Link tải luận văn miễn phí cho ae
Trình bày cơ sở lý luận và pháp lý của nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự ở Hiến pháp 1992 (được sửa đổi 2002) và Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Giới thiệu nội dung nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự: các cơ quan tiến hành tố tụng phải hoạt động trên cơ sở của Bộ luật tố tụng hình sự 2003; người tiến hành tố tụng phải thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình theo pháp luật tố tụng hình sự và những điều cán bộ công chức không được làm; hoạt động tố tụng hình sự của người tham gia tố tụng phải được bảo đảm theo quy định của pháp luật. Phân tích ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự và thực tiễn chấp hành nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự. Kiến nghị một số biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật tố tụng hình sự: xác định rõ chức năng, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức của các cơ quan tiến hành tố tụng, nâng cao quyền tự do, dân chủ của người tham gia tố tụng, quy định chặt chẽ và chi tiết hơn các biện pháp cưỡng chế, phân định trách nhiệm bồi thường thiệt hại giữa các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự
Luận văn ThS. Luật hình sự -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Bất cứ một ngành luật hay một ngành khoa học pháp lý nào khác đều
có những phương châm, định hướng làm nền tảng cho hoạt động nghiên cứu
và áp dụng pháp luật trong thực tiễn. Những phương châm, định hướng đó
được gọi là nguyên tắc. Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa là
nguyên tắc mang tính chất quyết định, quan trọng cho hoạt động của các chủ
thể bao gồm Nhà nước và công dân. Đặc biệt, trong giai đoạn xây dựng Nhà
nước pháp quyền thì đòi hỏi tính tối thượng của pháp luật và chịu sự phục
tùng pháp luật một cách triệt để là không thể thiếu.
Trong những năm trước, chúng ta thường quan niệm rằng Nhà nước có
quyền còn công dân có nghĩa vụ cho nên mối quan hệ giữa Nhà nước và cá
nhân không mang tính bình đẳng và trở thành sự áp đặt chủ quan của Nhà
nước lên các quan hệ xã hội. Vì thế, cùng với sự phát triển của xã hội cũng
như sự nhận thức ngày càng cao của người dân mà đòi hỏi Nhà nước cũng
phải có trách nhiệm đối với hành vi của mình. Trong lĩnh vực Tư pháp, Nghị
quyết 49 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020,
Nghị quyết 388 của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội về bồi thường thiệt hại đối
với các trường hợp oan sai do cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố
tụng có thẩm quyền gây nên...đặt ra yêu cầu hoạt động tố tụng hình sự phải
được tiến hành một cách thận trọng và đúng đắn trên cơ sở thẩm quyền được
phân định rạch ròi giữa các cơ quan cũng như nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của
người tiến hành tố tụng. Hơn nữa, việc hoàn thiện Bộ Luật Tố tụng hình sự
năm 2003 là cần thiết vì trên thực tế đã phát sinh rất nhiều lỗ hổng làm lối
thoát cho các vi phạm pháp luật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc bảo đảm
tuân thủ tuyệt đối pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự nói riêng và hoạt
động của Nhà nước nói chung. Nguyên tắc bảo đảm pháp chế là nguyên tắc cơ bản nhất trong hệ thống
pháp luật nói chung và Luật tố tụng hình sự nói riêng, vì thế nó phải không
ngừng được hoàn thiện và phát triển sao cho tuyệt đối mọi chủ thể phải tôn
trọng và thi hành theo pháp luật. Đây không phải là một nguyên tắc mới
nhưng nó mang tính thời sự, là cái cần hướng tới cả hiện tại và tương lai trong
hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Về phương diện thực tiễn nghiên cứu nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã
hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự cũng xuất phát từ những mục đích nhất
định. Thứ nhất, yêu cầu của hoạt động tố tụng hình sự phải được tiến hành
đúng theo các quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, của
tổ chức và những người tham gia tố tụng khác. Hoạt động tố tụng hình sự ảnh
hưởng nghiêm trọng đến danh dự, lợi ích, nhân phẩm của các chủ thể cho nên
nếu tiến hành sơ sài, trái pháp luật sẽ dẫn đến hậu quả khó lường. Bảo vệ
quyền lợi của các chủ thể cũng chính là bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp luật.
Thứ hai, nguyên tắc bảo đảm pháp chế là chuẩn mực đánh giá tính đúng sai
trong hoạt động tố tụng hình sự. Kết quả hoạt động tố tụng hình sự của cơ
quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng thể hiện ở việc có thực hiện
đúng các quy định của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự trong
quá trình giải quyết vụ án hay không? Giá trị đích thực của tố tụng đạt được
khi đảm bảo tính pháp lý tối cao của hoạt động tố tụng, tức là hoạt động đó
trong khuôn khổ pháp luật. Thứ ba, nguyên tắc pháp chế còn cần nghiên cứu
ở chỗ: Hoạt động tố tụng hình sự hiện nay oan sai gia tăng, thủ tục tố tụng bị
vi phạm nghiêm trọng. Hơn nữa, xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế,
hợp tác chống tội phạm đặt ra yêu cầu cần sửa đổi hệ thống pháp luật tố tụng
hình sự phù hợp với tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, trong đó pháp
luật và nhân quyền cần được coi trọng.
Xuất phát từ những cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn cho thấy tính cấp
thiết của đề tài được chọn để nghiên cứu cũng như để làm sáng tỏ nội dung
của nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động tố tụng
hình sự trên cơ sở quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Tìm hiểu các qui định cụ thể của pháp luật tố tụng hình sự có liên
quan đến bảo đảm pháp chế trong tố tụng hình sự, từ đó thấy được bản chất
của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự.
- Tìm hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo đảm pháp chế xã hội
chủ nghĩa trong tố tụng hình sự đối với việc xây dựng và áp dụng pháp luật
trong thực tiễn.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ luật học, nguyên tắc bảo đảm pháp
chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự được nghiên cứu trong phạm vi
sau:
- Nghiên cứu vấn đề tuân theo pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng,
người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ
án hình sự.
- Phân tích thực trạng tuân thủ pháp chế của các chủ thể, từ đó đưa ra
các biện pháp bảo đảm pháp chế được thực hiện một cách triệt để đối với mọi
giai đoạn và mọi chủ thể trong tố tụng hình sự.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa
Mác- Lênin.
- Quan điểm, lý luận của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước và pháp
luật trong nền kinh tế thị trường và trong thời kỳ xây dựng Nhà nước pháp
quyền.
- Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh, dẫn chiếu để
luận giải, chứng minh cho các nhận xét, đánh giá và các phương pháp khác.
5. Điểm mới về mặt khoa học.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

kths32

New Member
Re: Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự : Luận văn ThS. Luật: 60 38 40

Link hỏng bạn ah! AD cho mình xin link nhé! Thanks bạn
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nguyên tắc quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự Luận văn Luật 0
H Nghiên cứu tìm hiểu nguyên tắc, kỹ thuật xác thực và bảo mật thông tin trên mạng VPN Luận văn Kinh tế 0
B Tầm quan trọng của nguyên tắc: “Bảo đảm cung cấp thông tin qua lại đầy đủ và kịp thời, trung thực và Luận văn Kinh tế 0
D Tầm quan trọng của nguyên tắc: Bảo đảm cung cấp thông tin qua lại đầy đủ và kịp thời, trung thực và Luận văn Kinh tế 0
N Nguyên tắc ứng xử ngoại giao của Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việ Văn hóa, Xã hội 0
M Nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân trong Luật Tố tụng h Luận văn Luật 0
T Nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan t Luận văn Luật 0
N Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án trong luật tố tụng hình sự - những vấn đề lý luận và Luận văn Luật 2
L Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo : Luận văn ThS. Luật: 60 38 4 Luận văn Luật 0
A Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn theo Luật Hôn nhân gia Luận văn Luật 3

Các chủ đề có liên quan khác

Top