quynhvth

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Âm nhạc là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của con người. Bằng
ngôn ngữ đặc thù của mình: Giai điệu, nhịp điệu, tính chất chặt chẽ về tiết tấu,
sự hài hòa về âm thanh đã giúp mang lại cảm xúc êm dịu, thoải mái, tạo sự phấn
khởi trong tinh thần, giúp con người sống thân thiện, hòa nhã, giáo dục con
người sống tốt hơn.
Hiện nay ở Việt Nam có rất ít đề tài nghiên cứu chuyên sâu về loại hình
nghệ thật đờn ca tài tử Nam Bộ mặc dù ở nhiều địa phương trong khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long có các đội, nhóm, câu lạc bộ đờn ca tài tử sinh hoạt định
kỳ mỗi tuần, mỗi tháng. Đề tài nghiên cứu sẽ cung cấp một phần tài liệu cho
việc nghiên cứu về nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ giúp thế hệ trẻ thêm yêu
mến, trân trọng, giữ gìn văn hóa của dân tộc. Bên cạnh đó, đề tài cũng đưa ra
những hướng đi mới trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của
đờn ca tài tử phục vụ cho việc phát triển du lịch, thúc đẩy nền kinh tế của Nam
Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung.
Đờn ca tài tử Nam Bộ được giới thiệu đến UNESCO từ những năm 1960
mà người có công lao to lớn trong việc đưa loại hình âm nhạc này đến với bạn
bè thế giới là Giáo sư Trần Văn Khê. Năm 1963 Giáo sư đã nhờ nhạc sĩ Nguyễn
Hữu Ba thu một đĩa đờn ca tài tử để giới thiệu với UNESCO. Một đĩa tương tự
đã được thực hiện vào năm 1972 với phần trình tấu của GS.TS Trần Văn Khê
và nhạc sư Vĩnh Bảo. Ngoài ra, Cocora Radio France - một cơ quan truyền thông
của Pháp - đã mời ông cùng ông Vĩnh Bảo (năm 1972) và nghệ sĩ đàn tranh Hải
Phượng (năm 1994) ghi âm hai đĩa Ðờn ca tài tử khác và cả hai đĩa này đều nằm
trong danh sách đĩa nhạc bán chạy nhất nước Pháp, được nhận giải Phê bình âm
nhạc vào năm phát hành. Các bộ đĩa thu Đờn ca tài tử theo lời mời của UNESCO
của các ông vẫn được lưu trong kho lưu trữ âm nhạc dân tộc của tổ chức này.
Bấy nhiêu cũng đủ để thấy nghệ thuật Đờn ca tài tử không chỉ được người Việt
Nam yêu mến mà cả những người nước ngoài tại các nước trên thế giới từ lâu
đã biết đến và quý trọng vốn nghệ thuật vừa bình dân vừa cao quý này. Còn hiện
tại, Đờn ca tài tử vẫn là loại hình nghệ thuật dân tộc được nhiều du khách nước
ngoài chọn khám phá, thưởng thức khi đến Việt Nam.
Từ nhỏ tui đã nghe đờn ca tài tử và lớn lên cùng với những bản Nam Ai,
câu hò, điệu lý của bà và mẹ, đi vào giấc ngủ bởi câu hát vọng cổ thật mùi mẫn,
trữ tình của ông… những điều ấy đã ăn sâu vào tâm trí tui và thôi thúc tui thực
hiện đề tài nghiên cứu này để làm món quà gửi đến ông bà, cha mẹ và bạn bè
của tui – những người luôn yêu quý và tự hào vì đã có đờn ca tài tử.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Bàn về vấn đề đờn ca tài tử Nam Bộ Đã có nhiều công trình nghiên cứu
của các học giả, chuyên gia âm nhạc… Các công trình nghiên cứu đã được công
bố như:
- Tác giả Trần Phước Thuận đã công bố quyển “Bước đầu tìm hiểu tác
giả và tác phẩm cổ nhạc Bạc Liêu”, năm 2002. Công trình giới thiệu cho người
đọc các tác giả cổ nhạc Bạc Liêu như Nhạc Khị, Nguyệt Chiếu, Cao Văn Lầu,
Mộng Vân, Trần Tấn Hưng, Trọng Nguyễn… Các bản cổ nhạc truyền thống
gồm 20 bản tổ… Đặc biệt công trình có phần bàn về thời điểm ra đời, nguồn
gốc của bản Dạ cổ hoài lang.
- Tác giả Võ Tấn Hưng đã nhiều năm tâm huyết với nghề, yêu mến và
quý trọng nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ đã có công trình nghiên cứu “Cổ
nhạc tầm nguyên”, xuất bản năm 1958. Công trình bao gồm các bài bản căn
bản của nhạc Tài tử và các bài bản nhỏ sân khấu cải lương (bản đờn và bài ca).
- Tác giả Trần Ngọc Thạch với công trình nghiên cứu “Cổ nhạc Việt
Nam – Đờn ca tài tử”, năm 2001. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả bàn
về sự ra đời của dòng nhạc Tài tử Nam Bộ, sưu tầm, góp nhặt các bài bản Tài
tử cổ và những sáng tác mới của đờn ca tài tử Việt Nam.
- Tác giả Nhị Tấn (nhạc sĩ Nhị Tấn – luật sư Nguyễn Tấn Nhì) đã nghiên
cứu, biên soạn quyển “Nhạc tài tử Nam Bộ”, xuất bản năm 1997. Công trình
gồm 2 phần, phần 1 sưu tầm các bản đờn và bài ca trong hệ thống Bắc, Hạ, Nam,
Oán, Ngự; phần 2 ghi lại các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, các bài ca, sưu tầm,
nghiên cứu liên quan đến nhạc tài tử.
Nhìn chung, tuy có nhiều công trình nghiên cứu về các bài bản, các tác
giả, tác phẩm, các nhân vật có công trong việc xây dựng và phát triển nghệ thuật
Đờn ca tài tử Nam Bộ nhưng chưa có công trình khoa học nào công bố công
trình nghiên cứu khai thác các giá trị của nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ phục
vụ phát triển du lịch ở Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
- Mục đích:
Tìm hiểu các giá trị văn hóa nghệ thuật của đờn ca tài tử Nam Bộ và đưa
nghệ thuật âm nhạc dân tộc đặc sắc này vào hoạt động du lịch, giúp phát triển
du lịch tại các địa phương có đờn ca tài tử.
- Nhiệm vụ:
+ Tổng hợp cơ sở lý luận và thực tiễn về Đờn ca tài tử Nam Bộ.
+ Khảo sát, thu thập thông tin, tài liệu về tiềm năng và thực trạng của
Đờn ca tài tử Nam Bộ.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng khai thác các giá trị của nghệ thuật Đờn
ca tài tử Nam Bộ.
+ Đưa ra những định hướng và giải pháp khai thác các giá trị của nghệ
thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ phục vụ phát triển du lịch.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu ứng dụng những giá trị văn hóa nghệ thuật của đờn
ca tài tử ở các tỉnh Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên
Giang và Bạc Liêu để đưa vào khai thác kinh doanh du lịch tại Nam Bộ.
Về nội dung: Đề tài gồm có những vấn đề chính sau:
- Tìm hiểu tình hình thực tế của hoạt động khai thác kinh doanh du lịch
dựa vào nghệ thuật Đàn ca tài tử.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác kinh doanh
du lịch dựa vào nghệ thuật Đàn ca tài tử.

- Cung cấp một phần tài liệu cho việc nghiên cứu về nghệ thuật Đàn ca
tài tử giúp thế hệ trẻ thêm yêu mến, trân trọng, giữ gìn vốn cổ của dân tộc.
Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Xây dựng tuyến du lịch về chương
trình tham quan và xem biểu diễn nghệ thuật Đàn ca tài tử tại các tỉnh Đồng
bằng sông Cửu Long
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện để hoàn thành khóa luận, người viết sử dụng
những phương pháp nghiên cứu sau”
- Phương pháp sưu tầm và nghiên cứu tài liệu: phương pháp sưu tầm và
nghiên cứu tài liệu là phương pháp truyền thống thường được sử dụng trong
nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu du lịch nói riêng. Nguồn tài liệu
được tác giả sưu tầm và nghiên cứu rất đa dạng, phong phú, bao gồm sách, báo,
các tài liệu đã được công bố, xuất bản, tài liệu lưu trữ, báo đài và những tài liệu
được đăng trên các website như: Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Tổng cục
Du lịch, Cục quản lý di sản, các trang web của địa phương khu vực Nam Bộ…
Trên cơ sở những tài liệu thu thập được, tác giả đã so sánh, đối chiếu và tiến
hành lựa chọn thông tin cẩn thận nhằm kế thừa một cách có chọn lọc những
thành tựu nghiên cứu của quá khứ.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Trên cơ sở nguồn thông tin, tư
liệu, số liệu thu thập được từ các công trình nghiên cứu trước đây, từ việc khảo
sát thực tiễn… tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp số liệu thông tin theo mục
tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp so sánh và đối chiếu: Những số liệu, thông tin có từ nhiều
nguồn khác nhau đã được tác giả so sánh, đối chiếu với để đưa vào đề tài sao
cho sát với thực tế nhất.
- Phương pháp liên ngành du lịch – văn hóa: Bởi âm nhạc luôn gắn với
truyền thống văn hóa của dân tộc, cho nên tác giả đã xem xét các yếu tố từ góc
nhìn văn hóa, ưu tiên phát triển du lịch dựa vào văn hóa nhưng không làm mất
đi bản sắc văn hóa của dân tộc.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tiềm năng và giải pháp khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình Luận văn Kinh tế 1
D Chiến lược khai thác internet cho các doanh nghiệp lữ hành tại hà nội Văn hóa, Xã hội 0
A Khai thác các giá trị văn hoá của lễ hội đền Sóc (đền Gióng) – Sóc Sơn để phục vụ du lịch Khoa học Tự nhiên 0
K Hiện trạng các di tích lịch sử văn hoá của Bắc Ninh và mục tiêu và định hướng hoạt động khai thác du Luận văn Kinh tế 0
D Các biện pháp nhằm thu hút và khai thác khách ở Công ty khách sạn du lịch Kim Liên Luận văn Kinh tế 0
J Nghiên cứu việc khai thác và ứng dụng của các loại khí cụ điện Luận văn Kinh tế 0
R Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế của việc khai thác các công trình thuỷ nông trên địa bàn huyện Th Luận văn Kinh tế 0
M Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty khai thác công trình thuỷ lợ Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường khai thác nghiệp vụ bảo hiểm Con người phi nhân thọ tại Công ty Bảo hi Luận văn Kinh tế 0
L Hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Khai thác và Chế b Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top