Download Đề tài Nguồn vốn trong doanh nghiệp: Phân tích thực trạng huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước miễn phí



MỤC LỤC

MỤC LỤC 2
LỜI NÓI ĐẦU 5
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN 6
1. Khái niệm, bản chất của nguồn vốn đầu tư 6
1.1. Khái niệm về vốn và nguồn vốn 6
1.2. Bản chất của của nguồn vốn đầu tư 6
2 .Vai trò của nguồn vốn đầu tư 7
3. Phân loại nguồn vốn đầu tư 8
3.1. Nguồn vốn trong nước 8
3.2. Nguồn vốn nước ngoài. 9
4. Nội dung nguồn vốn đầu tư trong doanh nghiệp. 10
4.1. Nguồn vốn chủ sở hữu 10
4.1.1. Vốn ban đầu: 10
4.1.2. Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia: 10
4.1.3. Phát hành cổ phiếu: 11
4.2. Nguồn vốn nợ: 11
4.2.1. Phát hành trái phiếu công ty. 11
4.2.2. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng 12
4.2.3. Nguồn vốn tín dụng thương mại 13
5. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước. 13
5.1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước. 13
5.2. Đặc điểm của Doanh nghiệp nhà nước. 14
5.3. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước. 14
6. Các nhân tố tác động tới nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước 15
6.1. Cơ sở huy động nguồn vốn đầu tư phát triển trong các DNNN 15
6.2. Các nhân tố vĩ mô. 15
6.2.1. Năng lực tăng trưởng kinh tế 15
6.2.2. Tình hình chính trị trong nước, chủ trương của nhà nước 16
6.2.3. Các chính sách kinh tế vĩ mô. 16
6.3. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp nhà nước 17
6.3.1. Ngân sách nhà nước 17
6.3.2. Khấu hao hàng năm 18
6.3.3. Lợi nhuận giữ lại 18
6.3.4. Thực hiện cổ phần hóa và phát hành cổ phiếu trái phiếu 18
6.3.5. Bất động sản. 20
6.4. Các nhân tố khác. 20
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN SAU ĐỔI MỚI ĐẾN NAY 22
1. Thực trạng huy động vốn 22
1.1. Nguồn vốn từ NSNN 22
1.2. Nguồn vốn từ các ngân hàng thuơng mại 23
1.3. Quỷ đầu tư mạo hiểm 23
1.4. Huy động vốn từ thị trường chứng khoán 26
2. Thực trạng sử dụng vốn. 26
2.1. Đầu tư xây dựng cơ bản 26
2.2. Vốn lưu động bổ sung 26
2.3. Vốn đầu tư phát triển khác. 27
2.3.1. Đầu tư nghiên cứu triển khai các hoạt động khoa học công nghệ 27
2.3.2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 27
2.3.3. Đầu tư phát triển tài sản vô hình 27
2.3.4. Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp 27
3. Những vướng mắc. khó khăn còn tồn tại và nguyên nhân. 27
3.1. Những khó khăn đối với hoạt động huy động vốn ở các DNNN. 27
3.1.1. Những vướng mắc trong việc đa dạng hóa hình thức huy động vốn 27
3.1.2. Những khó khăn về tín dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước. 28
3.1.3. Những khó khăn về cơ chế quản lý tài chính DN Nhà nước. 28
3.1.4. Là những khó khăn từ phía doanh nghiệp Nhà nước. 29
3.2. Những vướng mắc trong việc huy động và sử dụng vốn. 29
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 31
1. Các giải pháp cho việc huy động vốn 31
1.1. Các giải pháp và tầm vĩ mô. 31
1.1.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý tài chính ở DNNN. 31
1.1.2. Tiếp tục sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước. 31
1.1.3. Các giải pháp về tín dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước. 32
1.2. Giải pháp cụ thể về phía các doanh nghiệp Nhà nước. 32
2. Các giải pháp nhằm tăng tích luỹ vốn cho doanh nghiệp 32
2.1. Thực hành chính sách tiết kiệm để tăng tích luỹ vốn 32
2.2. Tiếp tục đổi mới và quản lý có hiệu quả các DNNN 32
2.2.1. Cần đẩy nhanh sắp xếp và đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước. 32
2.2.2. Đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá, đa dạng hoá sở hữu DNNN 32
2.3. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện ngân sách Nhà nước 33
2.3.1. Huy động đầu tư cho phát triển qua ngân sách Nhà nước bằng cách tăng thu ngân sách. 33
2.3.2. Tăng quy mô đầu tư từ NS và sử dụng đúng hướng vốn vay 33
2.3.3. Nâng cao chất lượng quản lý cấp và phát kiểm soát chi NSNN 33
2.4. Tạo lập và sử dụng vốn có hiệu quả. 33
2.5. Đổi mới, phát triển,nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN 33
2.6. Thực hiện sáp nhập hay liên kết các doanh nghiệp 33
KẾT LUẬN 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35


6.2.3. Các chính sách kinh tế vĩ mô.
Bất kỳ doanh nghiệp nào vừa ra đời hay đang tồn tại cũng đều thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp lý và chịu sự quản lý giám sát của cơ quan nhà nước có chức năng, do đó các mỗi chính sách kinh tế được ban hành đều có ảnh hưởng tới tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước.
Chính sách tài chính: chính sách tài chính là chính sách thông qua chế độ thuế và đầu tư công cộng để tác động đến nền kinh tế. Các chính sách về thuế có ổn định thì các doanh nghiệp nhà nước cũng mới ổn định sản xuất, tạo tăng trưởng, có lợi nhuận và tăng thêm vốn huy động vào sản xuất.
Ví dụ như từ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cùng với việc cam kết phải đi đôi với thực hiện giảm thuế theo lộ trình đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Thuế suất của các mặt hàng nhập khẩu giảm thúc đẩy nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường non trẻ Việt Nam làm gia tăng sức cạnh tranh. Để tồn tại và phát triển buộc doanh nghiệp trong nước đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước phải có giải pháp huy động và sử dụng vốn thực sự hiệu quả, để đổi mới công nghệ, nâng cao sản xuất, tăng chất lượng và số lượng sản phẩm, giảm giá thành tăng sức cạnh tranh. Do đó chính sách này tác động không nhỏ tới việc sử dụng vốn của Doanh nghiệp nhà nước.
Chính sách tiền tệ: Chính sách tiền tệ là quá trình kiểm soát lượng cung tiền của nền kinh tế để đạt được những mục đích như kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá hối đoái. Thông qua nhân tố: yếu tố lãi suất, lạm phát, hoạt động của ngân hàng trung ương, thu chi ngân sách nhà nước, tỷ giá hối đoái đều ảnh hưởng tới DNNN. Lãi suất là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới một dự án đầu tư trong việc huy động và sử dụng vốn. Lãi suất quá cao gây khó khăn trong quá trình huy động vốn của doanh nghiệp nhà nước, và khiến chi phí sử dụng vốn bị đội lên cao do đó lợi nhuận thực của doanh nghiệp giảm
Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực hàng xuất khẩu như các mặt hàng dệt may, da giày, hải sản .. đặc biệt quan tâm tới tỷ giá hối đoái. Sự lên xuống của đồng nội tệ luôn là mối quan tâm của các doanh nghiệp xuất khẩu. Giá trị đồng nội tệ càng giảm hay thấp so với những ngoại tệ mạnh, tức đồng nội tệ mất giá thì các doanh nghiệp xuất khẩu càng có lợi, xuất khẩu số lượng hàng hóa nhiều hơn, thu được lợi nhuận cao. Lợi nhuận cao thì khả năng quay vòng vốn của các doanh nghiệp cũng nhanh hơn. Ngược lai nếu nền kinh tế nước ngoài suy thoái, khủng hoảng thì giá trị đồng ngoại tệ giảm làm đồng nội tệ tăng giá, hàng hóa xuất khẩu giảm làm lợi nhuận giảm, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các DNNN.
Các chính sách khác của nhà nước.
Các vấn đề về quản lý, quản trị doanh nghiệp, sử dụng vốn tài sản nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong các luật sử dụng vốn và tài sản nhà nước trong đầu tư kinh doanh.
Một chính sách của nhà nước, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động vốn, nghị định 59/CP ngày 03/10/1996 cho phép doanh nghiệp nhà nước co quyền huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu,vay vốn từ các tổ chức Tín dụng, các doanh nghiệp khác, các cá nhân( kể cả CBCNV trong doanh nghiệp), nhận góp vốn liên kết với các hình thức khác nhưng không làm thay đổi hình thức sở hữu của doanh nghiệp Nhà nước
Chính sách mới của Chính phủ về việc quy định một số khoản mua sắm của doanh nghiệp nhà nước không được tính vào chi ngân sách khiến các doanh nghiệp nhà nước cân nhắc kỹ lưỡng hơn khi mua sắm vì đó được tính vào chi phí của doanh nghiệp, do đó việc sử dụng vốn cũng không bị lãng phí như trước.
Như chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát của chính phủ hai tháng đầu năm 2008 được xem như sự hi sinh thị trường chứng khoán cho tăng trưởng. Lãi suất nâng cao cùng với việc ban hành chỉ thị 03 hạn chế các nhà đầu tư vay vốn ngân hàng để đầu tư chứng khoán đã khiến lượng vốn huy động trên thị trường chứng khoán bị khủng hoảng, quá trình phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng (IPO) của một số doanh nghiệp nhà nước lớn như Vietcombank với mục đích huy động vốn bị chậm lại do vào thời điểm đó trên thị trường chưa đủ vốn.
6.3. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp nhà nước
6.3.1. Ngân sách nhà nước
Luật Ngân sách Nhà nước đã được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 16/12/2002 định nghĩa: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước
Ngân sách nhà nước là nguồn huy động chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước, đây là nguồn vốn quan trọng thứ hai đối với các doanh nghiệp Nhà nước. Ngân sách nhà nước cấp vốn cho các doanh nghiệp nhà nước dưới dạng đầu tư xây dựng cơ bản, cấp vốn lưu động, bù lỗ, trợ giá….
Trước đổi mới, nền kinh tế còn mang nặng tư tưởng tập trung bao cấp, do đó việc huy động và sử dụng vốn mang đặc trưng là Nhà nước bao cấp vốn và bao cấp tín dụng. Nhà nước cấp phát vốn trực tiếp hay gián tiếp cho doanh nghiệp thông qua hệ thống ngân hàng trên cơ sở tính toán các nhu cầu vốn cần thiết để đảm bảo các chỉ tiêu pháp lệnh mà nhà nước giao cho doanh nghiệp, do đó các DNNN không phải quan tâm tới yếu tố đầu vào và tiêu thụ đầu ra, khiến các doanh nghiệp đình trệ trong sản xuất, điều này tạo ra ảnh hưởng không nhỏ về tư tưởng bao cấp mà vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Nguồn huy động vốn chủ yếu của doanh nghiệp nhà nước lúc đó là từ ngân sách nhà nước nên không tạo cho doanh nghiệp tính chủ động trong huy động và tính trách nhiệm trong sử dụng sao cho có hiệu quả.
Sau đổi mới, thực hiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện cổ phần hoá nhằm đa dạng hoá cơ cấu chủ sở hữu vốn. Đối với những doanh nghiệp nhà nước mà nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn thì hiện nay nhà nước chỉ nắm từ 51% vốn trở lên. Quá trình cổ phần hoá không những giúp doanh nghiệp nhà nước huy động được nguồn vốn trong dân mà còn giúp các doanh nghiệp năng động hơn trong việc quản lý việc sử dụng vốn. Các doanh nghiệp nhà nước đã chủ động hơn khi có sự tham gia góp vốn của tư nhân. Như vậy việc giảm dần cơ cấu nguồn vốn ngân sách cho doanh nghiệp nhà nước lại đem lại tín hiệu tích cực cho nền kinh tế.
Doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả, có lợi nhuận lại góp phần tăng ngân sách nhà nước, cụ thể: Năm 2008, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã nộp ngân sách 225.251 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2007, chiếm 44% tổng số thu ngân sách nhà nước.
Trong đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đóng góp 110.071 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2007; Tổng công ty Xăng dầu đóng góp 17.050 tỷ đồng, tăng 32%; Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông đóng góp 7.222 tỷ đồng, tăng 8%; Tổng ...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

voicoiyeu

Member
Cho mk xin tài liệu này với

[ Post bai thong qua Mobile ]
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Nguồn vốn trong doanh nghiệp: Phân tích thực trạng huy động và dùng vốn của doanh nghiệp nhà nước

link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
K Nâng cao hiệu quả của các Dự án đầu tư công từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trong Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
R Một số giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong quá trình sự ng Luận văn Kinh tế 0
N Huy động các nguồn vốn trong nền kinh tế thị trường ở nước ta Luận văn Kinh tế 0
A Một số giải pháp để tăng cường huy động và sử dụng các nguồn vốn trong nước Luận văn Kinh tế 0
T Đánh giá tình hình thực hiện việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong ngành giáo dục ở Việt Nam g Luận văn Kinh tế 0
N Giải pháp nhằm mở rộng và phát triển quy mô nguồn vốn huy động trong dân cư tại sở giao dịch I ngân Luận văn Kinh tế 0
C Một số vấn đề trong quản lý nguồn vốn của các ngân hàng thương mại nước ta Luận văn Kinh tế 0
B Giải pháp thu hút nguồn vốn fdi vào tỉnh vĩnh phúc trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 0
H Vai trò của ngành công nghiệp trong phát triển kinh tế thủ đô và các nguồn vốn phát triển công nghiệ Luận văn Kinh tế 0
H Hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách ở Liên đoàn Bản đồ Đ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top