quocbao_1000

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
CHƯƠNG I:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN NGHỀ TRỒNG NẤM

1. Khái quát về một số loại nấm ăn - nấm dược liệu phổ biến
tại Việt Nam 1
1.1. Nấm ăn 1
1.1.1. Đặc điểm của nấm rơm 1
1.1.2. Đặc điểm của nấm mỡ 1
1.1.3. Đặc điểm của nấm hương 1
1.1.4. Đặc điểm của nấm sò (bào ngư) 2
1.1.5. Đặc điểm của mộc nhĩ 2
1.2. Nấm dược liệu 2
1.2.1. Đặc điểm của nấm linh chi về mặt sinh học 2
1.2.2. Đặc điểm của nấm linh chi về mặt dược tính, dược lý 2
2. Giới thiệu chung về quá trình phát triển nghề trồng Nấm ăn –
nấm dược liệu tại Việt Nam 3
3. Vị trí và lợi ích của nghề trồng nấm 4
3.1. Ưu thế của nghề trồng nấm so với với trồng lúa và chăn nuôi
một số loại gia súc, gia cầm ở Việt Nam 4
3.2. Lợi ích kinh tế-xã hội của ngành sản xuất và tiêu thụ nấm 5
3.2.1. Bổ sung nguồn thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng giúp tăng cường
thể lực và nguồn dược liệu phòng tránh, chữa một số bệnh 5
3.2.2. Góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp, xoá đói giảm nghèo
và nâng cao đời sống nhân dân 6
3.2.3. Góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản của cả nước 7
3.2.4. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá 7
3.2.5. Tận dụng phụ phẩm, phế thải, góp phần bảo vệ môi trường 7

CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH SẢN XUẤT NẤM HIỆN NAY

1. Đánh giá môi trường ngành 8
1.1. Môi trường tự nhiên 8
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 8
1.1.2. Nguồn nguyên liệu 8

1.2. Môi trường kinh tế 8
1.2.1. “Bốn nhà” kết hợp phát triển nghề trồng nấm 9
1.2.2. Chính sách tín dụng 9
1.2.3. Chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu 10
1.2.4. Giá cả đầu vào và đầu ra của sản phẩm nấm 10
1.3. Môi trường hội nhập quốc tế 10
1.3.1 Hội nhập trong lĩnh vực công nghệ sản xuất 10
1.3.2 Hội nhập trong lĩnh vực tiêu thụ 11
1.4. Môi trường luật pháp 11
1.4.1. Luật khuyến khích đầu tư trong nước (1994) 11
1.4.2. Luật hợp tác xã (1997) 11
1.4.3. Luật doanh nghiệp (1999) 11
2. Thực trạng sản xuất nấm 12
2.1. Thực trạng nuôi trồng 12
2.1.1. Giống nấm 12
2.1.2. Quy mô nuôi trồng nấm 13
2.1.3. Sản lượng nấm 13
2.1.4. Năng suất nấm 14
2.2 Thực trạng chế biến và bảo quản 15
2.2.1. Thực trạng chế biến 15
2.2.2. Thực trạng bảo quản 16
2.3. Thực trạng đóng gói và vận chuyển 18
2.3.1. Thực trạng đóng gói 18
2.3.2. Thực trạng vận chuyển: 18
2.3.2.1.Vận chuyển nấm tiêu thụ trong nội địa 18
2.3.2.2.Vận chuyển nấm xuất khẩu 19
3.Thực trạng kinh doanh Nấm 20
3.1. Kinh doanh trong nước 20
3.1.1. Cơ cấu tiêu thụ 20
3.1.2. Sản lượng và doanh thu tiêu thụ 20
3.1.3. Thị trường tiêu thụ 20
3.1.4. Kênh phân phối 21
3.1.4.1. Kênh phân phối trực tiếp 21
3.1.4.1. Kênh gián tiếp 21
3.1.5. Chất lượng và giá cả 22
3.2. Kinh doanh xuất khẩu 23
3.2.1. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu 23
3.2.2. Số lượng và kim ngạch xuất khẩu 23
3.2.3. Thị trường xuất khẩu 24
3.2.4. Kênh phân phối 25
3.2.5. Giá cả và chất lượng xuất khẩu 25

CHƯƠNG III:
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NẤM

1. Định hướng phát triển ngành nấm 27
1.1. Phương hướng phát triển ngành nấm 27
1.2. Mục tiêu phát triển ngành nấm 27
1.2.1. Giai đoạn từ nay đến năm 2005 27
1.2.2. Giai đoạn từ nay đến năm 2010 27
1.3. Quan điểm của nhóm tác giả 27
2. Giải pháp phát triển ngành nấm 28
2.1. Giải pháp liên quan đến nâng cao năng lực sản xuất nấm 28
2.1.1. Đối với khâu cung cấp giống và chuyển giao công nghệ 29
2.1.1.1. Khâu cung cấp giống nấm 29
2.1.1.2. Công tác chuyển giao công nghệ 29
2.1.2. Đối với khâu nuôi trồng 30
2.1.2.1. Mở rộng diện tích nuôi trồng 30
2.1.2.2. Nâng cao năng suất và chất lượng nấm 30
2.1.3. Khâu bảo quản và chế biến 30
2.1.3.1. Khâu chế biến 30
2.1.3.2.Khâu bảo quản 31
2.1.4. Đối với khâu đóng gói 31
2.1.4.1. Bao bì vận chuyển 31
2.1.4.2. Bao bì thương mại 31
2.1.5. Đối với khâu vận chuyển 32
2.2. Giải pháp liên quan đến đẩy mạnh tiêu thụ nấm 32
2.2.1. Đẩy mạnh khâu nghiên cứu thị trường 32
2.2.2. Đẩy mạnh hoạt động Marketting 33
2.2.2.1. Đẩy mạnh khâu nghiên cứu sản phẩm mới 33
2.2.2.2. Hình thành các kênh phân phối trong và ngoài nước. 34
2.2.2.3. Đẩy mạnh các hình thức xúc tiến thương mại 36
2.2.3. Xây dựng và quảng bá thương hiệu 38
2.2.4. Áp nhãn môi trường (nhãn sinh thái). 40
2.3. Kiến nghị với cơ quan quản lý vĩ mô 40
2.3.1. Nhà nước cần tăng cường quy hoạch cho ngành nấm và tuyên
truyền, hướng dẫn cho các hộ nuôi trồng sản xuất đạt hiệu quả cao nhất 40
2.3.2. Xây dựng trung tâm sản xuất giống thương phẩm, chế biến nấm 41
2.3.3 Đẩy mạnh mô hình kinh tế trang trại trên phạm vi cả nước 42
2.3.4. Xây dựng Hiệp hội nấm trong nước và tham gia vào Hiệp hội
nấm thế giới 43
2.3.5. Đổi mới và phát triển công nghệ 44
2.3.6. Đầu tư hỗ trợ để nâng cao khả năng tài chính cho các doanh nghiệp
trong ngành 45
2.3.7. Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin đầy đủ để phát triển
thương mại điện tử 46
2.3.8. Giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu 46
2.3.9. Giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc xúc tiến thương mại 47
2.3.10. Xây dựng một số mô hình thí điểm nuôi trồng nấm
mang ý nghĩa kinh tế xã hội 48

KẾT LUẬN 49




Chương I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN
PHÁT TRIỂN NGHỀ TRỒNG NẤM

1. Khái quát về một số loại nấm ăn - nấm dược liệu phổ biến tại Việt Nam
1.1. Nấm ăn
1.1.1. Đặc điểm của nấm rơm
Nấm rơm (ảnh 5) có tên khoa học là Volvariella volvacea gồm nhiều loài khác nhau. Các vùng nhiệt đới như Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam… có điều kiện tự nhiên rất thích hợp để nấm rơm sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ thích hợp là 30-320C, độ ẩm nguyên liệu 65-70%, độ ẩm không khí 80%, độ pH trung tính, ưa thoáng khí. Tại Việt Nam, nấm rơm thích hợp trồng ở vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ vì nhiệt độ ổn định ở mức trên dưới 300C, có nguồn nguyên liệu dồi dào từ rơm rạ. Tất nhiên, vẫn có thể trồng theo vụ ở vùng đồng bằng Bắc bộ từ tháng 6 đến tháng 9 dương lịch hàng năm. Năng suất đạt khoảng 150kg nấm tươi trên 1 tấn nguyên liệu khô.
1.1.2. Đặc điểm của nấm mỡ
Nấm mỡ (ảnh 1) có tên khoa học là Agaricus gồm loại A.bisporus và A.bitorquis màu trắng, màu nâu. Nấm mỡ có nguồn gốc từ những nước có khí hậu ôn đới. Nhiệt độ thích hợp trong giai đoạn hệ sợi phát triển là 24-250C, trong giai đoạn hình thành cây nấm là 15-170C, môi trường nuôi nấm có độ ẩm từ 65-70%, độ pH từ trung tính đến kiềm yếu, không sử dụng xenlulô trực tiếp (rơm rạ) mà phải trộn thêm một số phụ gia khác (phân hữu cơ, vô cơ). Ở nước ta, nấm mỡ được nuôi trồng thích hợp ở vùng đồng bằng sông Hồng (do đảm bảo được nhiệt độ phù hợp, nguyên liệu ổn định), song nấm mỡ không thể nuôi quanh năm với điều kiện thời tiết khí hậu của vùng này. Vì thế, thời vụ sản xuất phải xác định dựa trên đặc điểm sinh trưởng và phát triển của nấm mỡ. Thời gian nên bắt đầu vào khoáng tháng 10 hàng năm, nếu làm sớm hay làm muộn hơn sẽ gặp thời tiết không thuận, có thể dẫn đến năng suất thấp.
1.1.3. Đặc điểm của nấm hương
Nấm hương (ảnh 4) là một trong những loại nấm hoại sinh thuộc nhóm nấm mọc trên gỗ, có tên khoa học là Lentinus edodes. Nấm hương là loại nấm được thu hái tự nhiên và được nuôi trồng từ lâu đời. Loại nấm này thích hợp với khí hậu ôn đới, nhiệt độ để quả thể nấm hình thành và phát triển trung bình khoảng 15-160C, nhiệt độ sợi nấm phát triển (pha sợi) khoảng 24-260C, độ ẩm không khí cần thiết trên 80% và nấm hương có độ pH từ 7-8. Do đặc tính của loài nấm này thích nghi với vùng có nhiệt độ trung bình thấp nên thích hợp trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như Sapa, Cao Bằng, Bắc Cạn…Năng suất trung bình khi kết thúc toàn bộ quá trình thu hái đạt 15-20kg nấm khô trên một mét khối gỗ. So với năng suất của loại nấm khác thì năng suất của nấm hương có kém hơn, nhưng bù lại nấm hương có giá trị kinh tế khá cao.


1.1.4. Đặc điểm của nấm sò (bào ngư)
Nấm sò (ảnh 2) có tên khoa học là Plourotus, bao gồm các loài P.ostreatus; P.florida; P.sajor caju… Nấm sò mọc dễ dàng trên các cơ chất rơm rạ, bã mía, mùn cưa... Nhiệt độ thích hợp đối với nhóm nấm chịu lạnh là 13-200C, đối với nhóm nấm chịu nhiệt độ cao hơn là 24-280C và nấm có độ pH trung tính. Nấm sò có thể trồng được quanh năm thích hợp với khí hậu của miền Bắc, nhưng thuận lợi nhất từ tháng 10 đến tháng 3 dương lịch hàng năm. Nấm sò có năng suất khá cao, đạt khoảng 400kg trên một tấn nguyên liệu khô.
1.1.5. Đặc điểm của mộc nhĩ
Mộc nhĩ (ảnh 2) là một loại nấm ăn sinh trưởng phổ biến ở vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Mộc nhĩ có nhiều loại khác nhau, bao gồm loại cánh mỏng có tên khoa học là Auricularia auricula, loại cánh dày có tên khoa học Auricularia polytricha. Nhiệt độ thích hợp để mộc nhĩ phát triển là 28-320C. Nếu nhiệt độ nằm ngoài khoảng này sẽ ảnh hưởng đến năng suất của mộc nhĩ. Nhờ có hệ enzim xenlulôaza rất khoẻ mà chúng phát triển tốt trên các nguyên liệu giàu chất xenlulô, licnhin như mùn cưa; thân cây gỗ mềm, không có tinh dầu, không độc; vỏ dừa; lõi ngô; rơm rạ…Do đặc tính của mộc nhĩ là ưa ẩm và nóng nên thời kỳ tốt nhất để nuôi trồng là cuối tháng 4 đến tháng 7 dương lịch đối với các tỉnh phía Bắc, còn đối với các tỉnh phía Nam thì có thể trồng mộc nhĩ quanh năm. Năng suất trung bình từ 20-25kg mộc nhĩ khô trên một mét khối gỗ.
1.2. Nấm dược liệu
Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 250.000 chủng nấm, trong đó khoảng 300 chủng có giá trị dược liệu nhưng số lượng thực tế được sử dụng làm thuốc chỉ từ 20-30 chủng. Trung Quốc là nước sử dụng nấm làm thuốc sớm nhất, cách đây khoảng hơn 1000 năm.Trong “Thần nông bản thảo kinh” và “Bản thảo cương mục” cùng một số sách thuốc khác đều ghi rõ tác dụng điều trị của các loài nấm như phục linh, trư linh, lôi hoàn, mã bột, đông trùng hạ thảo, bạch cương, linh chi…Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tui chỉ đề cập đến nấm linh chi.
1.2.1. Đặc điểm của nấm linh chi về mặt sinh học
Nấm linh chi (ảnh 3) có tên khoa học Ganoder malicidum. Nấm linh chi thích nghi ở nhiệt độ thấp, phát triển tốt từ 17-280C, độ ẩm không khí từ 75-80%, độ ẩm nguyên liệu từ 65-70%, thích hợp với khí hậu vùng ôn đới, độ ẩm cao, không thích nghi với nhiệt độ lạnh dưới 110C hay cao hơn 350C vì ngoài khoảng đó nấm sẽ bị chết hay không phát triển. Do vậy, ở Việt Nam, vùng trồng nấm linh chi lý tưởng thuộc khu vực Bắc Bộ. Thời vụ nuôi trồng nấm linh chi thích hợp từ khoảng 15 tháng 1 đến 15 tháng 3 hàng năm. Năng suất thu hoạch đạt 18-30kg nấm linh chi khô trên một tấn nguyên liệu.
1.2.2. Đặc điểm của nấm linh chi về mặt dược tính, dược lý
Đối với bệnh về hệ tim mạch, nấm linh chi có tác dụng điều hoà, ổn định huyết áp. Với những người suy nhược cơ thể, huyết áp thấp thì nấm linh chi có tác dụng nâng huyết áp lên gần mức dễ chịu nhờ cải thiện, chuyển hoá dinh dưỡng. Các bệnh nhiễm mỡ, xơ mạch nếu dùng nấm linh chi có tác dụng giảm cholesterol toàn phần, giảm tỷ lệ mỡ trong máu, giảm đau tim, …
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

NguynSLm

New Member
Re: [Free] Giải pháp đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ Nấm ăn và nấm dược liệu tại Việt Nam

co the up cho toi bai viet nay
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa Luận văn Kinh tế 0
D Những giải pháp thúc đẩy phát triển nghành du lịch Ninh Bình Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Thực Trạng Và Giải Pháp Nhằm Đẩy Mạnh Chính Sách Cho Vay Bất Động Sản Ở Các Ngân Hàng Thương Mại Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng sản phẩm cốm dinh dưỡng của Công ty TNHH Du Lịch và Dịch Vụ Hà Long Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Everpia Việt Nam Marketing 0
D giải pháp thúc đẩy dịch vụ hỗ trợ vận tải biển việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 1
D Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình Nông Lâm Thủy sản 1
D Giải pháp góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top