eugenie_1304

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội hiện đại, con
ngƣời đã quan tâm nhiều hơn đến chất lƣợng cuộc sống cũng nhƣ sức khỏe
của bản thân. Ngoài việc chăm sóc để có một thể chất khỏe mạnh, con ngƣời
đã dần nâng cao nhận thức và quan tâm chăm sóc nhiều hơn đến sức khỏe tâm
thần vì sức khỏe tâm thần là một phần không thể thiếu của sức khỏe [11] nhƣ
Tổ chức Y tế Thế giới đã định nghĩa: “Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn
diện về thể chất, tâm thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng
không có bệnh hay thương tật” [58].
Các nƣớc trên thế giới đã có những bƣớc chuyển biến nhất định trong
việc nghiên cứu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần, đặc biệt là lĩnh vực
chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em và vị thành niên. Tuy nhiên, ở Việt Nam,
lĩnh vực này còn chƣa đƣợc các cấp lãnh đạo thực sự quan tâm ở mức cần
thiết [4]. Đã có một số nghiên cứu đã đƣợc tiến hành trong nƣớc đánh giá về
thực trạng vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ em và vị thành niên. McKelvey
và cộng sự (1999) đã báo cáo tỷ lệ trẻ có các vấn đề sức khỏe tâm thần trên
mức ranh giới ở hai phƣờng trên địa bàn Hà Nội là 8,2% [45]. Ngô Thanh Hồi
và cộng sự (2007) báo cáo nghiên cứu của bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai
Hƣơng cho thấy học sinh trong các trƣờng nội thành Hà Nội có tỷ lệ mắc các
vấn đề sức khỏe tâm thần là 19,4% [2]. Nghiên cứu của Đặng Hoàng Minh
Hoàng Cẩm Tú (2010) và trên học sinh ở hai trƣờng Hà Nội và Hà Tây cho
thấy tỷ lệ trẻ em mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần chiếm 22,55% [7]. Nghiên
cứu của Nguyễn Cao Minh về tỷ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ vị
thành niên miền Bắc (2012) cho thấy tỷ lệ này là 18% [8]. Gần đây nhất,
trong cuốn “Sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam: thực trạng và các yếu tố
nguy cơ” do Đặng Hoàng Minh chủ biên (2013) đã báo cáo tỷ lệ trẻ em và vị
thành niên có các vấn đề sức khỏe tâm thần là 11,9% [6].
Các con số về thực trạng trẻ em và vị thành niên có các vấn đề sức khỏe
tâm thần không phải là nhỏ, nhƣng trong thực tế hiện nay, trẻ em và vị thành
niên có các vấn đề sức khỏe tâm thần khi đến khám và điều trị tại các cơ sở
thăm khám tâm lý, tâm thần thì hầu nhƣ rất ít có những công cụ sàng lọc đủ
độ tin cậy, đủ độ hiệu lực để đánh giá chính xác vấn đề mà trẻ gặp phải.
Những công cụ này hầu nhƣ là những công cụ nguyên bản, chƣa đƣợc chuẩn
hóa theo đúng quy trình cho phù hợp với văn hóa, xã hội Việt Nam, hoặc
đƣợc sử dụng không đúng mục đích, dẫn đến việc khó khăn trong chẩn đoán,
điều trị và can thiệp. Trong một nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai (2013) về tỷ
lệ trầm cảm ở trẻ em tuổi học đƣờng, tỷ lệ khách thể nghiên cứu có trầm cảm
lên tới 70,4% khi sử dụng bảng tự đánh giá trầm cảm Beck 13 câu – đƣợc
dịch từ bản nguyên gốc sang tiếng Việt và đƣa vào sử dụng nhiều năm nay ở
nhiều cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tâm [5]. Nhƣ vậy nhu cầu có những
thang đo đƣợc chuẩn hóa để sử dụng trong việc sàng lọc, đánh giá các vấn đề
sức khỏe tâm thần trong các bệnh viện tâm thần, các cơ sở khám, tƣ vấn và
điều trị chuyên khoa tâm thần là rất lớn.
Một trong những công cụ đánh giá các vấn đề sức khỏe tâm thần của em
đƣợc biết đến nhiều nhất trên thế giới là Bảng Kiểm hành vi trẻ em (CBCL)
do Achenbach nghiên cứu và phát triển từ những năm đầu của thập kỷ 60 của
thế kỷ 20 và đƣợc báo cáo lần đầu tiên trong một nghiên cứu về sự phát triển
của trẻ em năm 1965 [59].
Trên thế giới, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về tỷ lệ mắc các vấn đề sức
khỏe tâm thần sử dụng Bảng kiểm hành vi trẻ em CBCL ở nhiều phiên bản
khác nhau nhƣ là một công cụ đánh giá tốt nhất để sàng lọc các vấn đề sức
khỏe tâm thần.
Klasen và cộng sự (2000) đã tiến hành nghiên cứu CBCL – phiên bản
tiếng Đức và so sánh với Bảng hỏi điểm mạnh và khó khăn của trẻ em (SDQ).
Kết quả thu đƣợc cho thấy, giống nhƣ phiên bản gốc tiếng Anh, phiên bản
tiếng Đức của CBCL cho giá trị tƣơng quan cao với SDQ và đạt độ hiệu lực,
độ tin cậy cao cho cả hai mục đích nghiên cứu và lâm sàng [40].
Ehsan và cộng sự (2009) đã nghiên cứu so sánh CBCL phiên bản tiếng
Urdu – là ngôn ngữ đƣợc sử dụng rộng rãi tại Pakistan – với SDQ phiên bản
tiếng Urdu ở trƣờng tiểu học Karachi, Pakistan. Kết quả cho thấy có tƣơng
quan cao giữa điểm số của hai bảng hỏi và phiên bản tiếng Urdu của CBCL
cho kết quả giá trị tƣơng đƣơng với phiên bản gốc tiếng Anh, và là một công
cụ đánh giá có độ tin cậy và độ hiệu lực cao cho cả hai mục đích nghiên cứu
và lâm sàng [32].
Một nghiên cứu dịch tễ khác về tỷ lệ trẻ mắc các vấn đề sức khỏe tâm
thần sử dụng CBCL nhƣ là một công cụ đánh giá có độ hiệu lực, độ nhạy cao
là Helga và Sif (1995) nghiên cứu về tỷ lệ trẻ em Iceland mắc các vấn đề sức
khỏe tâm thần sử dụng CBCL để sàng lọc. Nghiên cứu cũng so sánh kết quả
này với các mẫu nghiên cứu tại Hà Lan, Mỹ, Pháp, Canada, Đức và Chi Lê và
kết quả cho thấy giá trị tƣơng đƣơng [36].
Ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều nghiên cứu sử dụng CBCL là công cụ
sàng lọc các vấn đề sức khỏe tâm thần.
Mc Kelvey và cộng sự (1999) đã nghiên cứu xác định tỷ lệ của các vấn
đề cảm xúc hành vi ở trẻ em Việt Nam sống tại Hà Nội có sử dụng Bảng kiểm
hành vi trẻ em CBCL nhƣ một công cụ sàng lọc và kết quả đƣợc so sánh với
điểm tiêu chuẩn của Mỹ [45].
Năm 2009, dƣới sự cho phép của chính tác giả T.M. Achenbach, Đặng
Hoàng Minh và cộng sự đã thích nghi và sử dụng CBCL trong khuôn khổ
nghiên cứu “Thực trạng sức khỏe tâm thần ở học sinh Trung học cơ sở và
nhu cầu tham vấn sức khỏe tâm thần học đường” [7].

Năm 2011, trong khuôn khổ dự án Dịch tễ học các vấn đề sức khỏe tâm
thần trẻ em Việt Nam, Bảng Kiểm hành vi trẻ em CBCL đã đƣợc sự đồng ý
của tác giả T.M. Achenbach cho phép sử dụng trong nghiên cứu và ủy quyền
bản quyền cho Trung tâm Thông tin hƣớng nghiệp và Nghiên cứu ứng dụng
tâm lý thuộc Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội chuẩn hóa tại Việt
Nam để nghiên cứu thực trạng sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam.
Tuy nhiên, mẫu chuẩn hóa này mới chỉ tiến hành nghiên cứu trên nhóm
cộng đồng mà chƣa có nghiên cứu nào trên nhóm bệnh nhân cũng nhƣ so sánh
với nhóm bệnh nhân – là những đối tƣợng đến hay đƣợc đƣa đến khám tại
các cơ sở khám, tƣ vấn và điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần – mà theo
thực tế thì đây là những đối tƣợng chắc chắn gặp nhiều vấn đề về sức khỏe
tâm thần hơn nhóm trẻ trong cộng đồng.
Vì tất cả những lý do trên, ngƣời nghiên cứu mạnh dạn nghiên cứu đề tài
“Đánh giá độ hiệu lực của Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach – phiên
bản Việt (CBCL-V) trên nhóm bệnh nhân” với mục đích đánh giá độ hiệu
lực của thang đo CBCL phiên bản Việt Nam, đồng thời bƣớc đầu cung cấp số
liệu cho việc xây dựng điểm ranh giới chuẩn cho Bảng kiểm hành vi trẻ em
CBCL – phiên bản Việt Nam, từ đó đƣa ra những bằng chứng mang tính khoa
học về việc sử dụng bộ công cụ CBCL-V nhƣ là một công cụ sàng lọc hiệu
quả nhất về các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em hiện nay ở Việt Nam cũng
nhƣ xu hƣớng trên toàn thế giới.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá độ hiệu lực (Validity) của Bảng kiểm hành vi trẻ em
Achenbach – phiên bản Việt Nam (CBCL-V) nhằm khẳng định CBCL-V là
bộ công cụ sàng lọc có hiệu quả cao trong lĩnh vực đánh giá và chẩn đoán các
vấn đề SKTT.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Hoacucdai

New Member
Re: Đánh giá độ hiệu lực của bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach-phiên bản Việt Nam(CBCL-V) trên nhóm bệnh nhân : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 05

link không sd được nữa bạn ơi
 

Hoacucdai

New Member
Thank bạn nhiều nhé
Mình đang tìm bảng kiểm hành vi trẻ em từ 6- 18 tuổi của Achenbach đã thích nghi ở Việt nam nhưng trong hai trang cuối của tài liệu trên lại không đầy đủ :cry:
Bạn có biết ở đâu có bảng kiểm này ko,chia sẽ cho mình vs nhé, Thank bạn:grin:
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khảo sát hệ vi sinh vật và đánh giá mức độ an toàn vi sinh trong bia Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu đánh giá biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú (Penaeus Monodon) bảo quản ở 0 độ C sau thu hoạch Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá một số chế độ phụ cấp lương trong khu vực công ở việt nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng và mô phỏng mức độ ô nhiễm nước biển ven bờ thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh Khoa học Tự nhiên 1
D Tính toán phân tích độ tin cậy của hệ thống cung cấp điện và đánh giá hiệu quả của các thiết bị phân đoạn Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu đánh giá tác động của các hồ chứa thượng nguồn đến chế độ thủy động lực khu vực hợp lưu c Khoa học Tự nhiên 0
C Nghiên cứu hệ mật PGP và đánh giá độ an toàn mật mã của nó Luận văn Kinh tế 0
M Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu EximBank An Giang tại Thành phố Long Xuyên Kiến trúc, xây dựng 2
L Đánh giá việc lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo chế độ kế toán hiện hành Luận văn Kinh tế 0
A Đánh giá chung về chế độ tài chính và kế toán trích lập dự phòng của Việt Nam và kinh nghiệm một số Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top