elizabeth_85

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Quan hệ quốc tế -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Trình bày những nhân tố tác động đến quan hệ chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 1995 – 2005: giới thiệu tổng quan về bối cảnh quốc tế và khu vực, sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc, cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á và APEC; chỉ ra nguyên nhân thúc đẩy mối quan hệ chính trị Việt Nam và Hoa Kỳ. Giới thiệu toàn bộ diễn biến mối quan hệ chính trị Việt Nam -Hoa Kỳ; đặc biệt tập trung vào những sự kiện quan trọng của quan hệ hai nước trong giai đoạn này, cụ thể là việc hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao và các vấn đề nổi lên trong quan hệ chính trị Việt Nam và Hoa Kỳ; chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ. Rút ra những đặc điểm và triển vọng quan hệ chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ trong những thập niên tiếp theo của thế kỷ XXI
1. Lý do chọn đề tài
Sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô tan rã (1991), trật
tự thế giới hai cực đối đầu tồn tại hơn nửa thế kỷ kết thúc, cục diện thế giới và cấu
trúc quyền lực quốc tế đã có những thay đổi sâu sắc và được sắp xếp lại. Thế cân
bằng chiến lược trên phạm vi toàn cầu đã thay đổi. Quan hệ giữa các quốc gia – dân
tộc không còn bị chi phối nặng nề bởi ý thức hệ, thay vào đó là lợi ích dân tộc được
đặt lên hàng đầu trong quan hệ quốc tế. Trước sự thay đổi to lớn của tình hình thế
giới, việc cải thiện và thiết lập quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn, các
trung tâm chính trị - kinh tế hàng đầu của thế giới trở thành một đòi hỏi tất yếu và
cấp bách của hoạt động đối ngoại Việt Nam.
Quá trình phát triển quan hệ với các đối tác có thực lực và tiềm năng lớn trên
nhiều lĩnh vực đã đáp ứng yêu cầu nhanh chóng vượt ra khỏi tình trạng khủng hoảng
kinh tế kéo dài đã nhiều năm của Việt Nam, phá thế bị bao vây cấm vận, chuẩn bị
những tiền đề cần thiết cho thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Mặt khác, việc Việt Nam tăng cường quan hệ đối tác với các nước lớn, các
trung tâm kinh tế - chính trị chủ chốt trên thế giới đặc biệt là với Hoa Kỳ tạo ra mối
quan hệ ràng buộc, đan xen về lợi ích của các đối tác đó đối với Việt Nam và Việt
Nam có thể khai thác “Nhân tố nước lớn” trong từng mối quan hệ cụ thể tạo điều
kiện thuận lợi phát triển kinh tế, nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế.
Ngày 11-7-1995, Hoa Kỳ đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt
Nam. Lịch sử quan hệ giữa hai nước đã bước sang một trang mới. Kể từ đó, quan hệ
chính trị giữa hai nước đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Như vậy, chỉ trong vòng 10 năm (1995 – 2005), quan hệ chính trị Việt Nam –
Hoa Kỳ đã có những bước tiến đáng kể. Đây là kết quả của những nỗ lực không
ngừng của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam và Hoa Kỳ
vẫn đang tiếp tục xây dựng, củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ giữa hai nước vì
lợi ích chung của nhân dân hai nước. Vậy, điều gì đã làm cho mối quan hệ chính trị
giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong giai đoạn 1995 – 2005 lại có bước phát triển đặc
biệt đến như thế? Tại sao mối quan hệ này lại diễn ra như vậy? Những yếu tố nào đã
chi phối nó và chúng ta có thể rút ra được từ những bài học kinh nghiệm lịch sử gì?
Giải quyết được những vấn đề nêu trên có vai trò rất quan trọng đối với việc tiếp tục
đẩy mạnh sự phát triển quan hệ chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 1995 – 2005
là một việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn.
Về phương diện lịch sử, việc nghiên cứu mối quan hệ chính trị Việt Nam –
Hoa Kỳ sẽ góp phần nêu bật tính tất yếu và ý nghĩa chiến lược của mối quan hệ này,
đồng thời góp phần khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và nhà nước
ta, giúp chúng ta hiểu rõ hơn những thành tựu về công tác đối ngoại của Đảng và
nhà nước ta trong giai đoạn phát triển mới.
Về thực tiễn, việc nghiên cứu này sẽ góp phần vào việc củng cố và tăng
cường mối quan hệ chính trị, hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa
Kỳ trong thời gian tới.
Xuất phát từ những lý do trên đây, tui mạnh dạn chọn vấn đề “Quan hệ
chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 1995 – 2005” làm đề tài nghiên cứu cho
luận văn Thạc sĩ Quan hệ Quốc tế của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Chiến lược đối ngoại của các nước lớn, đặc biệt là Hoa Kỳ, có ảnh hưởng sâu
sắc đối với hoà bình, an ninh và sự phát triển của các nước trong khu vực và trên thế
giới. Bất cứ nước nào cũng phải tính đến các nước lớn trong việc hoạch định chính
sách đối ngoại của mình và có đối sách xử lý các vấn đề trong quan hệ với các nước
lớn. Những động thái trên đã và đang tác động mạnh mẽ tới Việt Nam, vừa là cơ
hội, vừa là thách thức lớn, buộc chúng ta phải nhận thức đầy đủ và có đối sách thích
hợp với xu thế chung, với từng nước lớn, đặc biệt là với Hoa Kỳ.
Đối với nước ta, Hoa Kỳ là đối tác lớn và quan trọng. Quan hệ với Hoa Kỳ
tạo ra cho chúng ta cơ hội mới, nhưng cũng đặt chúng ta trước không ít những khó
khăn và thách thức.

Do đó việc nghiên cứu mối quan hệ chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ trong chiến
lược quốc phòng an ninh và đối ngoại có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách đối
với nước ta. Nó không chỉ làm rõ chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ đối với khu vực
Đông Nam Á, mà còn góp phần luận chứng cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn của các
đối sách trong chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Hoa Kỳ.
Mục đích của việc nghiên cứu Quan hệ chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ giai
đoạn 1995 – 2005 là nhằm tái hiện một bức tranh toàn cảnh về quan hệ chính trị
Việt Nam và Hoa Kỳ trên cơ sở tập hợp, hệ thống hóa và trình bày một cách khoa
học, có chọn lọc và phân tích, qua đó cung cấp một nguồn tư liệu hữu ích cho các
độc giả quan tâm đến vấn đề này. Bên cạnh đó, luận văn cũng đề xuất một số kiến
nghị để thúc đẩy mối quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Hoa Kỳ nhằm đáp ứng
những đòi hỏi của thực tiễn và điều kiện của Việt Nam hiện nay.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quan hệ chính trị Việt Nam - Hoa Kỳ (1995 - 2000) là một đề tài mới, được
dư luận quan tâm, nhưng đến nay trong giới khoa học vẫn chưa có một công trình
nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Trên thực tế, “quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ”
giai đoạn sau khi bình thường hóa cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu, các chuyên
gia ngoại giao đề cập đến nhưng chỉ là từng lĩnh vực riêng biệt. Mặc dù vậy, đó
cũng là những tư liệu rất quan trọng.
Về sách, có thể kể đến Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ của Đỗ Đức Định
(Nxb. Thế giới, 2000); Quan hệ kinh tế của Mỹ và Nhật Bản với Việt Nam từ năm
1995 đến nay của Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Thị Như Hoa (Nxb. Chính trị quốc
gia, 2001); The Effect of the United State Granting MFN Status to Vietnam của
Emiko Fukase - Will Martin (Nhóm nghiên cứu phát triển của Ngân hàng Thế giới,
Washington D.C., USA, 17-11-1998); Quan hệ Việt – Mỹ thời kỳ sau chiến tranh
lạnh (1990-2000) của Lê Văn Quang (Nxb. Đại học Quốc gia TP.HCM, 2005);
Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ hướng về phía trước của Nguyễn Mại (Nxb. Tri thức,
2008); Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ: Thực trạng và triển vọng của Trần Nam Tiến
(Nxb. Thông tin và Truyền thông, 2010)… Các công trình trên chủ yếu phân tích,

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

hoangde79

New Member
Link này hỏng rồi. Ad tải giúp với ạ. E cần gấp. Thank ạ
1. QUAN HỆ CHÍNH TRỊ VIỆT NAM - HOA KỲ GIAI ĐOẠN 1995-2005
2.
 

daigai

Well-Known Member
Trích dẫn từ hoangde79:
Link này hỏng rồi. Ad tải giúp với ạ. E cần gấp. Thank ạ
1. QUAN HỆ CHÍNH TRỊ VIỆT NAM - HOA KỲ GIAI ĐOẠN 1995-2005
2.

Bạn tải làm gì vậy?
 

hoangde79

New Member
Dạ em tải để tham khảo làm tiểu luận cho học phần quan hệ quốc tế
MÀ link đó vẫn không tải được.
ad tải giúp với ạ
 

daigai

Well-Known Member
FIle bị xóa, vừa mới up lại cho bạn. Mà mình biết bạn nói không thật đâu đấy.
 

hoangde79

New Member
hic. Ad cứ nói thế
ad giúp e nốt tài liệu sau đó nữa ạ;
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top