nhok_xu_iu_anh

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Quản lý khoa học và công nghệ -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Làm rõ một số khái niệm, phạm trù, quy luật liên quan đến công nghệ và phát triển, đổi mới công nghệ, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nghiên cứu quan điểm, kinh nghiệm về xây dựng chính sách công nghệ, rút ra những bài học nhằm là tìm kiếm một giải pháp chính sách công nghệ định hướng mục tiêu phát triển bền vững ngành viễn thông Việt Nam . Phân tích chính sách đổi mới công nghệ của Gtel hiện nay theo một số cách tiếp cận. Khảo sát và đánh giá thực trạng các chiến lược, chính sách phát triển của Gtel Việt Nam trong bối cảnh và xu hướng phát triển hiện nay. Đề xuất các khuyến nghị về Chính sách đổi mới công nghệ theo định hướng thị trường kéo để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông Gtel.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Từ những thập kỷ cuối thế kỷ 20 cho tới nay khoa học và công nghệ đã có
những bước phát triển kỳ diệu, đặc biệt là đã xuất hiện cách mạng thông tin, cách
mạng tri thức và sự bùng nổ công nghệ cao. Thành tựu nổi bật nhất là sự phát triển
cực kỳ nhanh chóng của công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nanô;
đó là những công nghệ cao cơ bản, chúng đang hội tụ với nhau để tạo thành nền tảng
cho một hệ thống công nghệ mới của thế kỷ 21, công nghệ của nền kinh tế tri thức.
Hệ thống công nghệ mới ấy đang làm biến đổi sâu sắc các quá trình sản xuất, cách
thức sản xuất kinh doanh và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội loài người.
Ở nước ta, với vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ quốc, khoa học và công nghệ luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú
trọng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã
khẳng định “Khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển
kinh tế, xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội”. Tại Đại hội Đảng lần IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định “Phát
triển khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu là nền tảng và là động lực đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Hiện nay, ngành viễn thông Việt Nam luôn được Đảng và nhà nước quan tâm
chú trọng phát triển, Viễn Thông Việt Nam được trang bị đồng bộ và hiện đại.
Trong tương quan so với các ngành khác, ngành viễn thông được xem là ngành đi
tiên phong. Tuy nhiên, do đặc điểm tốc độ tiến bộ công nghệ của ngành này rất cao,
cho nên nếu không có một chính sách công nghệ thích hợp thì nó sẽ rất nhanh chóng
xuống cấp, không thể phát triển bền vững, giữ được năng lực cạnh tranh trên thị
trường.
Theo Quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm
2020 của Thủ tướng chính phủ ngày 27/7/2012 trong mục a phần 4 - Định hướng
phát triển công nghệ: “Việc phát triển, ứng dụng công nghệ viễn thông phải phù hợp
với xu hướng chung trên thế giới và phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Thời điểm triển khai đối với một công nghệ mới cần được xem xét trên cơ sở
hiệu quả đầu tư, nhu cầu của thị trường, lợi ích của xã hội và mức độ hoàn thiện
của công nghệ”. Như vậy, việc đổi mới công nghệ theo hướng “thị trường kéo” là
vấn đề cấp thiết và cần được đầu tư nghiên cứu một cách nghiêm túc.
Tổng công ty Viễn thông Toàn cầu (Tên gọi tắt Tổng công ty GTEL) thuộc Bộ
Công an là một Tổng công ty 90 nhà nước mới được thành lập năm 2008 hoạt động
trong lĩnh vực viễn thông, Tổng Công ty Gtel đang từng bước phát triển với những
định hướng mới, chuyên nghiệp hơn trong tổ chức và hoạt động kinh doanh. Trong
đó khoa học và công nghệ, đặc biệt là đổi mới công nghệ là vấn đề đang được Lóãnh
đạo các cấp quan tâm và đầu tư.
Bởi vậy, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài “Chính sách đổi mới công nghệ
theo định hướng thị trường kéo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các
doanh nghiệp viễn thông (Nghiên cứu trường hợp Gtel, Bộ CA)” đang thực sự là
một vấn đề mang tính khoa học, cần được nghiên cứu.
Để nâng cao năng năng lực cạnh tranh thì Gtel và một số doanh nghiệp thường
sử dụng cách tiếp cận Top-down tức là đổi mới công nghệ theo ý muốn của người
lãnh đạo doanh nghiệp, hay từ phía đối tác chuyển giao công nghệ gợi ý mà không
quan tâm đến việc thị trường viễn thông VN có cần và quan tâm và đủ điều kiện
thích hợp với công nghệ đó hay không. Do vậy hiệu quả của đổi mới công nghệ
không cao đồng thời làm giảm hiệu quả đầu tư và lãi suất, hạ thấp năng lực cạnh
tranh
Từ tiếp cận chính sách đổi mới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đề tài sẽ
đề xuất một số giải pháp có tính khả thi về xây dựng chính sách công nghệ theo
định hướng thị trường kéo của Tổng công ty Gtel.
Đề tài luận văn này nhằm nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề nêu trên qua khảo sát và
phân tích thực trạng đổi mới công nghệ tại doanh nghiệp viễn thông khác và thực tế
tại Tổng công ty Viễn thông Toàn cầu; đồng thời bước đầu đề xuất định hướng đổi
mới công nghệ theo hướng thị trường kéo, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho
Tổng công ty. Đây là một Đề tài vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn, và
hy vọng sẽ có được những đóng góp thiết thực cho việc định hướng phát triển bền
vững ngành viễn thông Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đối với nước ta, về phát triển công nghệ, các nghiên cứu và theo đó là các
chính sách trong thời gian qua mới chỉ được tập trung vào những vấn đề liên quan
tới chuyển giao công nghệ (từ 1988) và đánh giá trình độ công nghệ (trong những
năm gần đây). Việc nghiên cứu về chính sách công nghệ, và theo đó là các chính
sách hỗ trợ quá trình xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ đổi mới và phát
triển công nghệ đối với các ngành và các doanh nghiệp tuy cũng đã được tiến hành
(ở một số ngành, một số cấp), nhưng nhìn chung, chưa có được sự quan tâm và tổ
chức thực hiện một cách hệ thống và hiệu quả.
Theo dự kiến, chương trình công tác trọng tâm hiện nay của Bộ Bưu chính
Viễn thông là tập trung cho việc tạo cơ sở pháp lý, hoàn thiện các văn bản pháp luật
nhằm tăng cường sự quản lý của Nhà nước và tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong
ngành phát triển theo đà hội nhập quốc tế của đất nước. Cụ thể, ngành này sẽ tập
trung hoàn thiện việc xây dựng các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch giai
đoạn 5 năm 2006 - 2010, bao gồm Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin -
truyền thông các vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, Trung và Nam; Quy hoạch phát
triển công nghệ thông tin - truyền thông, Quy hoạch nguồn nhân lực công nghệ
thông tin; Quy hoạch truyền dẫn phát sóng, phát thanh truyền hình.
Ở Việt Nam, chủ đề về ĐMCN đã có nhiều đề tài nghiên cứu ở các giác độ
khác nhau về các vấn đề cơ sở lý luận, các vấn đề về thực tiễn chỉ ra hiện trạng nhu
cầu, những tác động cản trở tới hoạt động ĐMCN ở các DN và đưa ra các chính
sách khuyến khích, hỗ trợ DN thực hiện ĐMCN, cụ thể:
1. Nghiên cứu chính sách đổi mới và cách tác động của chính sách đổi
mới với sự phát triển KH&CN ngành công nghiệp (trường hợp ngành công nghiệp
dệt may Việt Nam) (năm 2007). Chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Việt Hoà;
2. Nghiên cứu đánh giá những chính sách hỗ trợ về tài chính cho hoạt đông đổi
mới công nghệ của doanh nghiệp theo Nghị định 119 (năm 2006). Chủ nhiệm đề tài
Ths. Cao Thu Anh;
3. Nghiên cứu cơ chế, chính sách KH&CN khuyến khích đổi mới công nghệ
đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam có vốn Nhà nước (năm 2003).
Chủ nhiệm đề tài Ths.Nguyễn Võ Hưng;
4. Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng một số chính sách thúc đẩy
hoạt động đổi mới công nghệ và NC&TK trong các cơ sở sản xuất ở Việt Nam (năm
2000). Chủ nhiệm đề tài TS. Trần Ngọc Ca;
Ngoài ra còn một số luận văn thạc sĩ có nghiên cứu đến chính sách ĐMCN và
thị trường kéo:
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN: “Chính sách phát triển công
nghệ theo hướng thị trường kéo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa (Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
nhỏ và vừa tỉnh Hải Dương)” của tác giả Vũ Ngọc Dương đã nghiên cứu về giải
pháp chính sách để các doanh nghiệp thấy từ động cơ thúc đẩy, quyền lợi và trách
nhiệm của họ trong việc phát triển công nghệ, đặc biệt là phát triển công nghệ theo
hướng thị trường kéo từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp
trong giai đoạn hiện nay.
Cùng nghiên cứu về ngành viễn thông , tác giả Đỗ Văn Quang đã nghiên cứu về:
“Chính sách công nghệ thị trường mở để phát triển bền vững ngành viễn thông Việt
Nam” đã khảo sát và đánh giá thực trạng chính sách công nghệ của ngành viễn
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Phương hướng tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân ở Việt Nam phát tr Kiến trúc, xây dựng 0
U Phương hướng và giải pháp đổi mới cơ chế, chính sách đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Vi Kiến trúc, xây dựng 0
B Đổi mới điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước trong tiến trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
Z Đổi mới chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong quá trình hội nhập Asean Luận văn Kinh tế 0
S Những giải pháp về chính sách đối với người lao động trong quá trình đổi mới và sắp xếp lại doanh ng Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu cơ chế chính sách, định hướng đổi mới công nghệ để giảm thiểu khí nhà kính hướng tới nền Luận văn Sư phạm 0
T Chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội Luận văn Kinh tế 2
H Đổi mới chính sách và hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việ Luận văn Kinh tế 0
L Chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất gốm nhằm xây dựng cụm công ngh Kinh tế quốc tế 0
E Chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất thủy hải sản tại Quảng Ninh ( Kinh tế quốc tế 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top