tctuvan

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Như chúng ta đã biết, thuế luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi Nhà
nước. Thuế là một công cụ tài chính quan trọng không chỉ thể hiện ở việc tạo nguồn
thu chủ yếu cho ngân sách Nhà nước, mà thuế còn là một công cụ hữu hiệu để Nhà
nước tiến hành điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế góp phần điều hoà thu nhập, thực hiện
công bằng xã hội trong phân phối. Tuy nhiên, đặc điểm của thuế là không hoàn trả
trực tiếp, sự chuyển giao thu nhập thông qua thuế không mang tính chất đối giá. Vì
vậy, một số tổ chức, cá nhân vẫn còn tâm lý muốn chậm chễ, chiếm dụng tiền thuế
làm phát sinh số thuế nợ đọng. Ngoài ra, một số ĐTNT do khó khăn về tài chính,
những rủi ro hay sự cố bất thường gây ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế cũng làm
phát sinh nợ đọng thuế. Nợ đọng thuế là hiện tượng phổ biến và luôn gắn liền với
việc thực hiện nghĩa vụ thuế.
Nợ đọng thuế là phổ biến, song nếu như số nợ đọng thuế là lớn và thường
xuyên thì sẽ có tác động không nhỏ tới việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước, làm giảm vai trò của đất nước trong việc động viên nguồn thu
cho NSNN. Nợ thuế cao cũng sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả, hiệu lực của chính sách
cũng như công tác quản lý của CQT. Do vậy, việc đẩy mạnh công tác quản lý nợ
thuế, hạn chế đến mức thấp nhất nợ đọng thuế là một trong những mục đích quan
trọng của ngành thuế.
Quản lý nợ thuế là một khâu quan trọng trong hệ thống quản lý thuế, là một
trong những chức năng chính của mô hình quản lý thuế theo chức năng trong cơ chế
tự khai - tự nộp. Quản lý được nợ đọng và kết quả đem lại từ việc đôn đốc thu nợ và
cưỡng chế thuế là một trong những thước đo cơ bản để đánh giá chất lượng và hiệu
quả công tác quản lý thuế.
Việc triển khai thực hiện Luật quản lý thuế đã tạo cơ sở pháp lý để đổi mới
công tác quản lý nợ thuế; ngược lại việc quản lý nợ đọng tốt lại có tác động to lớn
với công tác quản lý thuế nói chung, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cả từ phía ĐTNT
và CQT.
Do đó, việc tăng cường công tác quản lý nợ thuế có ý nghĩa vô cùng quan
trọng không chỉ với việc giảm số thuế nợ đọng, tăng thu cho NSNN mà còn có ý
nghĩa quan trọng trong công tác quản lý thuế nói chung.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý nợ thuế nên tui đã lựa
chọn nghiên cứu đề tài “Tăng cường Quản lý nợ thuế trên địa bàn thành phố Hà
Nội”.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua, ở nước ta đã có một số đề tài khoa học, luận văn và cả
công trình nghiên cứu của một số tác giả đề cập đến vấn đề này ở nhiều khía cạnh
và phạm vi khác nhau. Tuy nhiên các đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý
nợ thuế, quy trình quản lý nợ thuế nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào đồng
cấp nghiên cứu tăng cường quản lý nợ thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chính vì
vậy trên cơ sở nghiên cứu, phân tích làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn công
tác quản lý nợ thuế tại Cục thuế TP Hà Nội, luận văn tập trung và nghiên cứu các
vấn đề: lý luận cơ bản về quản lý nợ ; Phân tích thực trạng về hoạt động quản lý nợ
thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội; Đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới và tăng
cường hoạt động quản lý nợ thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là đề xuất những giải pháp nhằm đổi mới và hoàn
thiện hoạt động quản lý nợ thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
Vận dụng lý luận về thuế, quản lý nợ thuế để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt
động quản lý nợ thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ:
Phân tích thực trạng công tác quản lý nợ tại Cục thuế TP Hà Nội, những mặt
tích cực cũng như những hạn chế trong công tác quản lý nợ, cưỡng chế thuế tại Cục
thuế TP Hà Nội thời gian qua, phân tích, đánh giá nguyên nhân của những tồn tại,
hạn chế đó.
Trên cơ sở những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân cụ thể của nó để đề xuất
những định hướng, giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý nợ thuế tại
Cục thuế TP Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung đi sâu vào các vấn đề lý luận và thực trạng công tác quản lý
nợ thuế đối với các ĐTNT tại Cục thuế TP Hà Nội.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài không bao gồm công tác quản lý nợ thuế tại
các Chi cục thuế trực thuộc Cục thuế TP Hà Nội.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như: phương pháp
phân tích, phương pháp biện chứng duy vật phương pháp hệ thống hóa, phương pháp
thống kê, phương pháp so sánh và phương pháp luận giải, phương pháp thực nghiệm,
phương pháp diễn giải và quy nạp...
Đề tài đã khảo sát, đánh giá thực trạng nợ thuế và công tác quản lý nợ thuế
tại Cục thuế TP Hà Nội, chỉ ra những thành tích đã đạt được và những tồn tại, hạn
chế, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nợ thuế tại Cục
thuế TP Hà Nội thời gian qua. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp nhằm tăng
cường hơn nữa công tác quản lý nợ thuế tại địa bàn Hà Nội.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Góp phần hệ thống hóa và làm rõ lý luận về thuế và quản lý nợ thuế, vai trò
của quản lý nợ thuế đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nợ thuế, chỉ ra được những kết quả
đạt được, hạn chế và nguyên nhân của nó trong công tác quản lý thu thuế trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm tăng cường hoạt động quản lý nợ
thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D xử lý tình huống tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch Văn hóa, Xã hội 0
T Tổ chức hạch toán tiền lương, và các khoản trích theo lương, các biện pháp tăng cường công tác quản Luận văn Kinh tế 0
L Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Hải Phòng Luận văn Kinh tế 0
N Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Tập đoàn Bưu chín Luận văn Kinh tế 0
T Tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng lao động trong các doanh nghiệp nước ta hiện nay Luận văn Kinh tế 0
P Một số giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý đầu tư ở PVFC Luận văn Kinh tế 0
T Tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế Thị xã Cao Bằng Luận văn Kinh tế 0
J Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang Luận văn Kinh tế 0
M Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản lý chi phí Luận văn Kinh tế 0
B Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh ngh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top