hoaithuong209

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch hiện nay đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và mang lại lợi
ích cho nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Từ nay đến năm 2020
theo UNWTO, dự báo du lịch còn tăng trưởng nhanh hơn nữa, tạo ra các cơ hội
kinh tế lớn song cũng mang lại những thách thức gay gắt và những mối đe dọa tiềm
ẩn đối với môi trường và các cộng đồng địa phương nếu không có quy hoạch, được
quản lý tốt. Trước những nguy cơ như vậy, con người đã có những thay đổi trong
nhận thức và ngày càng muốn đóng góp trách nhiệm cho một thế giới phát triển bền
vững hơn. Theo đó, xu thế phát triển du lịch định hướng đến cộng đồng có ý nghĩa
quan trọng, không chỉ về mặt kinh tế mà còn đối với sự phát triển bền vững của du
lịch trên các khía cạnh về bảo tồn giá trị văn hóa và tài nguyên môi trường.
Những năm gần đây, du lịch Khánh Hòa đã có những bước phát triển mạnh mẽ
và là một trong các trung tâm du lịch lớn của cả nước. Khánh Hòa là địa phương
giàu nguồn lực cho phát triển du lịch. Trong nhiều nguồn lực nói chung, có hệ thống
du lịch biển - đảo là một đặc thù riêng, rất hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.
Nói đến du lịch biển đảo Khánh Hòa, nhiều người nghĩ ngay đến những tour du
lịch thưởng ngoạn các danh thắng, tắm biển, lặn biển ngắm san hô tại các vùng ven
biển - hải đảo thành phố Nha Trang. Du lịch biển đảo tuy đã có bước tăng trưởng
nhanh, song việc khai thác tài nguyên biển phục vụ du lịch vẫn còn nhiều yếu kém,
hạn chế dẫn tới hiệu quả du lịch chưa cao, ẩn chứa nhiều nguy cơ suy thoái tài
nguyên.
Trong định hướng chung về “chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” đã xác
định mục tiêu là mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương nhưng vẫn bảo tồn
nguồn lợi tự nhiên và giá trị văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, thực tế đời sống cộng
đồng ven biển – hải đảo Khánh Hòa còn nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân như:
sự tập trung dân cư cao, hoạt động kinh tế phụ thuộc nhiều vào môi trường tự
nhiên…, dẫn đến sự tác động mạnh tới hệ thống tài nguyên môi trường và xã hội,
gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng và hiệu quả du lịch nói chung. Như vậy, du lịch Khánh Hòa rất cần một định hướng chiến lược cho các loại hình du lịch mang
tính bền vững. Điều này, không những đáp ứng cho những du khách thích sự khám
phá và trải nghiệm mà còn đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững của Khánh
Hòa trong tương lai.
Từ những nguyên nhân trên, việc phát triển du lịch cộng đồng vùng ven biển-hải
đảo Khánh Hòa, mà ở đó các giá trị văn hóa truyền thống, vai trò cộng đồng được
phát huy đầy đủ là một trong những cách tiếp cận hiện đại và thuận lợi cho
phát triển kinh tế bền vững. Du lịch cộng đồng tạo ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập
cho cộng đồng địa phương; góp phần tích cực phục hồi và phát huy các giá trị văn
hóa, nghề truyền thống, từ đó đẩy mạnh giao lưu văn hóa, kinh tế giữa các vùng
miền, giữa Việt Nam và thế giới.
Với mong muốn tìm ra những cơ sở khoa học nhằm thúc đẩy hoạt động du lịch
cộng đồng ở Khánh Hòa nói chung và vùng ven biển - hải đảo nói riêng phát triển
hơn, đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng vùng ven biển - hải đảo
tỉnh Khánh Hòa” đã được lựa chọn để làm luận văn thạc sỹ Du Lịch Học. Việc
phát triển du lịch cộng đồng cũng sẽ góp phần tạo thêm những sản phẩm du lịch
thực sự hấp dẫn đáp ứng cho nhu cầu và tính đa dạng trong hoạt động du lịch tại
Việt Nam nói chung và tại tỉnh Khánh Hòa nói riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Hiện nay, loại hình du lịch cộng đồng đang được nhiều du khách và các nhà
hoạch định chính sách về phát triển du lịch quan tâm. Các công trình nghiên cứu về
du lịch bền vững dựa vào cộng đồng là đề tài thu hút các chuyên gia về du lịch trên
thế giới và ở Việt Nam.
2.1 Trên thế giới
Thuật ngữ du lịch dựa vào cộng đồng xuất phát từ hình thức du lịch làng bản từ
những năm 1970. Trên thực tế, du lịch dựa vào cộng đồng đã được hình thành, lan
rộng và tạo ra sự phong phú, đa dạng cho các loại sản phẩm du lịch vào thập kỷ 80
và 90 của thế kỷ trước tại các nước trong khu vực châu Phi, châu Úc, châu Mỹ La
Tinh. Hiện nay DLCĐ được các Tổ chức phi chính phủ, Tổ chức Bảo tồn thiên
nhiên Thế giới quan tâm đầu tư và bắt đầu phát triển mạnh ở các nước châu Á, trong
đó có các nước trong khu vực ASEAN như: Indonesia, Philipin, Thái Lan,
Malaysia, Ấn Độ, Nepal, v.v..
Nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas đã nhấn mạnh đến vai trò
chính của người dân địa phương trong vấn đề phát triển du lịch ngay trên địa bàn họ
quản lý với khái niệm: “Du lịch cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu
là người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ
du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương” (Nicole Hausler and Wolfang Strasdas,
Community Based Sustainable Tourism A Reader, 2000).
Năm 2002, Ủy ban Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc họp Hội nghị
thượng đỉnh về phát triển bền vững tại Johannesburg, đã kêu gọi “ Phát triển bền
vững để mang lại nhiều lợi ích hơn cho cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch, đồng
thời đảm bảo duy trì sự phát triển bền vững của các yếu tố văn hóa và môi trường
nơi họ sinh sống”. Bên cạnh đó, hội nghị cũng đưa ra sáng kiến phát triển bền vững
gắn với xóa đói giảm cùng kiệt hay gọi là sáng kiến STEP nhằm tài trợ cho một số dự
án phát triển du lịch giảm cùng kiệt tại một số quốc gia.
Trong cuốn “Community Development Through Tourism”, tác giả Sue Beeton
đã tiếp cận “Từ lý thuyết đến thực hành trong đó có đưa ra các trường hợp minh họa
cụ thể giúp người đọc có điều kiện so sánh và áp dụng”. Cuốn sách cũng đã hệ
thống hóa cơ sở lý luận về DLCĐ, lập kế hoạch chiến lược cho DLCĐ, cách tiếp thị
DLCĐ cũng như đối phó với khủng hoảng DLCĐ. [59]
Và bên cạnh những công trình liên quan đến loại hình du lịch cộng đồng từ các
nhà nghiên cứu du lịch trên thế giới thì Việt Nam cũng đã có sự quan tâm cần thiết
và đạt những thành tựu khả quan.
2.2 Tại Việt Nam
Các công trình về du lịch bền vững trong đó có du lịch cộng đồng của các nhà
nghiên cứu đầu ngành về du lịch đã đóng góp to lớn về mặt lý luận cho đề tài, tiêu
biểu như:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc Văn hóa, Xã hội 0
D Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trung học cơ sở Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Đợt Bùng Phát Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Y dược 0
D Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Tại Các Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Thị Xã Gò Công, Tỉnh Tiền Giang Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Biển Tỉnh Cà Mau Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Trưởng, Phát Triển Của Một Số Dòng Giống Đậu Tương Tại Huyện Vị Xuyên - Tỉnh Hà Giang Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số ở Sa Pa theo hướng phát triển bền vững Văn hóa, Xã hội 1
D Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón vi sinh đến sinh trưởng và phát triển của măng tây xanh trồng tại Thái Nguyên Nông Lâm Thủy sản 0
D Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua dạy học lĩnh vực khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở Luận văn Sư phạm 0
A Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và protein thô trên sự sinh trưởng phát dục và tỷ lệ đẻ của gà nòi ở đồng bằng sông cửu long Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top