Derry

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

Lời nói đầu. 1
Chương I: Tổng quan về ODA.3
1. Lý luận chung về ODA.3
1.1 Tổng quan về lịch sử phát triển của ODA trên thế giới. 3
1.2 Định nghĩa ODA và đặc điểm.5
1.3 Phân loại ODA.7
1.4 Nguồn và đối tượng của ODA.10
2. Vai trò của ODA đối với các quốc gia trên thế giới.12
2.1 Vai trò của ODA đối với các nước tiếp nhận.12
2.2 Vai trò của ODA đối với việc mở rộng thị trường của nước cung cấp.15
3. Vai trò của ODA đối với phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.16
3.1 Sơ lược về tình hình vận động, cam kết và giải ngân ODA dành cho Việt Nam.18
3.2 Vai trò của ODA đối với phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.21
Chương II: Thực trạng thu hút và sử dụng ODA trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Việt Nam trong những năm gần đây.24
1. Thực trạng đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa.24
1.1 Thực trạng đường bộ.24
1.2 Thực trạng đường sắt.27
1.3 Thực trạng cảng biển và đường thuỷ nội địa.29
2. Thực trạng thu hút và sử dụng ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải những năm gần đây.30
3. Đánh giá việc sử dụng ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải những năm gần đây.32
3.1 Thành tựu của việc sử dụng ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải những năm qua.32
3.2 Những tồn tại của việc sử dụng ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải những năm gần đây.52
Chương III: Giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả sử dụng ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Việt Nam.60
1. Đánh giá vai trò của các nước cấp ODA đối với Việt Nam.60
1.1 Vai trò của Nhật Bản.60
1.2 Vai trò của Ngân hàng Thế giới (WB).62
1.3 Vai trò của Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB).64
2. Định hướng của Nhà nước về phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải thông qua các dự án ODA.66
2.1 Nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam.66
2.2 Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Việt Nam.69
3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.71
3.1 Giải pháp chung để nâng cao hiệu quả thu hút và sử dung ODA.71
3.2 Cải thiện môi trường đầu tư.74
3.3 Công tác lập danh mục dự án và vận động ODA.75
3.4 Công tác thẩm định và phê duyệt dự án.76
3.5 Công tác đấu thầu.77
3.6 Công tác giải phóng mặt bằng.80
3.7 Công tác quản lý chất lượng công trình.81
Kết luận.82
Danh mục tài liệu tham khảo.83

Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang bước vào thời kỳ phát triển kinh tế với tốc độ cao. Điều kiện không thể thiếu để phục vụ cho phát triển kinh tế là nhu cầu về vốn nhưng nguồn vốn trong nước lại không đủ đáp ứng được nhu cầu trong giai đoạn này. Do đó một nhiệm vụ quan trọng được đặt ra là phải thu hút được một cách hiệu quả các nguồn vốn từ bên ngoài. Vốn đầu tư nước ngoài trong đó nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA đã đóng góp vai trò quan trọng trong tiến trình tăng trưởng và hội nhập kinh tế của Việt Nam. Phát triển cơ sở hạ tầng GTVT, một trong những lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu được đầu tư bằng nguồn ODA đã có những bước phát triển vượt bậc, góp phần đáng kể vào sự phát triển nền kinh tế quốc dân. Trước tình hình đó khoá luận đề cập đến thực trạng thu hút và sử dụng ODA trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng GTVT ở Việt Nam trong những năm gần đây.
Với tính chất quan trọng đó, khoá luận sẽ là những nghiên cứu tổng hợp về vốn ODA nhằm các mục đích sau:
- Về mặt lý luận, cho biết vị trí và vai trò của ODA trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và trong việc phát triển cơ sở hạ tầng GTVT nói riêng
- Về mặt thực tiễn, trình bày thực trạng việc thu hút và sử dụng vốn ODA vào phát triển cơ sở hạ tầng GTVT trong giai đoạn từ năm 1993 trở lại đây.
- Đánh giá những thành tựu và tồn tại trong quá trình sử dụng ODA vào những mục đích trên.
- Đề ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm thúc đẩy việc thu hút và sử dụng vốn ODA một cách hiệu quả nhất.
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng GTVT tại toàn bộ các tỉnh thành phố trên toàn đất nước Việt Nam được đầu tư từ nguồn vốn ODA trong những năm gần đây.
Khoá luận sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, so sánh, tổng hợp và phân tích, kết hợp với những kết quả thống kê thu được từ thực tiễn, vận dụng lý luận để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu.
Như vậy, bố cục khoá luận gồm 3 chương:
Chương I : Tổng quan về ODA
Chương II : Thực trạng thu hút và sử dụng ODA trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng GTVT ở Việt Nam những năm gần đây.
Chương III : Giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả sử dụng ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng GTVT ở Việt Nam















CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ODA
1. Lý luận chung về ODA
1.1 Tổng quan về lịch sử phát triển ODA trên thế giới
Sau chiến tranh thế giới thứ II, hầu hết các quốc gia tham gia chiến tranh đều bị thiệt hại hết sức nặng nề và đều phải nhanh chóng tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế. Tuy nhiên, khôi phục kinh tế đối với những quốc gia bị thiệt hại trong chiến tranh không thể chỉ dựa vào nội lực mà còn cần có sự hỗ trợ từ bên ngoài. Từ những lý do đó, nguồn hỗ trợ phát triển chính thức đã ra đời cùng kế hoạch Marshall nhằm hỗ trợ các nước Châu Âu phục hồi kinh tế, đặc biệt là phục hồi các ngành công nghiệp bị chiến tranh tàn phá. Các nước châu Âu để tiếp nhận được các nguồn hỗ trợ này đều đã đưa ra một chương trình phục hồi kinh tế toàn diện và lập kế hoạch thành lập tổ chức hợp tác kinh tế châu Âu, hiện nay là OECD.
Ngày 14 tháng 12 năm 1960, 20 nước châu Âu đã chính thức ký hiệp định tổ chức kinh tế và phát triển OECD (Organization for Economic Cooperation and Development). Hiệp định này chính thức có hiệu lực từ năm 1961 và sau đó có thêm 4 nước là Nhật Bản, Niudilân, Phần Lan và Australia. Trong khuôn khổ hợp tác phát triển, các nước thành viên OECD đã lập ra các uỷ ban chuyên môn trong đó có uỷ ban viện trợ phát triển DAC (Development Assistance Committee) để hỗ trợ các nước đang phát triển.
Sau đó, khái niệm về một chính sách viện trợ giúp các nước đang phát triển phục hồi nền kinh tế đã ra đời với tên gọi: hỗ trợ phát triển chính thức (Official development assistance), được gọi tắt là ODA.
Ngay từ đầu những năm 1950, phần đông các nước công nghiệp lớn đều viện trợ cho các nước đang phát triển. Tính đến năm 1980, Mỹ đã viện trợ cho các nước hơn 180 tỷ USD và là nước tài trợ lớn nhất thời kỳ đó. Ngoài ra còn có các nước viện trợ lớn khác như Pháp, Na Uy, Thuỵ Điển,… Liên Xô cũ, Trung Quốc và các nước Đông Âu cũng cung cấp các khoản viện trợ tới các nước XHCN kém phát triển và một phần tới Trung Đông. Tổng viện trợ từ các nước XHCN từ năm 1947 tới năm 1980 là 24 tỷ USD.
Năm 1970, để việc hỗ trợ các nước đang phát triển được tiến hành một cách đồng bộ và hiệu quả, đồng thời mang tính bắt buộc đối với các nước phát triển, lần đầu tiên Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chính thức thông qua Nghị quyết trong đó quy định chỉ tiêu ODA bằng 0,7% GNP của các nước phát triển. Theo quyết định này, các nước phát triển sẽ phấn đấu đạt chỉ tiêu trên vào năm 1985 hay muộn nhất vào cuối thập kỷ 80, và đạt 1% GNP vào năm 2000. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện nghĩa vụ này của các nước là rất khác nhau. Số liệu năm 1990 cho thấy một số nước thực hiện bằng hay vượt mức quy định này như Đan Mạch (0,96%), Thuỵ Điển (0,92%), Hà Lan (0,88% GNP) trong khi một số nước giàu như Mỹ chỉ trích có 0,17% GNP, Nhật Bản là 0,33% GNP,...(1)
Những năm gần đây, không chỉ có các nước công nghiệp phát triển mà còn có một số nước đang phát triển cũng bắt đầu cung cấp ODA như Ả Rập Xê út, Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan,...
Nhìn chung, ODA đã giúp nhiều nước kém phát triển có được những bước tiến rõ rệt và vững chắc. Điển hình là Nhật Bản, sau Đại chiến thế giới lần thứ II, nền kinh tế Nhật Bản kiệt quệ vì chiến tranh, nhưng cho đến nay Nhật Bản đã trở thành một trong số những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới và vốn ODA chính là một yếu tố quan trọng đóng góp cho thành công của Nhật Bản. Nguồn vốn này còn phát huy hiệu lực ở nhiều quốc gia khác trên thế giới như Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore,...
Không nằm ngoài xu hướng phát triển chung của thế giới, Việt Nam cũng đang cố gắng thu hút vốn ODA để phát triển nền kinh tế đất nước và coi đây là một nguồn lực quan trọng đặc biệt cho việc phát triển cơ sở hạ tầng nhằm đưa nền kinh tế tăng trưởng vượt bậc. Do đó, chúng ta cần tìm hiểu rõ bản chất của ODA, ưu điểm và nhược điểm của nó để có thể thu hút và sử dụng một cách có hiệu quả nhất. Vậy, hỗ trợ phát triển chính thức ODA là gì?
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Khách hàng và các biên pháp thu hút khách hàng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Luận văn Kinh tế 0
A chính sách thu hút FDI hàn quốc 2000 2012, thực trạng và Bài học kinh nghiệm Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D nghiên cứu thị trường khách du lịch châu âu và biện pháp thu hút du lịch thị trường này của việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Cơ sở lý luận về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Luận văn Kinh tế 0
H Thực trạng và giải pháp thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2020 Luận văn Kinh tế 2
N Phương hướng và biện pháp nhằm thu hút khách nội địa ở khách sạn Việt Thành Luận văn Kinh tế 0
V Phân tích thực trạng nguồn khách và một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách đến khách Luận văn Kinh tế 0
C Giải pháp trong việc thu hút và sử dụng FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
S Nâng cao hiệu quả công tác thu hút và tuyển chọn lao động ở công ty Thạch Bàn Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top