yeulamanh_nty

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
I. Địa vị pháp lý của chủ thể nước ngoài sử dụng đất ở Việt Nam. 1
a, Quyền và nghĩa vụ của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. 2
b, Quyền và nghĩa vụ của cá nhân,tổ chức nước ngoài sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam. 2
c, Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế. 2
II. Một số bất cập và hướng hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lí của chủ thể sử dụng đất nước ngoài tại Việt Nam trước yêu cầu của việc chống phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. 3
Thứ nhất, sự hạn chế về quyền và nghĩa vụ pháp lí của hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm và trả tiền thuê đất một lần trong cả thời gian thuê. 3
Thứ hai, Bổ sung quy định chi tiết thời hạn cho thuê đất đối với các dự án có nhu cầu sử dụng đất trên 50 năm. 5
Kết luận 5
TÀI LIỆU THAM KHẢO 6

Những năm gần đây, tổ chức, cá nhân đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều, đang trở thành động lực thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển. Để phù hợp với chủ trương hội nhập quốc tế, tạo sự bình đẳng giữa các chủ thể trong nước với các chủ thể là tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất nhằm thu hút vốn đầu tư và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, Luật Đất đai năm 2003 đã quy định các quyền rộng hơn cho các chủ thể này. Trong đó, vấn đề mà nhóm chúng em đề cập tới đó là hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lí của chủ thể sử dụng đất nước ngoài tại Việt Nam trước yêu cầu của việc chống phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Bài tập của nhóm em còn nhiều thiếu sót, chúng em rất mong có được sự đóng góp của thầy cô để bài tập của chúng em được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn.
I. Địa vị pháp lý của chủ thể nước ngoài sử dụng đất ở Việt Nam.
“Địa vị pháp lý của người sử dụng đất được hiểu là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm trong hoạt động sử dụng đất được nhà nước quy định cho người sử dụng đất và những quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm mà họ tự tạo ra trong quá trình sử dụng đất dựa trên sự cho phép của pháp luật”
Căn cứ vào mục đích sử dụng đất, các tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất tại Việt Nam được chia thành hai nhóm sau:
Thứ nhất là các tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, gồm cơ quan thay mặt ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan thay mặt khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt nam thừa nhận; cơ quan thay mặt của tổ chức Liên hợp quốc, cơ quan hay tổ chức liên chính phủ, cơ quan thay mặt của tổ chức liên chính phủ được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất.
Thứ hai là tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo pháp luật về đầu tư được nhà nước Việt Nam cho thuê đất. Trong đó theo quy định cua pháp luật, địa vị pháp lý của người sử dụng đất được hiểu là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm trong hoạt động sử dụng đất được nhà nước quy định cho người sử dụng đất và những quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm mà họ tự tạo ra trong quá trình sử dụng đất dựa trên sự cho phép của pháp luật. Trước khi quy định về quyền và nghĩa vụ cho từng loại chủ thể sử dụng đất khác nhau thì Luật Đất đai cũng quy định những quyền và nghĩa vụ chung cho tất cả các chủ thể sử dụng đất. Các quyền và nghĩa vụ chung này đương nhiên cũng là các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể nước ngoài sử dụng đất tại Việt Nam, được quy định tại các Điều 105 và Điều 107 của Luật Đất đai năm 2003. Bên cạnh đó, chủ thể nước ngoài sử dụng đất tại Việt Nam có những quyền và nghĩa vụ riêng biệt. Vậy, địa vị pháp lý của chủ thể nước ngoài sử dụng đất ở Việt Nam được quy định cụ thể về quyền của các tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất tại Việt Nam là:
a, Quyền và nghĩa vụ của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao sử dụng đất tại Việt Nam có các quyền được quy định tại Điều 118 Luật Đất đai năm 2003, cụ thể như sau: Xây dựng các công trình trên đất theo giấy phép của cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền; sở hữu công trình do mình xây dựng trên đất thuê trong thời hạn thuê đất; ngoài các quyền nói trên, họ còn được hưởng các quyền theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã kí kết hay gia nhập, được hưởng các quyền khác ghi trong hợp đồng thuê đất.
b, Quyền và nghĩa vụ của cá nhân,tổ chức nước ngoài sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam.
Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được nhà nước Việt Nam cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm và cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê có các quyền và nghĩa vụ cùng được quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 119 Luật Đất đai năm 2003. Cụ thể:
Tại khoản 2 quy định các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được nhà nước Việt Nam cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm ngoài các quyền và nghĩa vụ chung, có các quyền và nghĩa vụ như: thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam,…
Tại khoản 3 quy định các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được nhà nước Việt Nam cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê có các quyền và nghĩa vụ: theo quy định tại Điều 105, Điều 107, chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuê và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất trong thời hạn thuê đất,…
c, Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Quy định tại khoản 2 Điều 120 Luật Đất đai năm 2003 đối với trường hợp các chủ thể này thuê đất, thuê lại đất trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
II. Một số bất cập và hướng hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lí của chủ thể sử dụng đất nước ngoài tại Việt Nam trước yêu cầu của việc chống phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước.
Bên cạnh những quy định chi tiết, cụ thể và tiến bộ hơn Luật Đất đai năm 1999 của Luật đất đai năm 2003 và các văn bản pháp luật đất đai hiện hành về địa vị pháp lý của tổ chức và cá nhân nước ngoài sử dụng đất tại Việt Nam, thực tế vẫn còn có những hạn chế nhất định, gây khó khăn trong việc thực hiện quyền và các nghĩa vụ của tổ chức và cá nhân nước ngoài cũng như thể hiện sự bất bình đẳng trong đối xử của nhà nước giữa các chủ thể trong nước và chủ thể nước ngoài. Cụ thể:
Thứ nhất, sự hạn chế về quyền và nghĩa vụ pháp lí của hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm và trả tiền thuê đất một lần trong cả thời gian thuê.
Ta thấy, Điểm e Khoản 1 Điều 35 Luật Đất đai năm 2003 quy định: “…tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối, làm mặt bằng xây dụng cơ sở sản xuất, kinh doanh, xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh, xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hay cho thuê, hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm”. Điều 90, 91, 92 quy định nhà nước hay ban quản lí khu công nghệ cao, khu kinh tế cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hay thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài để đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghệ, khu công nghệ cao, khu kinh tế; Điều 108 cho phép chủ thể này quyền lựa chọn một trong hai hình thức sử dụng đất đó. Va theo quy định, tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn sử dụng đất vào mục đích đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hay cho thuê nếu theo khoản 2 Điều 119 Luật ...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

HuyNguyen146

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lí của chủ thể sử dụng đất nước ngoài tại Việt Nam trước yêu cầu của việc chống phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài

:good:gui minh file dow vs :V
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Take Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải Quan Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing cho dịch vụ vinaphone trả trước tại viễn thông hậu giang Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top