sinkicongchua

New Member
Download Đồ án Thiết kế bệ thử phanh ô tô miễn phí



MỤC LỤC
1. MỤC ÐÍCH Ý NGHĨA ĐỀ TÀI. 1
2. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHANH. 3
2.1. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG PHANH TRÊN Ô TÔ. 3
2.1.1. Công dụng của hệ thống phanh. 3
2.1.2. Yêu cầu của hệ thống phanh. 3
2.1.3. Các loại phanh. 4
2.1.4. Phân loại hệ thống phanh. 4
2.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHANH. 5
2.2.1. Tiêu chuẩn kiểm tra phanh của Việt Nam. 5
2.2.2. Tiêu chuẩn của Liên Xô. 6
3. PHÂN TÍCH CÁC BỆ THỬ PHANH, CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ. 10
3.1. CÔNG DỤNG, YÊU CẦU PHÂN LOẠI BỆ THỬ PHANH. 10
3.1.1. Công dụng. 10
3.1.2. Yêu cầu. 10
3.1.3. Phân loại bệ thử phanh. 10
3.2. PHÂN TÍCH MỘT SỐ LOẠI BỆ THỬ PHANH. 12
3.2.1. Bệ thử kiểu sàn di động. Hình 3.1 12
3.2.2. Bệ thử kiểu băng tải- tang quay. Hình 3.2 14
3.2.3. Bệ thử kiểu quán tính (bệ thử con lăn cao tốc). Hình 3.3 15
3.2.4. Bệ thử kiểu hộp giảm tốc cân bằng. Hình 3.4. 18
3.2.5. Bệ thử kiểu động cơ cân bằng. Hình 3.5 19
3.2.6. Bệ thử kiểu con lăn có cảm biến đo lực. Hình 3.6 21
3.3. CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ BỆ THỬ. 22
3.4. CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ SƠ ĐỒ BỐ TRÍ BỆ THỬ. 23
3.4.1. Sơ đồ cấu tạo. 23
3.4.2. Nguyên lý hoạt động. 25
4. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BỆ THỬ PHANH. 28
4.1. CHỌN THÔNG SỐ BAN ĐẦU. 28
4.1.1. Chọn chế độ thử. 28
4.1.2. Chọn bán kính bánh xe. 29
4.1.3. Xác định hệ số bám. 30
4.2. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CON LĂN. 32
4. 2.1. Chọn phương án bố trí con lăn. 32
4.2.2. Xác định khoảng cách thử cần thiết. 33
4.2.3. Tính toán thiết kế đường kính con lăn : 36
4.2.4. Tính toán thiết kế chiều dài con lăn. 37
4.3. TÍNH CHỌN ĐỘNG CƠ ĐIỆN. 45
4.3.1. Tính công suất cần thiết. 45
4.3.2. Chọn động cơ điện. 46
4.4. THIẾT KẾ HỆ THỐNG DẪN ĐỘNG CƠ KHÍ. 47
4.4.1. Tính toán thiết kế hộp giảm tốc. 48
4.4.2. Tính toán thiết kế bộ truyền xích. 56
4.4.2.1. Tính toán bộ truyền xích từ động cơ đến con lăn. 57
4.5. THIẾT BỊ ĐO. 64
4.5.1. Sơ lược các loại thiết bị đo. 64
4.5.2. Cảm biến đo lực phanh. 65
4.5.3. Cảm biến trọng lượng. 70
4.5.4. Cảm biến vận tốc trượt. 72
4.6. HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN. 76
4.6.1. Sơ đồ cấu tạo. 76
4.6.2. Nguyên lý làm việc. 77
4.6.2. Ưu nhược điểm phạm vi sử dụng. 83
4.7. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ NỀN MÓNG. 84
4.7.1. Chọn móng. 84
4.7.2. Tính toán kích thước móng. 84
5. QUY TRÌNH THỬ PHANH. 88
5.1. KIỂM TRA SƠ BỘ. 88
5.2. CHỌN CHẾ ĐỘ KIỂM TRA. 88
5.3. THAO TÁC KIỂM TRA. 90
5.4. XỬ LÝ KẾT QUẢ. 90
6. CHẨN ĐOÁN HƯ HỎNG HỆ THỐNG PHANH THÔNG QUA KẾT QUẢ KIỂM TRA TRÊN BỆ THỬ. 92
6.1. HIỆU QUẢ PHANH THẤP. 92
6.2. LỰC PHANH LỆCH. 97
7. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA BỆ THỬ ĐƯỢC THIẾT KẾ. 100
7.1. SAI LỆCH HIỆU QUẢ PHANH DO SAI SỐ KHI ĐO TRỌNG LƯỢNG TRỤC 100
7.2. SAI SỐ DO KẾT CẤU HOA LỐP 100
7.3. CÁC TRUỜNG HỢP KHÁC. 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

Sự phát triển to lớn của tất cả các ngành kính tế quốc dân đòi hỏi cần chuyên chở khối lượng lớn hàng hoá và hành khách. Tính cơ động cao, tính việt dã và khả năng hoạt động trong những điều kiện khác nhau đã tạo cho ôtô đã trở thành một trong những phương tiện chủ yếu để chuyên chở hàng hoá và hành khách.Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, ngành chế tạo ôtô đã đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc. Ô tô ngày càng được cải thiện, tải trọng vận chuyển tăng lên, tốc độ ngày càng cao, tính kinh tế và độ bền nâng cao... Đi đôi với việc cải tiến mẫu mã, nâng cao tính tiện nghi, giảm giá thành..., một trong những ưu tiên hàng đầu của các nhà chế tạo ô tô là nâng cao tính an toàn cho người sử dụng. Quan trọng nhất trong các hệ thống an toàn của ô tô là hệ thống phanh.

Với tốc độ gia tăng về số lượng cũng như về chủng loại của các phương tiện giao thông đường bộ dẫn đến một nhu cầu cấp thiết là phải đặt ra một hệ thống kiểm tra an toàn cho các loại phương tiện cơ giới đường bộ. Để đảm bảo tính chính xác, khách quan cho việc đánh giá kết quả kiểm tra này, cần thiết phải có một loạt các thiết bị kiểm tra chuyên dùng. Do đó em chọn đề tài “Thiết kế bệ thử phanh ô tô”.

Sau thời gian hơn ba tháng tìm hiểu nghiên cứu cùng với sự hướng dẫn tận tình của Thầy T.s Nguyễn Hoàng Việt đến nay em đã hoàn thành xong đồ án tốt nghiệp được giao.

Với những nhận thức còn hạn chế về nhiều mặt, đồ án này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự thông cảm và nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo, các kỹ sư cũng như các bạn bè sinh viên.

Đà Nẵng, ngày tháng năm 2007

Sinh viên thực hiện :

Ngô Công Tới

1. MỤC ÐÍCH Ý NGHĨA ĐỀ TÀI.

Ô tô là phương tiện chủ yếu để vận chuyển hàng hóa và hành khách trên các tuyến đường bộ Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới.

Ngày nay với sự phát triển lớn mạnh của khoa học- công nghệ và nền kinh tế cũng như sự gia tăng dân số, nên đòi hỏi số lượng cũng như tốc độ của ôtô được tăng lên, dẫn đến mật độ phương tiện giao thông ngày càng cao, vấn đề an toàn giao thông là một trong nhưng vấn đề bức thiết và được xã hội quan tâm. Việc nâng cao khả năng kiểm tra, chẩn đoán các hư hỏng đối với các phương tiện cơ giới đường bộ bắt buộc phải có các thiết bị chuyên dụng. Công tác lắp ráp, bảo dưỡng, sữa chữa của ngành công nghiệp ôtô - máy kéo ngày càng được ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhiều hơn, nhằm nâng cao độ chính xác cũng như sự đồng nhất về chất lượng sản phẩm.

Ðể xác định chất lượng của hệ thống phanh ta có thể sử dụng hai phương pháp sau đây: phương pháp thử phanh trên đường và phương pháp thử phanh trên bệ thử.

- Ðối với phương pháp thử phanh trên đường:

Ðây là phương pháp phổ biến trong thời gian trườc đây, ở nước ta cũng có một số nơi sử dụng phương pháp này. Phương pháp này có một số ưu điểm là vốn đầu tư ít, kết quả kiểm tra sát với điều kiện thực tế. Tuy nhiên khi thử phanh bằng phương pháp này cần có một diện tích sử dụng lớn, thời gian thử kéo dài, kết quả kiểm tra phụ thuộc vào chất lượng đường sá, thời tiết, nhất là sự chủ quan của người kiểm tra. Mặt khác, với tốc độ ngày càng cao thì phương pháp này gây mất an toàn cho người lái và phương tiện, tiêu tốn nhiên liệu, rung động các chi tiết.

- Ðối với phương pháp thử trên bệ thử:

Là phương pháp hiện đại có nhiều ưu điểm nổi bật:

Kết cấu nhỏ gọn thuận tiện cho việc bố trí trong các điều kiện nhà xưỡng chật hẹp.

Kết quả đo có độ chính xác cao, dễ dàng cơ khí hoá, tự động hoá và lưu trữ kết quả phục vụ cho công tác thống kê và phân tích hư hỏng.

Thời gian thao tác nhanh, không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, điều kiện đường sá.

Tuy nhiên, phương pháp này còn có những nhược điểm sau:

- Ðòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn.

- Ðiều kiên thử không sát với kiện thực tế sử dụng xe.

Qua việc phân tích đánh giá ưu, khuyết điểm của hai phương pháp thử trên. Bênh cạnh sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến được ưu tiên hàng đầu. Việc thử phanh trên bệ thử đảm bảo được tính đồng nhất, tính chính xác và trung thực về kết quả kiểm tra. Nó đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về kỹ thuật, kinh tế xã hội của thời đại ngày nay và nhất là sự an toàn cho con người và phương tiện kiểm tra. Với những yêu cầu thực tế như đã nêu trên đồng thời để làm quen với việc áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Em chọn đề tài “Thiết kế bệ thử phanh ô tô tải trọng dưới 10 tấn trên một trục”. Trong phạm vi đề tài này, dựa trên cơ sở lý thuyết đã học cộng với một số bệ thử hiện có, em tiến hành thực hiện phân tích những ưu nhược điểm của một số loại bệ thử để nghiên cứu thiết kế một bệ thử phanh. Thông qua đề tài này và với sự tận tình chỉ bảo của thầy giáo hướng dẫn là một cơ hội tốt để em củng cố vốn kiến thức đã học và thu lượm thêm một số kiến thức quý báu cho bản thân.

* Mục đích đề tài:

Là tạo ra một cơ sở lý thuyết rỏ ràng trong việc thiết kế bệ thử phanh, thông qua đó nâng cao được hiệu quả sử dụng bệ thử. Tức là kết quả kiểm tra phanh được phản ánh chính xác hơn và tăng tính bền khi sử dụng bệ thử.

* Ý nghĩa của đề tài:

Là tài liệu hữu ích cho những ai muốn tìm hiểu về lĩnh vực chẩn đoán tình trạng kỹ thuật ô tô bằng bệ thử. Đặc biệt là tài liệu tham khảo cho những ai tự thiết kế, chế tạo bệ thử phanh để phục vụ cho công tác kiểm tra, nghiên cứu và sữa chữa.

2. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHANH.

2.1. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG PHANH TRÊN Ô TÔ.

2.1.1. Công dụng của hệ thống phanh.

Hệ thống phanh dùng để giảm tốc độ của ô tô máy kéo cho đến khi dừng hẳn hay đến một tốc độ nào đó.

Ngoài ra, hệ thống phanh còn có nhiệm vụ giữ cho ô tô máy kéo đứng yên tại chỗ trên mặt đường ngang hay trên nền nghiêng.

Như vậy, hệ thống phanh là một hệ thống đặc biệt quan trọng.

- Nó cho phép ô tô chuyển động an toàn ở mọi chế độ làm việc.

- Nhờ đó mà người sử dụng có thể phát huy hết khả năng động lực, nâng cao tốc độ và khai thác triệt để năng suất vận chuyển của phương tiện.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Đồ án Thiết kế bệ thử phanh ô tô + bản vẽ

link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top