Link tải luận văn miễn phí cho ae

Để mạch động lực hoạt động thì cần có mạch điều khiển. Trong mạch điều khiển gồm các khâu sau:
- Khâu đồng pha: có nhiệm vụ tạo ra điện áp Urc thượng gặp là điện áp răng cưa tuyến tính) trùng pha với điện áp anod của Thyristor.
- Khâu so sánh: nhận tín hiệu điện áp răng cưa và điện áp điều khiển, có nhiệm vụ so sánh giữa điện áp tựa với điện áp điều khiển Udk, tìm thời điểm với điện áp này bằng nhau (Udk = Urc). Tại thời điểm hai điện áp này bằng nhau thì phát xun ở đầu ra để gửi sang tầng khuyếch đại.
- Khâu tạo xung: có nhiệm vụ tạo xung phù hợp để mở Thyristor. Xung để mở Thyristor cần: sườn trước dốc thẳng đứng để đảm bảo yêu cầu Thyristor mở tức thời khi có xung điều khiển; đủ độ rộng; đủ công suất; cách ly giữa mạch điều khiển và mạch động lực( khi điện áp quá lớn).
- khâu khuyếch đại: với nhiệm vụ tạo xung phù hợp để mở Thyristor, tầng này thường được thiết kế bằng Tranzitor công suất.

Ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của các ngành khoa học kĩ thuật, các phát minh sáng chế đã và đang được áp dụng rộng rãi và phổ biến, nhiều thành tựư khoa học kĩ thuật đã đem lại cho nêng sản xuất những tiến bộ đột phá. Kỹ thuật điện tử và bán dẫn công suất lớn phát triển mạnh mẽ. Các thiết bị điện tử công suất có ưu điểm: có khả năng điều khiển rộng, có chỉ tiêu kinh tế cao, kích thước và trọng lượng thấp, độ tin cậy và độ chính xác cao.... ứng dụng của chúng vào vào việc biến đổi năng lượng và điều khiển điện áp và dòng điện xoay chiều thành một chiều và ngược lại .
Được sự chỉ bảo của thầy giáo giảng dạy, em đã hoàn thành để tài: "Thiết kế bộ điều khiển kích từ cho máy phát điện xoay chiều có tham số sau: U= 400V, I= 300A, Ukt= 48V, Ikt= 3,5A.
Trong quá trình làm bài sẽ còn nhiều thiếu sót nên em rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý của thầy giáo để có thể hoàn thành tốt hơn bài tập này.
Chương 1. Tổng quan về công nghệ
1.1. Phạm vi ứng dụng của công nghệ
Để cung cấp nguồn cho tải một chiều cần thiết kế các bộ chỉnh lưu. Các bộ chỉnh lưu biến đổi năng lượng điện xoay chiều thành một chiều. Các loại bộ biến đổi này có thể là chỉnh lưu không điều khiển và chỉnh lưu có điều khiển. Để giảm công suất vô công, người ta thường mắc song song ngược các tải một chiều một điốt( loại sơ đồ này gọi là sơ đồ có điốt ngược). Trong các sơ đồ chỉnh lưu có điốt ngược, khi có và không có điều khiển, năng lượng được chuyền từ phía lưới xoay chiều sang một chiều, nghĩa là các loại chỉnh lưu đó chỉ có thể làm việc ở chế độ chỉnh lưu nhận năng lượng từ lưới. Các bộ chỉnh lưu có điều khiển, không điốt ngược có thể trao đổi năng lượng theo cả hai chiều. Khi năng lượng truyền từ lưới xoay chiều sang tải một chiều, bộ nguồn làm việc ở chế độ chỉnh lưu nhận năng lượng từ lưới, khi năng lượng truyền theo chiều ngược lại( nghĩa là từ phía tải một chiều về lưới xoay chiều) thì bộ nguồn làm việc ở chế độ nghịch lưu trả năng lượng về lưới.
1.2. Yêu cầu về công nghệ
Thiết kế bộ điều khiển kích từ cho máy phát điện xoay chiều có tham số sau: U= 400V, I= 300A, Ukt= 48V, Ikt= 3,5A.
Chương 2. Tính chọn van công suất
2.1. Giới thiệu các mạch công suất
Trước đây khi đảo chiều người ta thường sử dụng hai công tắc tơ để đảo chiều dòng điện. Nhược điểm của việc sử dụng công tắc tơ để đảo chiều là thời gian chuyển mạch chậm. Muốn thời gian đảo chiều nhanh người ta thiết kế bộ chỉnh lưu có đảo chiều. Sau đây là các mạch công suất của bộ chỉnh lưu có đảo chiều.
2.1.1. Chỉnh lưu hình tia không điều khiển
Hình 1: Sơ đồ chỉnh lưu hình tia không điều khiển
2.1.2. Chỉnh lưu hình tia có điều khiển
Hình 2: Sơ đồ chỉnh lưu hình tia có điều khiển
Udi0: Giá trị trung bình điện áp chỉnh lưu không điều khiển
2.1.3. Chỉnh lưu hình tia 3 pha có diode V0
Hình 3: Sơ đồ chỉnh lưu hình tia 3 pha có diode V0
2.1.4. Chỉnh lưu cầu 3 pha điều khiển đối xứng
Hình 4: Sơ đồ chỉnh lưu cầu 3 pha điều khiển đối xứng
2.1.5. Chỉnh lưu cầu 3 pha điều khiển không đối xứng
Hình 5: Sơ đồ chỉnh lưu cầu 3 pha điều khiển không đói xứng
2.1.6. Chỉnh lưu cầu 3 pha điều khiển đối xứng có diode V0
Hình 6: Sơ đồ chỉnh lưu cầu 3 pha điều khiển đối xứng có diode V0
2.1.7. Chỉnh lưu cầu một pha điều khiển hoàn toàn
Hình 7: Sơ đồ chỉnh lưu cầu một pha điều khiển hoàn toàn
Giá trị trung bình điện áp chỉnh lưu
2.1.8. Chỉnh lưu cầu một pha bán điều khiển
Hình 8: Sơ đồ chỉnh lưu cầu một pha bán điều khiển
2.2. Phân tích các ưu nhược điểm của các mạch công suất
So sánh giữa hai phương án điều khiển hoàn toàn và bán điều khiển ta thấy:
- Đỉnh âm của máy điện áp chỉnh lưu bị cắt đỡ nhấp nhô hơn
- Không thể làm việc ở chế độ nghịch lưu
- Hiệu suất bộ biến đổi cao hơn
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top