Link tải luận văn miễn phí cho ae

Luận văn ThS. Luật dân sự -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về bản chất, đặc điểm của bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trong pháp luật dân sự. Nghiên cứu mối quan hệ của bảo lãnh với các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự khác (cầm cố; thế chấp; tín chấp), từ đó chỉ ra những điểm ưu viện của bảo lãnh. Phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn hoạt động bảo lãnh và những yêu cầu đặt ra đối với các quy định của pháp luật về bảo lãnh. Từ đó kiến nghị sửa đổi, hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo lãnh
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Giao dịch dân sự là một trong những cách hữu hiệu cho cá nhân,
pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xác lập và thực hiện các quyền, nghĩa vụ
dân sự nhằm thỏa mãn các nhu cầu trong sinh hoạt, tiêu dùng và trong sản
xuất, kinh doanh. Để cho các giao dịch này ngày càng phát triển về số lượng
cũng như giá trị của giao dịch, đặc biệt nhằm đảm bảo an toàn cho các giao
dịch, Bộ luật dân sự (sau đây viết tắt là BLDS) đã quy định rất nhiều biện
pháp bảo đảm, trong đó có biện pháp bảo lãnh.
Trong phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 -
2010 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định, nhiệm vụ
trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội là phát triển thị trường
tiền tệ, hiện đại hóa và đa dạng hóa các hình thức hoạt động [1, tr.141]. Để
thực hiện thắng lợi mục tiêu này, bên cạnh những việc làm thiết thực khác,
việc nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự nói chung, đặc biệt là
các quy định về biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự nói riêng là một yêu cầu
cấp thiết trong giai đoạt phát triển kinh tế hiện nay.
Như chúng ta đã biết, số lượng các giao dịch dân sự sẽ tăng, tỷ lệ thuận với
sự phát triển của nền kinh tế, và ngược lại, muốn phát triển kinh tế thì phải
xây dựng chính sách, hệ thống pháp luật thuận tiện nhất cho việc xác lập, thực
hiện các giao dịch. Tuy nhiên, nếu chỉ chú trọng đến việc phát triển số lượng
giao dịch mà không quan tâm đến chất lượng, đặc biệt là hệ số an toàn của
các giao dịch đó thì sự phát triển đó là không bền vững, hệ số rủi ro cao cho
nền kinh tế. Điều này đã từng xẩy ra đối với một số nền kinh tế lớn trên thế
giới. Năm 2007, thế giới đã chứng kiến cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp
bất động sản dưới chuẩn (subprime mortgage crissis), làm rối loạn hệ thống
tài chính ở Mỹ. Cuộc khủng hoảng này có nguyên nhân từ sự xẹp hơi của
bong bóng thị trường nhà đất. Từ năm 2001, thị trường nhà ở của Mỹ được
đẩy giá lên rất cao. Người Mỹ tích cực đi vay để mua nhà, bất chấp lãi suất
cũng theo đà tăng cao. Khi thị trường nhà đất quay về giá trị thực của nó,
bong bóng nhà xẹp hơi, các cá nhân gặp khó khăn trong việc trả nợ. Nhiều tổ
chức tín dụng cho vay mua nhà gặp khó khăn vì không thu hồi được nợ. Một
số tổ chức tín dụng ở Mỹ phải tuyên bố phá sản, số khác thì rơi vào tình trạng
cổ phiếu bị mất giá. Từ Mỹ, rối loạn này lan sang các nước khác, và đang trở
thành một hiện tượng toàn cầu. Ở Việt Nam, cuối năm 2007 chúng ta cũng đã
chứng kiến hiện tượng giá nhà đất được thổi lên cao, thị trường chứng khoán
hoạt động sôi nổi. Ngay sau đó, phát hiện thấy những dấu hiệu thiếu lành
mạnh từ thị trường nhà đất, thị trường chứng khoán, Ngân hàng trung ương đã
có những quy định nhằm thiết chặt hoạt động cho vay để đầu tư cổ phiếu, đầu
tư bất động sản. Và kể từ khi đó, chúng ta đã chứng kiến sự tuột dốc ghê gớm
của hai thị trường này.
Xuất phát từ vai trò vô cùng quan trọng của các biện pháp bảo đảm cho
nghĩa vụ dân sự như đã nêu trên, pháp luật dân sự Việt Nam đã có những quy
định cho lĩnh lực này. Tuy nhiên, trước năm 1990, nền kinh tế của chúng ta
hoạt động theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, các giao dịch kinh doanh
thương mại không phát sinh nhiều, hệ thống các ngân hàng thương mại chưa
được hình thành. Do vậy, hoạt động bảo lãnh cũng chưa phát triển và điều này
kéo theo hệ quả là các quy định của pháp luật về hoạt động bảo lãnh cũng còn
khá đơn điệu. Từ sau năm 1990, cùng với chủ trương của Đảng, Nhà nước về
việc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang
cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các giao dịch dân sự trong đời
sống nhân dân phát sinh ngày càng nhiều, hệ thống ngân hàng thương mại đã
thực sự là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, nhu cầu bảo đảm cho các giao

dịch cũng ngày càng tăng theo, nghiệp vụ bảo lãnh của các tổ chức tín dụng
hoạt động ngày càng chuyên nghiệp.
Với mục tiêu ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, đưa
Việt Nam trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Các doanh nghiệp
của Việt Nam ngày càng nỗ lực, không ngừng mở rộng các lĩnh vực hoạt
động của mình và hội nhập với nền kinh tế thế giới nhằm thu hút vốn, công
nghệ và trình độ khoa học tiên tiến của nước ngoài, ký kết, thực hiện các hợp
đồng kinh tế. Trong qúa trình hoạt động, yếu tố rủi ro luôn tiềm ẩn đặc biệt
khó lường trong giai đoạn phát triển hiện nay, điều này đã trực tiếp, hay gián
tiếp đe dọa hoạt động của các doanh nghiệp. Để hạn chế thiệt hại cho các chủ
thể tham gia, các đối tác nước ngoài thường thỏa thuận các biện pháp bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ, và bảo lãnh ngân hàng đang ngày càng được ưa
chuộng.
Với dân số đông, lực lượng lao động trẻ, Việt Nam đang nổi lên như một
quốc gia có thế mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Khi đưa người lao
động Việt Nam sang làm việc ở một nước khác, doanh nghiệp xuất khẩu lao
động đã phải cam kết với doanh nghiệp nước sở tại về việc sẽ đưa người lao
động trở về khi hết thời hạn lao động, bồi hoàn những thiệt hại phát sinh từ
việc vi phạm của người lao động, tức là hệ số rủi ro cho doanh nghiệp xuất
khẩu lao động là rất lớn. Vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu lao động đã chọn
biện pháp bảo lãnh để đảm bảo cho nghĩa vụ của người lao động, và bảo lãnh
cho việc đi lao động ở nước ngoài của người thân trở nên phổ biến trong thời
gian vừa qua.
Để điều chỉnh chung cho hoạt động bảo lãnh, BLDS đã có những quy định
khung. Đối với từng lĩnh vực cụ thể, pháp luật chuyên ngành đều có những
quy định chi tiết, như Luật các Tổ chức tín dụng; một số các văn bản của
Ngân hàng nhà nước; Thông tư liên tịch của Bộ Lao động - Thương binh và

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

giang1977

Member
Re: Bảo lãnh trong pháp luật dân sự Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 30

Chào Admin! Thank bạn đã giúp đỡ tui download tài liệu trên trang ket-noi.com.
tui muốn nói với bạn là hâu như tất cả các link có file đuôi .dpf đều không thể download được.
Rất mong sửa các link này nhé, chúc bạn khỏe và hành phúc.
 

daigai

Well-Known Member
Re: Bảo lãnh trong pháp luật dân sự Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 30

bác tải nhiều tài liệu về làm gì vậy?
 

giang1977

Member
Re: Bảo lãnh trong pháp luật dân sự Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 30

Minh đang nghiên cứu trong lĩnh vực luật, liên quan rất nhiều linh vực, nên tải nhiều tài liệu. Thank bạn rất nhiều, chúc bạn khỏe và hạnh phúc!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Biện pháp bảo đảm bằng thế chấp, bảo lãnh bằng bất động sản trong ngân hàng nông nghiệp và phát triể Luận văn Kinh tế 0
T Hoạt động bảo lãnh trong ngoại thương tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
N Nguyên tắc ứng xử ngoại giao của Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việ Văn hóa, Xã hội 0
N Pháp luật về bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng ngoại thương tại Việt Nam. Luận v Luận văn Luật 0
N Pháp luật về bảo lãnh ngân hàng trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam : Luận v Luận văn Luật 0
H Bảo lãnh trong quan hệ vay tiền ở các tổ chức tín dụng : Luận văn ThS. Luật: 60 38 30 Luận văn Luật 0
N Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản trong cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền 1945-1946 Tài liệu chưa phân loại 0
A Công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong bảo lãnh tại Ngân hàng MB Tài liệu chưa phân loại 3
X Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong bảo lãnh tại Ngân hàng TMCT Ngoài quốc do Tài liệu chưa phân loại 0
O Tiểu luận: Cách thức yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong bảo lãnh ngân hàngl Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top