pucca_pucca41

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
Nhà xuất bản: Khoa Kinh tế
Ngày: 2005
Chủ đề: Nông nghiệp
Nông sản
Xuất khẩu
Miêu tả: 144 tr. + Đĩa mềm
Hệ thống hoá và hoàn thiện các luận cứ khoa học về năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường. Dựa trên số liệu thực tế, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của một số hàng nông sản, rút ra những kết luận về thành công, hạn chế và nguyên nhân đã ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới năng lực cạnh tranh của những nông sản hàng hoá này. Từ đó, đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản có tính khả thi nhằm không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới
Luận văn ThS Kinh tế chính trị 5.02.01 Khoa Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội

Danh mục các chữ viết tắt Tr
Danh mục các bảng
Phần mở đầu
Chương
1
Một số vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh
và kinh nghiệm quốc tế
1.1 Một số vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh
1.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng nông sản
1.3 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng nông
sản xuất khẩu ở các nước đang phát triển và các nước nghèo
1.4 Kinh nghiệm thực tế của một số nước trong việc nâng cao
năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu
Kết luận chương 1
Chương
2
Thực trạng năng lực cạnh tranh của nông sản
xuất khẩu Việt Nam
2.1 Đặc điểm tự nhiên- kinh tế xã hội của Việt Nam
2.2 Tổng quan những thành tựu và hạn chế trong sản xuất và
xuất khẩu nông sản trong những năm Đổi mới
2.3 Thực trạng năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu
Việt Nam
2.4 Phân loại nông sản Việt Nam theo năng lực cạnh tranh
Kết luận chương 2
Chương
3
Những giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực
cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam
3.1 Một số quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của nông
sản xuất khẩu Việt Nam
3.2 Triển vọng xuất khẩu nông sản và những phương hướng đẩy
mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam giai đoạn 2005-2010
3.3 Những giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh
của nông sản xuất khẩu Việt Nam
Kết luận chương 3
Kết luận
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cần thiết của đề tài
Nông nghiệp Việt Nam có vai trò rất lớn trong sự nghiệp phát
triển kinh tế của đất nước. Đây là khu vực thu hút trên 70% lực lượng lao
động xã hội và đóng góp khoảng 22% GDP của đất nước. Sau hơn 15
năm thực hiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong nông nghiệp (từ khi
có nghị quyết 10 của Bộ Chính trị ngày 5 tháng 4 năm 1988), sản xuất
nông nghiệp và chế biến nông sản của Việt Nam đã đạt được những
thành tựu đáng khích lệ. Sản xuất nông nghiệp từ chỗ không đáp ứng
được nhu cầu trong nước, buộc Nhà nước phải nhập khẩu lương thực và
một số nông sản thiết yếu đến chỗ vươn lên dành vị trí cao trong xuất
khẩu gạo, cà phê, cao su và các mặt hàng nông sản khác trên thị trường
quốc tế.
Sự tăng nhanh về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu hàng nông
sản cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu ra nhiều khu vực trên thế
giới chứng tỏ Việt Nam ngày càng tham gia rộng và sâu hơn vào thị
trường quốc tế. Là thành viên chính thức của ASEAN từ 28/7/1995, Việt
Nam đã tham gia các chương trình hợp tác về kinh tế với các nước trong
khối, trong đó có việc tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN
(AFTA), cam kết thực hiện đầy đủ việc cắt giảm thuế quan theo chương
trình CEPT/AFTA. Đây vừa là cơ hội to lớn cho Việt Nam để đẩy mạnh
xuất khẩu hàng hoá nhưng đồng thời cũng là những thách thức không
nhỏ đối với nước ta trong vấn đề đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ các
nước sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông sản tương tự như Việt
Nam và những đòi hỏi khắt khe của thị trường cả về giá cả, chất lượng,
mẫu mã và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong 10 nước
ASEAN có tới 5 nước (Thái Lan, Philippin, Inđônêxia, Malaixia và Việt
Nam) có điều kiện tự nhiên gần giống nhau, sản xuất nông nghiệp vẫn
đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, có những mặt hàng nông sản
xuất khẩu gần giống nhau và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng xuất
khẩu trên thế giới như 45% lượng gạo xuất khẩu, 80% cao su tự nhiên
xuất khẩu, chiếm thị phần lớn trong xuất khẩu cà phê. Do vậy, đối với
những mặt hàng được coi là xuất khẩu chủ lực của mình, Việt Nam
không những khó có thể xuất khẩu sang các nước này mà còn phải cạnh
trạnh tranh gay gắt với chính một số nước ASEAN trong xuất khẩu gạo,
cà phê, cao su, hạt tiêu, thuỷ sản v.v...Vấn đề càng trở nên gay gắt một
khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại
quốc tế (có nhiều khả năng vào cuối năm 2005).
Hiện nay khi hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra nhanh chóng
và là xu hướng không thể đảo ngược, để đẩy nhanh được quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững của đất nước, chúng ta
không còn con đường nào khác ngoài việc phải nâng cao sức cạnh tranh
của nền kinh tế nói chung, của các mặt hàng nông sản nói riêng. Tuy
nhiên, làm thế nào để nâng cao được năng lực cạnh tranh cho hàng nông
sản xuất khẩu trong bối cảnh thị trường nông sản thế giới có nhiều biến
động, các nguồn lực sản xuất trong nước có hạn như đất đai bình quân
đầu người thấp, kỹ thuật sản xuất, chế biến lạc hậu, mức độ cơ giới hoá
sản xuất thấp, công nghệ sinh học chưa phát triển, một số yếu tố đầu vào
cho sản xuất lại lệ thuộc vào thị trường thế giới (phân bón, xăng dầu,
thuốc trừ sâu và một số sản phẩm để sản xuất thức ăn gia súc và thuốc
phòng bệnh gia súc v.v...) đang trở thành vấn đề có tính cấp bách trong
giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy mà đề tài nghiên cứu "Năng lực cạnh
tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam: Thực trạng và giải pháp" là
rất cần thiết và có tính thời sự.
chính, vì dựa vào nội lực thì trong tương lai gần chúng ta chưa thể đáp
ứng đầy đủ được yêu cầu, trong khi vốn và công nghệ nước ngoài rất
quan trọng cho sự phát triển của Việt Nam hiện nay. Thông qua hợp tác
quốc tế Việt Nam sẽ tranh thủ được một phần thị trường (thông qua bao
tiêu, cho sử dụng các kênh phân phối, sử dụng nhãn hiệu của các nhà đầu
tư nước ngoài v.v...).
Đối với chính sách thuế cần:
- Thực hiện chính sách ưu đãi thuế có thời hạn cho các doanh
nghiệp phục vụ xuất khẩu tại các vùng xa, vùng sâu, vùng khó khăn;
- Giảm thuế nhập khẩu đối với những trang thiết bị máy móc và
công nghệ sản xuất, chế biến các nông sản để hộ trợ cho đổi mới công
nghệ;
- Nghiên cứu các hình thức bảo hiểm cho các loại cây trồng, hình
thành quĩ bảo hiểm từng ngành sản phẩm. Trước mắt cần thành lập các
quĩ bảo hiểm các nông sản sau: lúa gạo, cà phê, cao su, thịt lợn. Quĩ này
dùng để can thiệp thị trường khi giá thị trường đột biến xuống dưới giá
sàn định hướng và giúp đỡ sản xuất trong những trường hợp đặc biệt khó
khăn do thiên tai. Quĩ được trích từ phần thuế xuất khẩu và các khoản
thu và đóng góp khác đối với từng loại nông sản.
3.3.1.4 Chính sách tỷ giá
Từ khi Chính phủ thực hiện cải cách cơ chế điều hành tỷ giá theo
hướng điều chỉnh linh hoạt hơn thì chính sách tỷ giá đã góp phần thu hẹp
khoảng cách giữa tỷ giá do ngân hàng Trung ương qui định với tỷ giá
được hình thành trên thị trường tự do. Song trong thời gian tới cần điều
hành tỷ giá linh hoạt hơn nữa (không nên định giá quá cao đồng nội tệ),
tuy nhiên không nên áp dụng biện pháp đột ngột (tạo nên các cú sốc), mà
cần điều chỉnh từng bước để tỷ giá do Nhà nước qui định càng ngày càng
sát với tỷ giá hình thành trên thị trường, để khuyến kích xuất khẩu, hạn
chế nhập khẩu và đảm bảo sự ổn định, tăng trưởng kinh tế.
3.3.1.5 Chính sách đất đai
Chính sách đất đai là vấn đề lớn có tác động trực tiếp tới sự phát
triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Do đó, cần đồng thời xử lý tốt
mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất. Nhà nước cần tạo
mọi điều kiện để phát triển thị trường bất động sản. Trên thực tế, do thị
trường bất động sản nói chung và thị trường quyền sử dụng đất chậm ra
đời và phát triển là một trong những nguyên nhân nẩy sinh hiện tượng
chuyển nhượng ngầm đất đai, tức mua bán đất nhưng không nộp thuế
chuyển nhượng đất, giá đất do nhà nước qui định chênh lệch rất xa giá
thị trường làm cho việc quản lý của Nhà nước khó khăn, thất thoát về
nguồn thu ngân sách, đất bị sử dụng lãng phí, sử dụng sai mục đích, nạn
tham nhũng nẩy sinh.
Giải quyết nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
hộ nông dân, một mặt tạo điều kiện cho hộ gia đình yên tâm đầu tư khai
thác và sử dụng tốt tiềm năng về tài nguyên đất, mặt khác tạo điều kiện
thuận lợi cho người dân thực hiện các quyền về đất đai đã được luật pháp
qui định (các quyền chuyển nhượng, trao đổi, cho thuê, thế chấp...). Việc
thực hiện các quyền về đất đai một cách nhanh chóng, thuận tiện sẽ tạo
điều kiện cho việc tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất hàng hoá.
Nghiên cứu để mở rộng tiến tới xoá bỏ hạn điền tạo điều kiện cho
những người có kinh nghiệm, có vốn đầu tư phát triển các trang trại sản
xuất với qui mô lớn nhằm tăng năng lực cạnh tranh cho hàng nông sản
xuất khẩu.
3.3.2 Những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nông
sản xuất khẩu
lại, để có hướng xử lý trên cơ sở lấy hiệu quả làm mục tiêu. Đồng thời
xây dựng một số nhà máy mới tại vùng nguyên liệu áp dụng đồng bộ
công nghệ tiến tiến và đa dạng hoá các sản phẩm chế biến. Trên cơ sở
nắm bắt yêu cầu của thị trường, xây dựng chương trình hỗ trợ đổi mới
công nghệ, đáp ứng yêu cầu của thị trường, chủ yếu ở các thị trường
mới, yêu cầu chất lượng và tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp cũng như vệ
sinh thực phẩm cao.
Để hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam có chỗ đứng vững chắc trên
thị trường thế giới, đòi hỏi cả Nhà nước và doanh nghiệp chế biến phải
đặc biệt quan tâm đầu tư cho lĩnh vực chế biến nông sản.
Về phía Nhà nước, cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nâng
cao trình độ công nghệ chế biến nông sản thông qua thuế, tín dụng, sử
dụng quĩ khấu hao như:
+ Giảm thuế nhập khẩu đối với những thiết bị máy móc và công
nghệ sản xuất, chế biến nông sản;
+ Cho các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi để đầu tư đổi mới công
nghệ;
+ Khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ nguồn từ
những nước có trình độ sản xuất tiên tiến trên thế giới như Mỹ, EU;
+ Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng khoa học công nghệ hiện đại thông
qua chương trình giới thiệu rộng rãi các tài liệu và trình diễn các công
nghệ chế biến nông sản mới; hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước chuyển
giao công nghệ, nghiên cứu và cải tiến công nghệ đang áp dụng.
Về phía các doanh nghiệp, trước mắt cần nâng cao trình độ công
nghệ bảo quản nông sản tiên tiến như: xây dựng các kho bảo quản nông
sản đúng tiêu chuẩn kỹ thuật; kỹ thuật đóng gói, bảo quản bằng kho lạnh,
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top