Link tải luận văn miễn phí cho ae
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Với nền tảng 40 năm từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao cùng với Nhật
Bản cũng là quốc gia ở trong khu vực có ảnh hƣởng nền văn hóa lâu đời với Việt
Nam. Sự gần gũi về địa lý, quan hệ gắn bó lâu đời trong lịch sử cùng với những
lợi ích chiến lƣợc trong giai đoạn hiện nay khiến Việt Nam và Nhật Bản ngày
càng xích lại gần nhau hơn. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong 4 thập kỷ qua
phát triển phát triển nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Mối quan hệ Việt Nam và Nhật Bản
đã không ngừng phát triển, đặc biệt hai nƣớc đã và đang tăng cƣờng mạnh mẽ
quan hệ kinh tế bao gồm thƣơng mại và đầu tƣ. Quan hệ đối tác chiến lƣợc vì
hòa bình và phồn vinh của Châu Á đƣợc hai bên thiết lập năm 2009 đã nói lên
đầy đủ tầm quan trọng của mối quan hệ này. Không chỉ dành cho nhau sự ƣu tiên
hợp tác ở mức cao nhất, giao lƣu nhân dân hai nƣớc không ngừng đƣợc mở
rộng. Năm 2013, lãnh đạo hai nƣớc nhất trí chọn là “Năm Hữu nghị Việt-Nhật”
và Chính phủ Việt Nam cũng đã xây dựng đề án tổ chức hàng loạt sự kiện để ghi
dấu chặng đƣờng 40 năm hợp tác. Tuy xét về mặt tăng trƣởng và phát triển, Nhật
Bản vẫn có độ chênh khá lớn so với Việt Nam, song hai nƣớc vẫn luôn tìm đƣợc
tiếng nói chung với những nét tƣơng đồng về văn hóa, kinh tế, xã hội. Đó có lẽ
cũng chính là lý do để mối quan hệ ngoại giao giữa hai nƣớc ngày một chắp
cánh, đặc biệt phải kể đến lĩnh vực giao lƣu thƣơng mại. Hiện tại, quan hệ song
phƣơng đang phát triển tốt đẹp trên cơ sở gắn bó và lòng tin ngày càng đƣợc
củng cố giữa hai dân tộc và hiện nay giới kinh doanh Nhật đang tiếp tục đánh giá
Việt Nam là thị trƣờng có sức hấp dẫn cao vì sự ổn định và có thể phát triển lâu
dài.
Việc phát triển quan hệ kinh tế thƣơng mại sẽ đem lại nhiều thuận lợi cho
quốc gia trong lĩnh vực ngoại thƣơng. Nhật Bản có một thị trƣờng tiêu thụ rộng
lớn cho các sản phẩm của Việt Nam nhƣ: dầu thô, hàng dệt may, giầy dép da,
than, cafe… và các hàng nông sản khác. Nhờ đó, tích luỹ đƣợc một nguồn ngoại
tệ đáng kể cho đất nƣớc, góp phần đáng kể vào công cuộc đổi mới đất nƣớc. Mặt
khác, thông qua nhập khẩu, nhu cầu tiêu dùng của ngƣời Việt Nam sẽ đƣợc thoả
mãn với những hàng hoá có chất lƣợng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn, nhiều tính
năng tác dụng do Nhật Bản sản xuất. Đây cũng là một động lực để nâng cao khả
năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nƣớc với hàng hoá nhập khẩu từ
Nhật Bản. Hơn nữa khi tham gia vào quan hệ ngoại thƣơng với Nhật, Việt Nam
có thể nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại từ một nƣớc có công nghệ tiên tiến
nhƣ Nhật Bản, để từ đó đẩy mạnh, nhanh hơn quá trình CNH – HĐH đất nƣớc,
nâng cao năng xuất lao động cho nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, mặc dù Việt
Nam và Nhật Bản là những nƣớc cùng ở khu vực Châu Á, cùng với thuận lợi về
giao thông biển. Trong nhiều năm liền, Nhật Bản luôn là bạn hàng số một của
Việt Nam, nhƣng đến những năm gần đây đã tụt xuống vị trí thứ hai hay thứ ba
sau Trung Quốc và Mỹ. Vị thế của Việt Nam trong quan hệ thƣơng mại với Nhật
Bản cũng còn rất khiêm tốn. Xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản chỉ chiếm
thị phần còn hạn chế so với nhập khẩu của Nhật Bản. Tính chung kim ngạch mậu
dịch hai chiều, Việt Nam luôn đứng sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Điều
đó chứng tỏ quan hệ thƣơng mại giữa hai bên chƣa tƣơng xứng với tiềm năng,
thế mạnh cùng mong muốn của cả hai bên.
Bên cạnh sự tác động của nội lực kinh tế Việt Nam và Nhật Bản, trong bối
cảnh toàn cầu hóa hiện nay, quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nhật Bản cũng cần
đƣợc xem xét dƣới sự tác động của những bối cảnh kinh tế thế giới mới. Trong
giai đoạn 2008 -2013 chúng ta có thể nhắc tới những sự kiện nổi bật liên quan tới
quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nhật Bản đó là Hiệp định đối tác toàn diện
ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản
(VJEPA) đã đƣợc ký kết. Cùng với đó, những vấn đề kinh tế thế giới cũng cần
bàn tới đó là cuộc Khủng hoảng kinh tế ở Mỹ, Khủng hoảng nợ công ở Châu Âu,
xu thế toàn cầu hóa và gia tăng tiến trình khu vực hóa mậu dịch. Những bối cảnh
trên tác động mạnh mẽ tới quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nhật Bản.
Vì vậy vấn đề cần đƣợc nghiên cứu đó là: Quan hệ thƣơng mai Việt Nam
– Nhật Bản đã tƣơng xứng với tiềm năng vốn có của hai nƣớc hay chƣa? Dƣới sự
tác động của bối cảnh mới, liệu rằng Việt Nam – Nhật Bản có thể gia tăng quy
mô hợp tác hay không? Việt Nam cần làm gì để thúc đẩy và nâng cao hiệu
quả của quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nhật Bản?
Để trả lời cho những câu hỏi và vấn đề nêu trên, tui đã chọn đề tài: “Quan
hệ thƣơng mại Việt Nam – Nhật Bản trong bối cảnh mới giai đoạn 2008-2013”
làm đề tài tốt nghiệp luận văn thạc sỹ.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Cho đến nay, đã có nhiều tài liệu đề cập đến quan hệ thƣơng mại Việt
Nam – Nhật Bản. Các tài liệu thƣờng xoay quanh các chủ đề chính đó là:
Thƣơng mại một số mặt hàng hay Khái quát thƣơng mại Việt Nam – Nhật Bản
 Thương mại một số mặt hàng
- Nguyễn Thị Huế (2009), Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt
Nam sang thị trường Nhật Bản, ĐH Kinh tế - ĐH Quốc Gia Hà Nội. Luận văn
phân tích làm rõ thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang
thị trƣờng Nhật Bản đặc biệt là các mặt hàng gốm sứ, mây tre đan, đồ gỗ mỹ
nghệ, hàng sơn mài từ năm 1998 đến năm 2007 và đƣa ra một cách khái quát
những kết quả tích cực và hạn chế trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ của Việt Nam sang Nhật Bản. Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy việc
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản.
- Vũ Thị Lý (2012), Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô
Nhật Bản: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, ĐH Kinh tế - ĐH Quốc Gia Hà
Nội. Luận văn đã nghiên cứu những nhân tố tác động hình thành và nội dung của
chiến lƣợc phát triển ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản. Đánh giá những mặt
thành công và hạn chế của chiến lƣợc này và khả năng vận dụng của các nƣớc đi
sau. Trên cơ sở những kinh nghiệm thực tế của Nhật Bản và thực tiễn của Việt
Nam, luận văn đƣa ra các kiến nghị nhằm góp phần phát triển ngành công nghiệp
ô tô Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
 Khái quát quan hệ hệ kinh tế, thương mại
- Nguyễn Xuân Thiên (2008), Vai trò của văn hóa đối với phát triển
kinh tế Nhật Bản và một số gợi ý chính sách đối với Việt Nam. Nghiên cứu đã
phân tích đánh giá vai trò của văn hóa đối với phát triển kinh tế Nhật Bản. - Đƣa
ra những gợi ý thiết thực đối với Việt Nam nhằm góp phần xây dựng một nền
văn hóa mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; phát huy yếu tố văn hóa đối với
phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập. - Góp phần thúc đẩy giao lƣu văn hóa
giữa Việt Nam và Nhật Bản Những nội dung chính: Nội dung của đề tài đã tập
trung phân tích làm rõ những điểm sau: - Văn hóa Nhật Bản là một trong những
nhân tố quan trọng nhất góp phần tạo nên sự thần kỳ về kinh tế của Nhật Bản,
đặc biệt là những đặc điểm độc đáo của văn hóa Nhật Bản; - Tác động của văn
hóa Nhật Bản đối với phát triển kinh tế ở cả tầm vĩ mô và vi mô. - Phân tích làm
rõ những nét đặc trƣng của văn hóa Việt Nam và những quan điểm cơ bản của
Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam. - Đƣa ra bốn gợi ý quan
trọng về mặt chính sách nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; phát huy yếu tố văn hóa đối với phát triển kinh tế
trong bối cảnh hội nhập. - Việc nghiên cứu đề tài trên không chỉ có ý nghĩa đối
với Nhật Bản mà còn có ý nghĩa đối với Việt Nam. Các kết quả đã đạt đƣợc: -
Công trình là tài liệu tham khảo bổ ích cho học viên cao học và sinh viên chuyên
ngành Kinh tế quốc tế & Quốc tế học. -Góp phần thúc đẩy và phát triển giao lƣu
văn hóa giữa Việt Nam với Nhật Bản, hƣớng tới Nhật Bản là “đối tác chiến
lƣợc”. - Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đƣợc công bố trên tạp chí Kinh tế châu
Á- Thái Bình Dƣơng số 223 - ngày 8/7/2008.
- Tống Thùy Linh (2009), Quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản
(thời kỳ 1990-2007), ĐH Kinh tế - ĐH Quốc Gia Hà Nội,. Luận văn trình bày
trình bày một số vấn đề lý luận chung về thƣơng mại quốc tế; những đặc điểm
chủ yếu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của Việt Nam và Nhật Bản; các
nhân tố chủ yếu thúc đẩy quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Nhật Bản. Phân tích
quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Nhật Bản từ năm 1990 đến năm 2007, chỉ ra
đƣợc những thành tựu nhƣ: sự tăng trƣởng của thƣơng mại hai chiều, sự cải thiện
của cán cân mậu dịch, sự phát triển của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực; đồng
thời cũng chỉ ra một số hạn chế bất cập của quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Nhật
Bản: sự phát triển của quan hệ thƣơng mại Việt - Nhật chƣa tƣơng xứng với tiềm
năng của mỗi nƣớc, cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu còn cùng kiệt nàn, chậm đƣợc
cải thiện, chất lƣợng hàng hoá xuất khẩu chƣa cao. Đề xuất một số giải pháp
chính sách đẩy mạnh quan hệ thƣơng mại Việt - Nhật ở tầm vĩ mô và vi mô đối
với Chính phủ và đối với doanh nghiệp. Đối với chính phủ, nên có kế hoạch cụ
thể cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng của ngành thƣơng mại, đẩy mạnh xây dựng
công nghiệp phụ trợ, đặc biệt cải thiện các dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, bên
cạnh đó cần xây dựng một chiến lƣợc sản phẩm phù hợp và lựa chọn hình thức
thâm nhập hiệu quả để tăng cƣờng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản. Đối với
các doanh nghiệp Việt Nam, cần lựa chọn chiến lƣợc phù hợp để thâm nhập thị
trƣờng Nhật Bản nhƣ xuất khẩu, liên doanh và đầu tƣ trực tiếp, cần cố gắng
thành lập văn phòng thay mặt hay chi nhánh công ty tại Nhật và cần xây dựng
một chiến lƣợc hoạt động kinh doanh phù hợp với thế kinh tế, nâng cao năng lực
cạnh tranh. Ngoài ra, tác giả còn đƣa ra các giải pháp chính sách ở tầm vĩ mô cho
cả Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam.
- Trần Anh Phƣơng (2009), Thương mại Việt Nam – Nhật Bản trong
tiến trình phát triển quan hệ giữa hai nước, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.
Công trình nghiên cứu đƣợc chia làm 3 chƣơng. Chƣơng 1, tác giả đã khái lƣợc
lịch sử quan hệ giao lƣu giữa hai dân tộc Việt-Nhật qua nhiều thế kỷ từ trƣớc khi
thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay. Và trong 35 năm thiết lập quan hệ ngoại
giao kể từ năm 1973 cho đến nay(2008), tác giả đã phân tích, chia thành 3 giai
đoạn phát triển: Giai đoạn 1973 – 1978; Giai đoạn 1979 – 1991; Giai đoạn 1992
– 2008. Trong mỗi giai đoạn, tác giả đã nêu nhiều diễn biến và kết quả đạt đƣợc
của mối quan hệ hai nƣớc trong chính trị và hợp tác an ninh; giao lƣu, hợp tác
phát triển văn hoá, du lịch và đặc biệt là quan hệ kinh tế. Trong đó, nổi bật lên
hợp tác thƣơng mại trong tiến trình phát triển quan hệ giữa Việt Nam và Nhật
Bản đã đƣợc tác giả phân tích khá sâu sắc. Trong chƣơng 2, tác giả đã chia quan
hệ thƣơng mại Việt Nam - Nhật Bản thành 3 giai đoạn: Từ năm 1973 đến năm
1975; từ năm 1976 đến năm 1986 và từ năm 1987 đến năm 2008. Trong mỗi giai
đoạn, tác giả đã phân tích và đƣa ra nhiều số liệu có sức thuyết phục để lý giải về
sự phát triển thƣơng mại Việt - Nhật tuy có lúc thăng, trầm nhƣng suốt 35 năm
qua, hiệu quả của hoạt động kinh tế thƣơng mại Việt - Nhật đã đóng góp rất to
lớn vào quá trình phát triển bền vững mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản. Tuy
vậy quan hệ thƣơng mại Việt - Nhật cũng còn một số hạn chế, bất cập do những
nguyên nhân chủ quan của cả hai bên Việt Nam và Nhật Bản mà tác giả đã nêu
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tunglsvn

New Member
Re: Quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản trong bối cảnh mới giai đoạn 2008-2013

Ad ơi, up giúp mình với :)
 

daigai

Well-Known Member
Re: Quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản trong bối cảnh mới giai đoạn 2008-2013

link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu tác động của cam kết lao động trong hiệp định thương mại EVFTA đến quan hệ lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
A Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - Hàn Quốc trong xu thế hội nhập hiện nay Luận văn Kinh tế 0
T Các giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước Bắc Phi đến năm 2010 Luận văn Kinh tế 0
H Mối quan hệ giữa ngoại thương và đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam Công nghệ thông tin 0
T Quan hệ thương mại, đầu tư Pháp – Việt thực trạng và triển vọng Công nghệ thông tin 0
M Một số giải pháp nhằm thúc đăy mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN Luận văn Kinh tế 3
H Ngân hàng thương mại - Chức năng và mối quan hệ với ngân hàng trung ương Luận văn Kinh tế 2
S Tổng quan về hệ thống thông tin (HTTT) của ngân hàng công thương Việt Nam (NHCTVN) Luận văn Kinh tế 0
T Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU trong 10 năm qua (1990 - 2000) và đề ra triển vọng và những giải pháp Luận văn Kinh tế 2
K Quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Trung quốc. thực trạng và triển vọng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top