nhoc_heyho

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính tất yếu của việc chọn đề tài
Về mặt cơ sở lí luận, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế không một quốc gia nào có thể phủ nhận lợi ích mà thương mại đem lại cho mình.Và trong môi trường cạnh tranh gay gắt và khốc liệt đó, các quốc gia liên tục cải thiện các chính sách thương mại quốc tế của mình nhằm thích nghi với điều kiện thương mại của thế giới và phù hợp với trình độ phát triển của quốc gia. Để thực hiện các mục tiêu chính sách thương mại của quốc gia mình, người ta thường sử dụng nhiều công cụ và biện pháp khác nhau: các công cụ và biện pháp mang tính chất kinh tế; các công cụ và biện pháp mang tính chất hành chính; và các công cụ và biện pháp mang tính chất kỹ thuật.
Công cụ quen thuộc nhất mà người ta hay sử dụng đó là thuế quan và công cụ phi thuế. Việc áp dụng các công cụ này sẽ nhằm hạn chế lượng hàng hóa được nhập khẩu vào trong thị trường nội địa và các quốc gia có thể bảo hộ ngành công nghiệp nội địa của mình. Tuy nhiên khi các quốc gia đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì các nước đều thực hiện cắt giảm thuế theo tiến trình được quy định, do vậy họ sử dụng các công cụ khác nhằm bảo hộ nền sản xuất trong nước. Các công cụ phi thuế được viết tắt là NTBs (None Tariff Barriers) có ảnh hưởng lớn lên thương mại, ví dụ: hạn ngạch nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, trợ cấp và những yêu cầu nội địa...Những NTBs này nhằm giảm bớt nhập khẩu và vì vậy có lợi cho các nhà sản xuất nội địa.
Về mặt thực tiễn, Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách Đổi mới, Việt Nam đang vững bước tiến đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Năm 2006 sau khi ra nhập WTO chúng ta không ngừng mở rộng mối quan hệ với các quốc gia và hiện nay Việt nam đã có quan hệ với hầu hết các quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế quan trọng và không ngừng phát huy vai trò của mình là thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế.
Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21 tháng 9 năm 1973. Từ đó tới nay, quan hệ hai nước không ngừng phát triển mạnh mẽ. Hai nước đang cùng nhau hướng tới xây dựng quan hệ đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn vinh ở Châu Á. Trên lĩnh vực hợp tác, ngoài vị trí là nước hỗ trợ nguồn vốn vay ODA lớn nhất cho Việt Nam, Nhật Bản là bạn hàng xuất khẩu lâu bền và tiềm năng cho hàng xuất khẩu Việt Nam. Và hàng hóa của ta khi xuất khẩu sang thị trường này cũng gặp phải các rào cản thương mại đấy.
Từ những lí do hết sức cấp thiết đó em đã chọn đề tài “Rào cản thương mại phi thuế quan của Nhật bản đối với hàng thủy sản Việt Nam” nhằm tìm hiều một cách sâu sắc hơn về việc hạn chế thương mại của Nhật Bản đối với Việt Nam và từ đó tìm ra được những giải pháp cho những vấn đề cấp bách này.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về các rào cản thương mại phi thuế quan ở Nhật Bản và đồng thời đánh giá tác động với hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam
Trên cơ sở đó đề tài hướng tới một cái nhìn khách quan, đúng đắn hơn về thực trạng, thành công cũng như những hạn chế mà Việt Nam còn mắc phải khi thâm nhập thị trường lớn này.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
+Lý luận chung về hàng rào thương mại phi thuế của Nhật Bản.
+Phân tích thực trạng những tác động của các hàng rào thương mại phi thuế quan của Nhật Bản đối với hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam
+ Nêu ra định hướng và một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Tác động của hàng rào phi thuế Nhật Bản lên hàng Việt Nam
Phạm vi: + Về mặt không gian: hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
+ Về mặt thời gian: từ năm 2006 đến nay
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh và phân tích thực chứng dựa vào tài liệu qua sách báo, giáo trình, internet...Trên cơ sở đó có cái nhìn khách quan hơn về thực trạng xuất nhập khẩu của hàng Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
5. Kết cấu đề tài.
Ngoài lời mở đầu, kết luận và phụ lục đề tài còn được chia làm 3 chương:
* Chương 1. Lý luận chung về hàng rào thương mại phi thuế quan của Nhật Bản
* Chương 2. Phân tích ảnh hưởng của NTBs đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

* Chương 3.Định hướng và một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam phù hợp với các công cụ NTBs của Nhật Bản

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Rào cản thương mại phi thuế quan của Nhật bản đối với hàng thủy sản Việt Nam

link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế và những giải pháp khắc phục rào cản để xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
H Tác động của rào cản phi thuế quan trong Asean +3 đến thương mại hàng dệt may Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
W Rào cản thương mại đối với ngành hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ Luận văn Kinh tế 0
C Rào cản thương mại của Mỹ và những gợi ý cho Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
C Rào cản môi trường trong thương mại của Mỹ và hàm ý cho Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
B Vận dụng rào cản thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B Nhận diện rào cản trong hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Hàn Lâm khoa học và Côn Kinh tế quốc tế 2
T [Free] Đề án Biện pháp vượt rào cản thương mại để đẩy mạnh hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Luận văn Kinh tế 0
Z Rào cản phi thuế quan trong thương mại của Mỹ đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu từ Việt Nam và giải ph Tài liệu chưa phân loại 0
P Rào cản phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top