danh_dat99

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VýỀ VỐN CHỦ SỞ HỮU VÀ HỆ SỐ AN TOÀN VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
I. Tổng quan về Ngân hàng thương mại
1. Khái niệm
2. Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại
3. Ngân hàng _ ngành kinh doanh có độ rủi ro cao
II. Vốn chủ sở hữu và Hệ số an toàn vốn (CAR) của ngân hàng thương mại
1. Vốn chủ sở hữu đối với ngân hàng thương mại
2. Hệ số an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio_CAR)
II. Kinh nghiệm tăng VCSH của NHTM tại một số nước và bài học cho Việt Nam
1. Trung Quốc
2. Thái Lan
3. Hàn Quốc
4. Ba Lan
5. Hình thức liên kết vốn “Tập đoàn tài chính” tại một số nước phát triển
6. Bài học cho Việt Nam
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
I. Tổng quan về hệ thống NHTM Việt Nam
1. Lịch sử hình thành và phát triển
2. Khái quát những thành tựu của hệ thống NHTM Việt Nam thời gian qua
3. Phân tích SWOT của các NHTM Việt Nam
II. Thực trạng VCSH và Hệ số an toàn vốn của các NHTM Việt Nam
1. Thực trạng
2. Đánh giá thực trạng VCSH và hệ số an toàn vốn của các NHTM Việt Nam
3. Nguyên nhân của thực trạng VCSH và hệ số an toàn vốn của các NHTM Việt Nam
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNGVỐN CHỦ SỞ HỮU CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NHẰM PHÙ HỢP VỚI SỨC ÉP TĂNG VỐN CỦA BỐI CẢNH HỘI NHẬP
I. NHTM Việt Nam trước sức ép tăng vốn trong bối cảnh hội nhập
1. Xu hướng tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế
2. Hội nhập trong lĩnh vực Ngân hàng ở Việt Nam
3. Sức ép tăng vốn trong bối cảnh hội nhập
III. Một số giải pháp tăng VCSH và Hệ số an toàn vốn cho các NHTM Việt Nam
1. Đẩy mạnh triển khai cổ phần hóa đối với bộ phận NHTMNN
2. Đối với bộ phận NHTMCP và Liên doanh
3. Hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tài chính
4. Tăng cường hệ số an toàn vốn
III. Một số kiến nghị nhằm góp phần tăng VCSH và hệ số an toàn vốn đối với các NHTM Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
KẾT LUẬN
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đối với những khởi sắc
của nền kinh tế trong suốt thời gian qua là không thể phủ nhận. Như huyết mạch
của thị trường tài chính - tiền tệ nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung, các ngân
hàng thương mại đã luôn đóng vai trò chủ đạo trong việc tận dụng và phát huy các
nguồn lực tài chính trong nước, đáp ứng nhu cầu tín dụng của đông đảo đối tượng
và thành phần kinh tế, phục vụ đắc lực cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Tuy
nhiên, vị trí ấy đang bị lung lay, vì cùng với sự hội nhập quốc tế ngày càng chủ
động và tích cực hơn của Việt Nam trong thời gian gần đây, thị trường tài chính -
ngân hàng sẽ mở rộng cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài. Việc cạnh tranh là không
thể tránh khỏi, do đó năng lực cạnh tranh là vấn đề then chốt.
Bàn về năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, có
rất nhiều điều để trăn trở: trình độ phát triển thị trường và trình độ quản lý thấp, chất
lượng tài sản không cao, công nghệ ngân hàng lạc hậu, dịch vụ còn giới hạn,
v.v…Song, một trong những hạn chế lớn nhất, ảnh hưởng cơ bản nhất đến khả năng
cạnh tranh của các định chế tài chính này tại Việt Nam chính là tiềm lực tài chính
còn hết sức yếu kém, mà Vốn chủ sở hữu là thước đo cho tiềm lực ấy.
Nếu ngân hàng có thể hoạt động và lớn mạnh như một cây cổ thụ, thì vốn chủ sở
hữu chính là rễ của cái cây đó. Không chỉ tạo cơ sở hình thành và điều kiện mở rộng
cho ngân hàng, trong suốt quá trình hoạt động, nguồn vốn ấy luôn đóng vai trò là
tấm đệm chống đỡ mọi tổn thất đến từ lĩnh vực kinh doanh chứa đựng đầy rủi ro này.
Có thể nói, vốn chủ sở hữu là xuất phát điểm đầu tiên, và cũng là cứu cánh cuối
cùng cho mọi ngân hàng duy trì được sự tồn tại và phát triển của mình. Một mức
vốn chủ sở hữu đủ lớn sẽ giúp tránh được những vụ phá sản ngân hàng _ một tai họa
đem lại ảnh hưởng bất lợi đối với nền kinh tế có lẽ là hơn bất cứ loại hình doanh
nghiệp nào khác. Vì vậy, tìm hiểu sâu về thực trạng vốn chủ sở hữu của các ngân
hàng thương mại Việt Nam hiện nay, và những sức ép tăng nguồn vốn này trong
thời gian tới là một việc làm rất thiết thực và cấp bách, đặc biệt khi mà tài chính - ngân hàng là một trong những lĩnh vực được mở cửa phát triển nhất sau khi Việt Nam
gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) vào cuối năm 2006 vừa qua.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, làm rõ những căn cứ l‎ ý luận và thực tiễn để khẳng định vai trò thiết
yếu của vốn chủ sở hữu và hệ số an toàn vốn đối với các ngân hàng thương mại;
đồng thời nghiên cứu một số kinh nghiệm tăng vốn chủ sở hữu của các nước trên
thế giới, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam.
Thứ hai, tìm hiểu và đánh giá thực trạng vốn chủ sở hữu và hệ số an toàn vốn
của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua, những kết quả,
tồn tại và nguyên nhân.
Thứ ba, phân tích sức ép tăng vốn chủ sở hữu đối với các ngân hàng thương mại
Việt Nam trong tương lai gần; từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị phù hợp
với điều kiện và tình hình của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
Với thực tế là sức ép sẽ đến chủ yếu với bộ phận các ngân hàng thương mại bản
địa, cũng như mong muốn rằng các ngân hàng được thành lập bởi những nguồn lực
nước nhà không dần mất đi vị thế của mình trên thị trường, khóa luận chỉ xin tập
trung vào các ngân hàng thương mại do phía Việt Nam nắm quyền chi phối, bao
gồm các ngân hàng thương mại: Nhà nước, Cổ phần và Liên doanh, trong khoảng
thời gian từ năm 2000-2007.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Ngoài các phương pháp biện chứng trong nghiên cứu khoa học, Khóa luận chú
trọng sử dụng các phương pháp nghiên cứu: thống kê, tổng kết thực tiễn, phân tích
và khái quát.
5. Bố cục của Khóa luận
Chương I: Lý‎luận chung v‎ ề Vốn Chủ Sở Hữu và Hệ số an toàn vốn của các
ngân hàng thương mại.
Chương II: Thực trạng Vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Chương III: Một số giải pháp tăng vốn chủ sở hữu cho các ngân hàng thương
mại Việt Nam nhằm phù hợp với sức ép tăng vốn của bối cảnh hội nhập.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

huucong94

New Member
Re: [Free] Khóa luận Một số giải pháp tăng vốn chủ sở hữu cho các ngân hàng thương mại Việt Nam nhằm phù hợp với sức ép tăng vốn của bối cảnh hội nhập

ad yêu vấu ơi em xin link bài này ạ ^^
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N [Free] Các giải pháp chủ yếu tăng cường huy động vốn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ ở Luận văn Kinh tế 0
L Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào Tài liệu chưa phân loại 0
C Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
B Những định hướng và giải pháp chủ yếu tăng cường khai thác, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn dài hạn ch Tài liệu chưa phân loại 0
T Bàn về vấn đề tăng vốn chủ sở hữu để nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Tài liệu chưa phân loại 0
M Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát Tài liệu chưa phân loại 0
D Tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh Luận văn Kinh tế 0
V Ý tưởng kinh doanh ít vốn giúp bạn tăng thêm thu nhập Kinh nghiệm khởi nghiệp 0
H Tăng cường huy động vốn tại NHNN&PTNT huyện Bình Lục – Hà Nam Luận văn Kinh tế 0
H Giải pháp phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân nhằm tăng cường huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top