Twyford

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội





MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI 2

 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội 2

 1.2. Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội 6

 1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội 9

 1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội 11

1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán 11

1.4.2. Chế độ kế toán 14

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI 18

 2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội 18

 2.2. Phương pháp phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội 23

2.2.1. Phương pháp so sánh 23

2.2.2. Phương pháp loại trừ 24

 2.3. Nội dung phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội 24

2.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính 24

 2.3.1.1. Phân tích cấu trúc tài chính 24

 2.3.1.2. Phân tích mức độc lập tài chính 27

 2.3.2 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 29

 2.3.2.1. Phân tích tình hình công nợ 29

 2.3.2.2. Phân tích khả năng thanh toán 34

 2.3.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh 38

 2.3.3.1. Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh 38

 2.3.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản 41

 2.3.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn 45

 2.3.3.4. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí 47

 2.3.4. Phân tích rủi ro tài chính 49

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI 52

 3.1. Đánh giá thực trạng phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội 52

3.1.1. Những ưu điểm 52

3.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân 54

 3.2. Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội 57

3.2.1. Hoàn thiện về tài liệu phân tích 57

3.2.2. Hoàn thiện về phương pháp phân tích 58

3.2.3. Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình tài chính 59

3.2.4. Các kiến nghị khác 62

KẾT LUẬN 65

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

PHỤ LỤC 67

 

 

 

 

 

 

 

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Tỷ lệ nợ phải thu so với nợ phải trả
0,29
0,26
-0,03
Nguồn: Tài liệu Phòng Tài chính kế toán
Qua bảng trên, Tổng nợ phải thu và Tổng nợ phải trả của Công ty năm 2008 giảm so với năm 2007. Cụ thể, Tổng nợ phải thu giảm 33.754.256.246 đồng còn Tổng nợ phải trả giảm 39.895.301.530 đồng. Do đó, tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả giảm từ 0,29 lần xuống còn 0,26 lần tức là giảm đi 0,03 lần. Hơn nữa, chỉ tiêu này của cả hai năm đều khá thấp cho thấy số nợ phải thu nhỏ hơn rất nhiều so với số nợ phải trả. Điều đó có nghĩa là Công ty để bị chiếm dụng vốn ít hơn số vốn đi chiếm dụng được. Như vậy chứng tỏ Công ty có khả năng đi chiếm dụng vốn và số vốn Công ty đi chiếm dụng là khá lớn.
Tuy nhiên chỉ tiêu này đang có xu hướng giảm nên bước đầu có thể thấy Công ty đang ở trong tình trạng chiếm dụng rất nhiều vốn từ các đối tượng bên ngoài. Điều đó không thực sự là dấu hiệu tích cực bởi song hành với việc chiếm dụng được càng nhiều vốn thì đòi hỏi trách nhiệm với những khoản vốn đi chiếm dụng đó của Công ty càng cao và rất nặng nề, từ đó ảnh hưởng đến uy tín và tình hình tài chính của Công ty. Vì thế, Công ty cần xem xét lại chính sách thanh toán, chính sách vay nợ để có những điều chỉnh hợp lý nhằm tạo sự cân bằng giữa nợ phải thu và nợ phải trả. Bên cạnh đó, nên kết hợp với những biện pháp tác động đến cấu trúc tài chính nhất là cơ cấu nguồn vốn để tạo sự tương hợp giữa tỷ lệ nợ phải trả và nguồn vốn, tỷ lệ nợ phải trả với nợ phải thu.
Mặt khác do nợ phải thu và nợ phải trả của Công ty có biến động giảm nên ta tiến hành so sánh các khoản nợ phải thu, nợ phải trả của hai năm từ các chỉ tiêu tổng hợp đến các chỉ tiêu chi tiết để xác định các nhân tố tác động đến biến động này.
Về tình hình nợ phải thu, ta có bảng số liệu sau:
Bảng 2-4
Bảng phân tích tình hình các khoản phải thu
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ
1. Phải thu ngắn hạn
275.564.712.927
241.810.456.681
-33.754.256.246
-12,25
- Phải thu khách hàng
167.683.401.109
156.603.259.788
-11.080.141.321
-6,61
- Trả trước cho người bán
82.650.394.272
86.051.492.092
+3.401.097.820
+4,12
- Các khoản phải thu ngắn hạn khác
34.415.569.849
9.785.492.384
-24.630.077.465
-71,57
- Dự phòng phải thu khác
(9.184.652.303)
(10.629.787.583)
-1.445.135.280
+15,73
2. Phải thu dài hạn
-
-
-
-
Tổng nợ phải thu
275.564.712.927
241.810.456.681
-33.754.256.246
-12,25
Nguồn: Tài liệu Phòng tài chính kế toán
Qua số liệu của bảng so sánh, Công ty không có các khoản phải thu dài hạn chứng tỏ Công ty không để bị chiếm dụng vốn dài hạn, không để vốn bị các đối tượng chiếm dụng trong thời gian hơn một năm, tránh tình trạng khó thu hồi kịp vốn để đầu tư. Chính vì thế, sự biến động các khoản phải thu ngắn hạn sẽ có tác động mạnh đến biến động các khoản phải thu. Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2008 giảm so với năm 2007 (-12,25%) nên nợ phải thu của Công ty cũng giảm tương ứng (-12,25%).
Khi xem xét cụ thể từng chỉ tiêu chi tiết thì thấy do phải thu khách hàng và các khoản phải trả ngắn hạn khác có mức biến động giảm, tác động làm cho nợ phải thu giảm. Cụ thể: Phải thu khách hàng giảm 6,61% còn phải thu ngắn hạn khác giảm 71,57%. Bên cạnh đó, các khoản trả trước cho người bán của Công ty năm 2008 lại tăng so với năm 2007 (+4,12%) nên đã phần nào giảm bớt ảnh hưởng sụt giảm của nợ phải thu. Nhưng khi xem xét ảnh hưởng tổng hợp thì số nợ phải thu vẫn có xu hướng giảm. Như vậy chứng tỏ Công ty đã giảm sự chiếm dụng vốn của các đối tượng, đặc biệt là những khoản phải thu do các đối tượng phải bồi thường, do mất mát vật chất chờ xử lý. Sở dĩ như vậy là vì trước tình hình vật liệu xây dựng biến động bất thường trong năm 2008 nên Công ty đã có biện pháp quán triệt và quy định nghiêm ngặt hơn đối với việc quản lý vật tư để giảm thiểu sự hư hỏng, mất mát trong lưu trữ, bảo quản vật tư. Công ty có nhiều chi nhánh, đơn vị xây dựng trực thuộc nên chỉ cần các đơn vị chấp hành nghiêm chỉnh quy định quản lý của Công ty thì cũng đã tiết kiệm rất nhiều những khoản chiếm dụng vốn không cần thiết. Hơn nữa, do biến động kinh tế năm 2008 nên đã ảnh hưởng tới một số khách hàng của Công ty làm giảm khoản phải thu khách hàng và một số khoản phải thu khác.
Về tình hình nợ phải trả:
Các khoản phải trả của Công ty năm 2008 so với năm 2007 giảm với tốc độ 4,14%, trong đó nợ ngắn hạn giảm hơn 40 tỷ (-4,28%), nợ dài hạn tăng nhưng với tốc độ nhỏ (+ 0,95%).
Khi xem xét biến động giảm của nợ ngắn hạn: vay ngắn hạn, phải trả ngắn hạn người bán và khoản người mua ứng trước có mức độ giảm nhiều nhất còn các khoản phải trả ngắn hạn khác lại có tốc độ giảm lớn nhất 58,45%. Bên cạnh đó, các khoản thuế phải nộp, các khoản phải trả lao động hay chi phí phải trả, dự phòng phải trả lại có xu hướng tăng dù mức biến động nhỏ.
Bảng 2-5
Bảng phân tích tình hình các khoản phải trả
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ
1. Nợ ngắn hạn
937.933.217.569
897.799.714.837
-40.133.502.732
-4,28
- Vay nợ ngắn hạn
108.538.665.594
93.722.054.967
-14.816.610.627
-13,65
- Phải trả người bán
424.958.212.209
410.650.545.553
-14.307.666.656
-3,37
- Người mua ứng trước
232.168.038.048
219.946.357.601
-12.221.680.447
-5,26
- Thuế phải nộp
12.070.043.627
13.251.645.559
+1.181.601.932
+9,79
- Phải trả lao động
16.309.763.354
17.872.210.316
+1.562.446.962
+9,58
- Phải trả ngắn hạn khác
2.645.628.830
1.099.130.879
-1.546.497.951
-58,45
- Chi phí phải trả
127.457.313.577
126.242.724.732
-1.214.588.845
-0,95
- Dự phòng phải trả
13.785.552.330
15.015.045.230
+1.229.492.900
+8,92
2. Nợ dài hạn
25.116.507.819
25.354.709.021
+238.201.202
+0,95
- Vay nợ dài hạn
21.931.154.527
21.842.078.273
-89.076.254
-0,41
- Dự phòng trợ cấp mất việc
3.185.353.292
3.512.630.748
+327.277.456
+10,27
Tổng nợ phải trả
963.049.725.388
923.154.423.858
-39.895.301.530
-4,14
Nguồn: Tài liệu Phòng Tài chính kế toán
Không những thế, trong nợ dài hạn, các khoản vay dài hạn biến động giảm còn dự phòng trợ cấp mất việc tăng (+10,27%). Từ đó, cho thấy khả năng Công ty đi chiếm dụng vốn từ các khoản vay nợ, các khoản phải trả người bán… trong năm 2008 gặp khó khăn hơn so với năm 2007. Một phần nguyên do là bởi ảnh hưởng của lãi suất vay năm 2008. Trong năm 2008, lãi suất vay ngân hàng biến động bất thường, có những thời điểm vay ngắn hạn có lãi suất còn cao xấp xỉ vay dài hạn nên Công ty có sự thận trọng trong vấn đề vay nợ. Hơn nữa, biến động của giá cả vật liệu xây dựng, những yếu tố đầu vào của sản xuất sản phẩm xây lắp nhất là giá thép, giá cát, giá xi măng… đã tác động đến các nhà cung cấp và người bán. Họ thận trọng hơn khi cho Công ty mua, thanh toán và ứng trước tiền nên khả năng mua chịu vật tư hàng hoá của Công ty không thể như cũ mà gặp khó khăn hơn. Không chỉ vậy mà về phía khách hàng, người mua, họ cũng tìm nhiều lí do để trì hoãn thanh toán cũng như giảm tỉ lệ đặt cọc, ứng trước… Và trước khả năng suy thoái của nền kinh tế, nên dù gặp những vấn đề khó khăn như tr

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B [Free] Hoàn thiện hạch toán nguyên liệu, vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tr Luận văn Kinh tế 0
D [Free] Hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tă Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Thương mại Lâ Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và Xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Sả Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phục vụ cho công tác quản trị Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Hoàn thiện công tác tiền lương tại Xí nghiệp 296 - Công ty xây dựng 319 - Bộ Quốc Phòng Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần tư vấn thi Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Hoàn thiện công tác tiền lương tại Công ty Khai thác Công trình Thuỷ lợi Sông Nhuệ Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính gíá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty c Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top