osakaa5

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Luât kinh tế -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về tranh chấp lao động, giải quyết tranh chấp lao động và pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động là cơ sở cho việc ban hành pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động của hai nước Việt Nam và Trung Quốc. So sánh các quy định pháp luật về tranh chấp lao động của Việt Nam và Trung Quốc để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt. Tìm hiểu những kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc ban hành và thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động, từ đó xem xét khả năng vận dụng những kinh nghiệm của Trung Quốc vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 4
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài 5
7. Bố cục của luận văn 6
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
7
1.1. Những vấn đề lý luận về tranh chấp lao động 7
1.1.1. Khái niệm tranh chấp lao động 7
1.1.2. Đặc điểm của tranh chấp lao động 10
1.1.3. Phân loại tranh chấp lao động 11
1.2. Những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp lao động 13
1.2.1. Vai trò của việc giải quyết tranh chấp lao động 13
1.2.2. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động 15
1.2.3. Các cách giải quyết tranh chấp lao động 16
1.3. Những vấn đề chung về pháp luật giải quyết tranh chấp lao
động của Việt Nam và Trung Quốc
23
1.3.1. Vài nét về pháp luật lao động và hệ thống các quy định giải quyết
tranh chấp lao động của Trung Quốc
23
1.3.2. Các yếu tố chi phối đến pháp luật về giải quyết tranh chấp lao
động của Việt Nam và Trung Quốc
27
1.3.3. Sự cần thiết của việc điều chỉnh pháp luật đối với tranh chấp lao động
và giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam và Trung Quốc
33
1.3.4. Những nội dung cơ bản được điều chỉnh bởi pháp luật lao động
trong việc giải quyết tranh chấp ở Việt Nam và Trung Quốc
35
1.4. Sự cần thiết của việc nghiên cứu pháp luật về giải quyết tranh
chấp lao động của Trung Quốc
37
CHƢƠNG 2:: PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC
42
2.1. Các quy định về giải quyết tranh chấp lao động bằng phƣơng
thức thƣơng lƣợng theo pháp luật Việt Nam và Trung Quốc
42
2.2. Các quy định về giải quyết tranh chấp lao động bằng phƣơng
thức hoà giải theo pháp luật Việt Nam và Trung Quốc
47
2.3. Các quy định về giải quyết tranh chấp lao động bằng phƣơng
thức trọng tài theo pháp luật Việt Nam và Trung Quốc
54
2.4. Các quy định về giải quyết tranh chấp lao động bằng phƣơng
thức xét xử tại toà án theo pháp luật Việt Nam và Trung Quốc
65
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO
ĐỘNG TRÊN CƠ SỞ VẬN DỤNG MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỦA
TRUNG QUỐC
74
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh
chấp lao động ở Việt Nam
74
3.2. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao
động của Việt Nam
82
3.3. Vận dụng kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc hoàn thiện
pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động của Việt Nam
trong điều kiện nƣớc ta hiện nay
85
KẾT LUẬN 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền
kinh tế thị trường ở Việt Nam đã làm ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ lao động
trong các doanh nghiệp. Tại đó, quyền và nghĩa vụ của người lao động và
người sử dụng lao động không còn bị điều chỉnh bằng các biện pháp can thiệp
hành chính như trước đây mà hoàn toàn do các bên tự thỏa thuận dựa trên
những quy định có tính chất định khung của pháp luật lao động. Tuy nhiên,
chính bị chi phối bởi các quy luật khách quan của kinh tế thị trường nên mâu
thuẫn về quyền và lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động
ngày càng thể hiện rõ nét, biểu hiện qua việc tranh chấp lao động liên tục gia
tăng. Tính phức tạp của các tranh chấp lao động ngày càng cao, trong đó có
nhiều vụ tranh chấp lao động đã chuyển thành đình công.
Để điều chỉnh các quan hệ lao động và những tranh chấp phát sinh từ
quan hệ đó, ngày 23/06/1994 Quốc hội đã thông qua Bộ luật lao động. Tuy
nhiên, trong quá trình thực hiện, các quy định của Bộ luật lao động đã bộc lộ
nhiều điểm bất cập, chưa thực sự phù hợp với thực tiễn. Cho đến nay, Bộ luật
lao động đã được Quốc hội sửa đổi, bổ sung năm 2002, năm 2006 và năm
2007. Nhưng trên thực tế, Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành
các quy định về tranh chấp lao động vẫn chưa kịp thời đáp ứng yêu cầu giải
quyết tranh chấp lao động trong các doanh nghiệp, số lượng các vụ tranh
chấp lao động và đình công vẫn tiếp tục gia tăng và ngày càng có xu hướng
phức tạp.
Thực trạng trên đòi hỏi Nhà nước ta cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn
thiện các quy định pháp luật về tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp
lao động nhằm tạo khung pháp lý cho việc ngăn ngừa, hạn chế và giải quyết
một cách có hiệu quả các tranh chấp lao động và đình công, góp phần đảm
bảo sự phát triển bình ổn, hài hòa các quan hệ lao động trong bối cảnh kinh tế
thị trường và hội nhập kinh tế thế giới. Đồng thời nhanh chóng kiện toàn hệ
thống các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động. Để
đạt mục tiêu đó, điều kiện tiên quyết là phải có hệ thống pháp luật quy định về
tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động hoàn chỉnh, phù hợp và
có tính khả thi trong thực tiễn. Bên cạnh đó, các nhà lập pháp Việt Nam cần
phải có hướng nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc các quy định của pháp luật về
giải quyết tranh chấp lao động của các quốc gia có nền lập pháp phát triển
trong khu vực nói riêng và trên toàn thế giới nói chung nhằm vận dụng linh
hoạt trong quá trình hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
Trong số các quốc gia có nền lập pháp tiên tiến, Trung Quốc là quốc gia
được hầu hết các nhà nghiên cứu lập pháp Việt Nam lựa chọn và tìm hiểu.
Một trong những lý do cơ bản để lựa chọn Trung Quốc là do đất nước này có
nhiều điểm tương đồng về địa lý, kinh tế, chính trị xã hội với Việt Nam.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc ban hành và áp
dụng pháp luật khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.
Thông qua việc so sánh hai hệ thống pháp luật Việt Nam và Trung Quốc
trong việc điều chỉnh tranh chấp lao động, tui muốn tìm hiểu những kinh
nghiệm của Trung Quốc để có thêm thông tin làm cơ sở đề xuất giải pháp
hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động, đặc biệt là phục vụ
cho công cuộc sửa đổi, bổ sung toàn diện Bộ luật lao động vào năm 2010.
Đó cũng chính là lý do để tui lựa chọn đề tài nghiên cứu: “So sánh pháp
luật Việt Nam và Trung Quốc về giải quyết tranh chấp lao động” làm luận
văn thạc sỹ.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


 

wicket

Member
Re: So sánh pháp luật Việt Nam và Trung Quốc về giải quyết tranh chấp lao động : Luận văn ThS. Luật: 60 38 50

Bạn ơi, post lại giúp mình tài liệu với, link không tải được. Thank bạn!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T So sánh hệ thống pháp luật lao động Việt Nam với các công ước của ilo liên quan đến vấn đề lao động Luận văn Kinh tế 0
D So sánh Pháp luật La Mã và Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 về Các quy định chung trong phần Nghĩa vụ Luận văn Luật 0
M Phân tích diễn ngôn văn bản luật pháp tiếng Việt so sánh với tiếng Anh và ứng dụng trong dịch văn bả Luận văn Sư phạm 0
D So sánh giữa 2 loại văn bản: văn bản áp dụng pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật Luận văn Luật 0
T Khảo sát đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế của Trung Quốc (Có so sánh với v Văn hóa, Xã hội 0
D So sánh pháp luật của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về bảo hộ Luận văn Luật 0
W Nghiên cứu so sánh quản lý công ty cổ phần theo pháp luật CHXHCN Việt Nam và pháp luật CHND Trung Ho Luận văn Luật 2
B Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam: phân tích so sánh: Luận văn ThS. Luận văn Luật 0
W Bảo hiểm thân tàu trong thương mại hàng hải so sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước trên Luận văn Luật 0
Q Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật nướ Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top