embels_b

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do thực tiễn
Văn hóa ứng xử của ngƣời Việt đƣợc hình thành trong quá trình giao tiếp
qua 4000 năm lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc. Cái đẹp của văn hóa ứng xử đƣợc
cha ông lƣu giữ và truyền lại từ đời này sang đời khác. Nghiên cứu văn hóa ứng
xử giúp ta hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn về giao tiếp, về văn hóa, lịch sử của một
quốc gia, dân tộc, xã hội, thời đại, đồng thời để điều chỉnh hành vi của chính
mình.
Văn hóa thể hiện qua nhiều cách thức, phƣơng tiện, trong đó ngôn ngữ là
phƣơng tiện quan trọng. Bản sắc riêng của mỗi dân tộc thể hiện qua tiếng mẹ đẻ.
Vì thế, ngôn ngữ là hiện thân của văn hóa, là phƣơng tiện để truyền đạt văn hóa.
Ngôn ngữ chính là chất liệu làm nên tác phẩm văn học, trong đó có văn học dân
gian. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao là một trong những
sáng tác phổ biến rộng rãi có sức sống bền lâu vào loại bậc nhất. Đó là tiếng nói
của cảm xúc tình cảm, bộc lộ tâm hồn dân tộc.
Tình yêu vốn là bản chất thiêng liêng và tự nhiên của con ngƣời. Vì thế,
dù ở thời đại nào, tình yêu cũng là đề tài bất tận cho văn chƣơng, và ca dao
không nằm ngoài số đó. Thế nhƣng trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều
ngƣời trẻ coi tình yêu nhƣ một cuộc chơi, một trò đùa, không hiểu thế nào là tình
yêu chân chính. Vậy nên mới nảy sinh những tình yêu chớp nhoáng, chia tay
chớp nhoáng, hay hôn nhân vội vàng, dẫn đến những kết cục đáng buồn cho
ngƣời trong cuộc. Đặc biệt, cách ứng xử của những ngƣời trong cuộc cũng để lại
cho chúng ta nhiều suy ngẫm. Mặc dù trong thời đại ngày nay đã có những quan
niệm mới, tƣ duy mới không còn giống với quan niệm của ngày xƣa, nhƣng cái mới ấy vẫn không thể thoát ly khỏi bản sắc của dân tộc. Dẫu rằng trong thế giới
phẳng này chẳng có ai “ngây thơ” quan niệm về tình yêu và hôn nhân nhƣ văn
hóa truyền thống, nhƣng quan niệm mới ấy vẫn phải có sự chế định của bản sắc
dân tộc. Nói tới văn hóa là nói tới nhân dạng và tính cách; tính cách lại làm nên
phẩm giá con ngƣời. Mỗi dân tộc lại có quan niệm về phẩm giá khác nhau và
phẩm giá ấy làm nên chuẩn mực có tính lịch sử. Do có tính lịch sử nên ngoài cái
đổi mới, phẩm giá còn có sự tiếp nối. Thế nhƣng có đổi mới tới đâu cũng phải
phát triển dựa trên dân trí và đạo đức. Không thể phủ nhận ngày nay là thời đại
khoa học công nghệ, thời đại của công nghệ thông tin, thời đại dân trí phát triển
mạnh. nhƣng dân trí đƣợc nâng cao không có nghĩa phá vỡ những nền tảng đạo
đức. Hai khía cạnh ấy phải luôn có sự song hành, diễn tiến hài hòa.
Do đó, việc tìm hiểu văn hóa ứng xử về tình yêu và hôn nhân qua ca dao
giúp chúng ta hiểu hơn đời sống của cha ông và việc soi bóng vào quá khứ sẽ
giúp ta thấy đƣợc một tƣơng lai, soi bóng vào dân tộc để thấy đƣợc chính mình.
Có đƣợc gốc rễ ấy để ta có cái nhìn đúng đắn về tình yêu, hôn nhân trong cuộc
sống hiện đại và đây là điều thực sự cần thiết cho giới trẻ ngày nay.
1.2. Lý do học thuật
Ca dao cũng là một lĩnh vực cần nghiên cứu chuyên sâu, vì kho tàng ca
dao cũng là một kho tàng tri thức về lịch sử, xã hội, địa lý, đặc biệt là lĩnh vực
văn hóa. Nghiên cứu ca dao chính là việc làm mang tính chất học thuật nhằm
khám phá kho tàng tri thức của cha ông.
Tình yêu, hôn nhân đặc biệt là tình yêu, hôn nhân trong ca dao của ngƣời
Việt luôn là tâm điểm nghiên cứu từ xƣa đến nay. Bởi đó là vấn đề mang tính
chất hiện sinh, đặt ra nhiều mối quan tâm trong cuộc sống thực tại. Những bài ca
dao về tình yêu tự do, về quyền sống của con ngƣời, đặc biệt là ngƣời phụ nữ,
những bài ca dao đòi hỏi sự công bằng, chống áp bức bất công đều là những cách
ứng xử rất khéo léo của ngƣời xƣa để đòi quyền đƣợc cất lên tiếng nói của mình.
Việc khảo sát những bài ca dao về tình yêu, hôn nhân sẽ giúp con ngƣời hiện tại
khám phá đƣợc kho tàng ứng xử của ngƣời xƣa trƣớc những vấn đề của muôn
đời. Đó cũng là một cách làm mang tính chất học thuật và vì học thuật.
Quá trình khám phá những bài ca dao cũng là một quá trình đòi hỏi tính
học thuật rất cao. Giống nhƣ ngôn ngữ thông thƣờng, từ cái vỏ bề ngoài ( cái
phản ánh) cần khám phá ra cái đƣợc phản ánh bên trong. Ca dao rất hay
dùng cách nói ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, chơi chữ…, đặc biệt là ca dao về tình
yêu. Đó là bởi thời xƣa dƣới ảnh hƣởng của nho giáo, tình yêu không đƣợc biểu
lộ một cách trực tiếp mà bao giờ cũng đƣợc nói một cách ý nhị, khéo léo. Vì thế,
đi sâu vào những bài ca dao về tình yêu con ngƣời đƣơng thời cũng học hỏi đƣợc
những cách dùng từ, những cách đặt câu và những cách biểu đạt rất học thuật mà
vẫn rất giản dị. Thêm nữa, ca dao tình yêu hôn nhân của ngƣời Việt ở miền Nam
và miền Bắc cũng không hoàn toàn giống nhau. Ở những lứa tuổi khác nhau,
ngƣời ta cũng bày tỏ tình cảm theo những cách khác nhau. Vì thế, đọc ca dao
chúng ta thêm hiểu những cách thức ứng xử và những nét đẹp văn hóa của từng
vùng miền trong cả nƣớc. Nhƣng tựu trung lại, ca dao tình yêu hôn nhân dù ở
vùng miền nào, lứa tuổi nào cũng là một kho tàng ứng xử của ngƣời thời xƣa cần
đƣợc nghiên cứu. Tất cả sẽ tái hiện lại đƣợc đời sống tinh thần của con ngƣời
thời xƣa.
1.3. Lý do nghiệp vụ
Học sinh phổ thông, đặc biệt là học sinh THCS đang là lứa tuổi hình thành
nhân cách. Việc nghiên cứu và tìm hiểu ứng xử trong ca dao, đặc biệt là ca dao
về tình yêu và hôn nhân sẽ giúp cho các em có đƣợc hiểu biết về cách ứng xử
của ngƣời xƣa. Từ đó, điều chỉnh đƣợc thái độ, hành vi cũng nhƣ cách ứng xử về
tình yêu trong cuộc sống hiện đại.
Công việc giảng dạy của giáo viên ở trƣờng phổ thông vì thế cũng đòi hỏi
phải nắm vững kiến thức về ca dao, đặc biệt là kiến thức về tình yêu hôn nhân,
để từ đó có cách cảm, cách nghĩ đúng đắn và định hƣớng đƣợc cho học sinh của
mình. Mảng kiến thức về ca dao trong trƣờng phổ thông cũng chiếm một khối
lƣợng khá lớn. Do đó, tìm hiểu về ca dao cũng sẽ giúp nâng cao nghiệp vụ và
tầm bao quát kiến thức cho giáo viên.
2. Lịch sử vấn đề
Đề tài tình yêu, hôn nhân trong ca dao, tục ngữ là đề tài muôn thuở đƣợc
nhiều ngƣời quan tâm và nghiên cứu. Các giáo trình văn học dân gian của Đinh
Gia Khánh, Hoàng Tiến Tựu, Vũ Anh Tuấn, Đỗ Bình Trị… cũng đề cập tới vấn
đề này, tuy không nhiều lắm, nhƣng cũng là nguồn tham khảo quý giá cho chúng
tôi. Bên cạnh đó, qua các cuốn chuyên luận, các luận án, các bài báo mà chúng
tui khảo sát đƣợc, chúng tui nhận thấy các nhà nghiên cứu trƣớc đây mới chỉ tập
trung nghiên cứu những vấn đề sau:
Về vấn đề văn hóa ứng xử trong ca dao, các nhà nghiên cứu mới tập trung
nghiên cứu mảng ứng xử xã hội (Chuyên luận của Trần Thúy Anh: Ứng xử cổ
truyền với tự nhiên và xã hội của người Việt châu thổ Bắc Bộ qua ca dao, tục
ngữ; bài viết của Hà Đan: Từ chữ “nghĩa” trong ca dao, tìm về một nét ứng xử
trong truyền thống văn hóa người Việt; bài viết của Trần Thị Ngân Giang: Nghĩa
của từ “nhịn” trong tiếng Việt và chữ nhịn trong văn hóa ứng xử người Việt),
mảng ứng xử trong gia đình, đạo đức (Đỗ Thị Bảy: Sự phản ánh quan hệ gia
đình, xã hội trong tục ngữ, ca dao; Nguyễn Nghĩa Dân: Tục ngữ ca dao về giáo
dục đạo đức…); về thi pháp biểu hiện trong ca dao ( bài viết của Cao Huy Đỉnh:


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

hoangde79

New Member
Nhờ ad tải cho tài liệu sau. Thank nhiều ạ:
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top