Felicio

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau gần 15 năm đẩy mạnh công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa
(HĐH) nông nghiệp nông thôn, đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận
dân cư nông thôn được nâng cao, bộ mặt nông thôn đã từng bước thay đổi,
khang trang và sạch đẹp. Đó là nhờ trong những năm qua, Đảng và nhà nước
đã có nhiều chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nông thôn,
trong đó điển hình là một số chương trình, dự án như: Chương trình Mục tiêu
quốc gia về xóa đói giảm cùng kiệt và tạo việc làm; Chương trình 135, Chương
trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Dự án
5 triệu ha rừng… và một số chương trình, dự án lớn khác như: Phong trào
Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá; Thực hiện quy chế dân chủ và
cải cách hành chính ở cơ sở; Phong trào xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn…
nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân mà
trọng tâm là nhằm xây dựng nông thôn mới (NTM) có kinh tế phát triển, đời
sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, ngang tầm với các
nước phát triển trong khu vực.
Huyện Lạng Giang là một huyện thuộc vùng trung du miền núi của tỉnh
Bắc Giang. Căn cứ thông báo kết luận số 238-TB/TW, ngày 07/4/2009 của
Ban Bí Thư Trung ương và Đề án “Chương trình xây dựng thí điểm mô hình
nông thôn mới” được Ban Bí thư thông qua. Đề án sẽ được triển khai trên 11
xã thay mặt cho các vùng kinh tế - văn hoá. Trong đó, xã Tân Thịnh, huyện
Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một trong 11 xã thay mặt cho vùng trung du,
đáp ứng được các yêu cầu: Xã có điều kiện kinh tế xã hội ở mức trung bình
khá của tỉnh, thành phố và của vùng; Đại diện cho các vùng kinh tế - văn hoá
để thuận lợi cho việc tổ chức nhân rộng mô hình về sau; Nhân dân nhất trí
cao, đồng thuận, hăng hái và tự nguyện xin tham gia chương trình thí điểm
xây dựng mô hình nông thôn mới; Có đội ngũ cán bộ năng động, nhiệt tình,
am hiểu về xây dựng nông thôn mới để chỉ đạo, tổ chức người dân và cộng
đồng thực hiện. Các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động tích cực, sâu sát với
đời sống của người dân.
Do điều kiện địa lý, tự nhiên khó khăn nên sự phát triển KT-XH của
huyện nói chung và phát triển hệ thống KCHT nói riêng còn ở trình độ rất
thấp. Để phát huy những kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo ở Tân Thịnh để
triển khai nhân rộng, huyện đã chú trọng tới công tác xây dựng NTM ở các xã
khác trong toàn huyện và nhận thức được tầm quan trọng của hạ tầng KT-XH,
huyện đã nỗ lực phát triển mạng lưới giao thông, thủy lợi, trạm y tế, đường
điện, các cơ sở giáo dục…, coi đây là tiền đề để xây dựng NTM. Dù vậy, trên
thực tế việc phát triển hạ tầng KT-XH tại huyện vẫn còn nhiều hạn chế bất
cập so với yêu cầu của mô hình NTM. Vấn đề này đang đặt ra nhiệm vụ hết
sức nặng nề cho cán bộ và nhân dân huyện Lạng Giang trên con đường rút
ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển so với các huyện trong
tỉnh cũng như trên phạm vi cả nước.
Xuất phát từ yêu cầu đó, tác giả chọn đề tài: “Phát triển hệ thống kết
cấu hạ tầng kinh tế xã hội đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới tại
huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ
kinh tế chính trị.
Thực hiện đề tài này, luận văn nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu sau:
+ Tại sao phải xây dựng mô hình nông thôn mới và hệ thống kết cấu hạ
tầng KT-XH trong mô hình nông thôn mới phải như thế nào?
+ Huyện Lạng Giang cần làm gì để sớm xây dựng được hệ thống
kết cấu hạ tầng KT-XH đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới?
2. Tình hình nghiên cứu
Xây dựng NTM là một đề án quan trọng nhằm thay đổi tích cực và toàn
diện bộ mặt nông thôn Việt Nam. Đã có nhiều công trình nghiên cứu được
công bố gần đây về vấn đề này, trong đó liên quan trực tiếp đến đề tài có các
công trình tiêu biểu sau:
Xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở Việt Nam của Đỗ Hoài Nam và Lê Cao Đoàn, Nxb Khoa học
xã hội, năm 2001. Công trình đã đề cập đến tầm quan trọng của phát triển hạ
tầng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn và những bất cập trong việc
phát triển hạ tầng ở nông thôn trong tiến trình kinh tế xã hội hiện nay. Đồng
thời đưa ra bài học kinh nghiệm về phát triển hạ tầng ở Thái Bình và một số
giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hạ tầng trong điều kiện mới.
Vai trò của người dân trong việc tham gia xây dựng mô hình nông thôn
mới tại một số điểm vùng đồng bằng sông Hồng, Khóa luận tốt nghiệp
của Nguyễn Tuấn Nghĩa, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
năm 2011. Khóa luận đã đánh giá thực trạng vai trò của người dân trong xây
dựng nông thôn mới, xác định các yếu tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất một số giải
pháp chủ yêu để nâng cao vai trò người dân trong việc tham gia xây dựng mô
hình phát triển nông thôn mới.
Công trình: “Chính sách nông nghiệp nông thôn Việt Nam nửa thế kỷ
cuối XX và một số định hướng đến năm 2010” của tác giả Trần Ngọc Bút
(2002), đã đi sâu nghiên cứu những chính sách, cơ chế, giải pháp cho phát
triển nông nghiệp, nông thôn… trong đó có đề cập đến một số chính sách phát
triển hạ tầng nông thôn.
Công trình nghiên cứu: “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi
mới”, của PGS,TS. Nguyễn Sinh Cúc, Nxb Thống kê năm 2003. Đây là công
trình nghiên cứu dài hơi rất công phu của tác giả bởi ngoài những phân tích có
tính thuyết phục về quá trình đổi mới nông nghiệp Việt Nam sau gần 20 năm,
công trình còn cung cấp hệ thống tư liệu về phát triển nông nghiệp, nông thôn
nước ta như là một Niên giám thống kê nông nghiệp thu nhỏ. Công trình đã
luận giải rõ quá trình đổi mới, hoàn thiện chính sách nông nghiệp, nông thôn
nước ta trong những năm đổi mới, những thành tựu và những vấn đề đặt ra
trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Những gợi mở
về những vấn đề cần giải quyết của phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta
như vấn đề đầu tư, vấn đề phân hoá giàu nghèo, vấn đề nâng cao khả năng
cạnh tranh, xuất khẩu nông sản... đã được tác giả lý giải với nhiều luận cứ có
tính thuyết phục.
Nhìn chung, các công trình trên đã tập trung nghiên cứu tới sự phát
triển của nền nông thôn Việt Nam từ sau đổi mới, nhưng kể từ khi Việt Nam
thực hiện Đề án nông thôn mới thì chưa có một công trình cụ thể nào, đi sâu
phân tích về cơ sở hạ tầng của nông thôn trong giai đoạn mới, nhất là trong
những huyện cùng kiệt như Lạng Giang, Bắc Giang. Đây là khoảng trống mà đề
tài: “Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đáp ứng yêu cầu xây
dựng nông thôn mới tại huyện Lạng Giang, Bắc Giang” sẽ cố gắng giải quyết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Mục đích của luận văn là trên cơ sở đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu
NTM của KCHT KT-XH, tìm ra nguyên nhân của những thành công và hạn
chế trong việc thực hiện quá trình này, từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy
quá trình xây dựng hệ thống KCHT đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM tại
huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ chủ
yếu sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về KCHT KT-XH nông
thôn trong điều kiện xây dựng mô hình NTM.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống KCHT KT-XH theo yêu cầu
xây dựng NTM ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang từ năm 2006 đến nay.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hệ thống KCHT
KT-XH đáp ứng yêu cầu NTM đến năm 2020.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mô hình NTM và hệ thống KCHT
KT-XH nông thôn, bao gồm hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật và hệ
thống kết cấu hạ tầng văn hóa xã hội, trong đó tập trung vào nội dung phát
triển hệ thống KCHT theo yêu cầu xây dựng NTM.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi nội dung: Nghiên cứu một số yếu tố cơ bản của hệ thống kết
cấu hạ tầng KT-XH nông thôn trong điều kiện xây dựng NTM.
+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu hệ thống KCHT KT-XH nông thôn
tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
+ Phạm vi thời gian: Từ năm 2006 đến nay và những năm tới.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp chung: Luận văn sử dụng phương pháp luận của Chủ
nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ
trương đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng mô hình NTM
và hệ thống KCHT KT-XH trong mô hình NTM.
- Phương pháp cụ thể:
Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh… để đánh
giá thực trạng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn. Ngoài ra,
luận văn cũng kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của một số học
giả trong nước về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH nông thôn.
6. Đóng góp mới của luận văn
Về lý luận: Hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về nông
thôn, cơ sở hạ tầng nông thôn trong mô hình nông thôn mới.
Về thực tiễn: Chỉ ra những bất cập của hệ thống KCHT KT-XH nông
thôn huyện Lạng Giang so với yêu cầu của xây dựng NTM và đề xuất giải
pháp khắc phục.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm về phát triển hệ thống
kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
Chương 2. Thực trạng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội
nông thôn của huyện Lạng Giang theo yêu cầu xây dựng mô hình nông thôn
mới.
Chương 3. Quan điểm và giải pháp xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng
kinh tế xã hội theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới ở huyện Lạng Giang,
tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2020
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

cuong312

New Member
bạn ơi cho mình xin tài liệu này với ạ, link kia bạn cho bị chết rồi, Thank bạn nhiều
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Liên hệ thực tiễn công tác đánh giá kết quả đào tạo và phát triển nhân lực tại FPT Telecom Luận văn Kinh tế 0
D Hệ thống vận chuyển đóng vai trò là lợi thế cạnh tranh trong phát triển điểm đến Du lịch Văn hóa, Xã hội 0
D Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp và sự liên hệ ở các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá về tiềm năng phát triển của hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Trên Cơ sở động lực phát triển hệ thống (một ý tưởng kinh doanh mới) Kinh doanh đồ ăn online là hình thức không quá xa lại, phù hợp nhiều đối tượng Luận văn Kinh tế 0
D Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và phát triển của phép biện chứng duy vật và sự vận dụng hai nguyên lý đó ở Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam Môn đại cương 0
L Đổi mới hệ thống chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
N Phát triển hệ thống quản lý tiền vay tại ngân hàng Luận văn Kinh tế 0
Q Phát triển hệ thống quản lý công nợ Luận văn Kinh tế 0
N Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA cho việc phát triển hệ thống cấp thoát nước đô thị Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top