ sử ghi chép
tương đối đầy đủ về những sự vật, sự việc, điển lệ…liên quan đến mối quan hệ
ngoại giao giữa triều Nguyễn và triều Thanh. Đặc biệt, mục Bang giao, từ quyển
128 đến 130 của Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (chính biên) thực sự là nguồn
tư liệu quý báu khi chúng ta xem xét nội dung và đặc điểm của những hoạt động
ngoại giao tiêu biểu giữa hai nước Việt – Trung thời bấy giờ như: Thể thức sai sứ,
tiếp sứ; đại lễ tuyên phong, dụ tế; triều cống; lễ sính; ngày tháng cử sứ thần sang


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Sự chuyển biến tư tưởng trong quá trình sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu Văn học 0
D Sự chuyển biến văn hóa Nhật Bản thời kỳ Mạc phủ Tokugawa (1600 1868) Lịch sử Thế giới 0
S Sự chuyển biến của phong trào yêu nước chống Pháp ở Thái Bình cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Lịch sử Thế giới 3
E Nhân tố chủ quan đối với sự chuyển biến cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế Kinh tế chính trị 0
C Sự chuyển biến tư tưởng chính thể của Phan Bội Châu trước năm 1917 Kinh tế chính trị 0
A Sự chuyển biến trong chính sách "trung lập" của một số nước Châu Âu sau chiến tranh lạnh Kinh tế quốc tế 0
M Sự chuyển biến trong tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu trước năm 1925 Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá mật độ xương và sự thay đổi chất chỉ dấu chuyển hóa xương osteocalcin, s-ctx trên bệnh nhân cường giáp Y dược 0
D Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ chuyển phát nhanh của Bưu điện thành phố Buôn Ma Thuột Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ chuyển phát nhanh tại bưu điện huyện Phong Điền Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top