Trevian

New Member
Download miễn phí Đề tài Hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề an ninh quốc gia



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ
I. Những vấn đề chung về hội nhập kinh tế quốc tế
II. Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan
III. Việt Nam với hội nhập kinh tế quốc tế - Những thành tựu và hạn chế
Chương II: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VỚI VẤN ĐỀ AN NINH QUỐC GIA
I. Những tác động tích cực của hội nhập kinh tế đến an ninh quốc gia Việt Nam
II. Những thách thức về an ninh quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
1. Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế tạo môi trường thuận lợi cho chủ nghĩa đế quốc và các nước thế lực thù địch thực hiện chiến lược "diễn biến hoà bình" bạo loạn lật đổ chống phá cách mạng nước ta.
2. Hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng cạnh tranh quyết liệt hơn, an ninh kinh tế bị đe doạ.
3. Hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng sự lệ thuộc nền kinh tế nước ta vào nền kinh tế thế giới. Độc lập tự chủ và định hướng XHCN nền kinh tế sẽ đứng trước thách thức lớn.
III. Một số quan điểm và giải pháp cơ bản
1. Những quan điểm cơ bản.
2. Những giải pháp cơ bản.
KẾT LUẬN


Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 160 nước năm 1990 xuất khẩu mới đạt 2,404 tỷ USD, đến năm 2000 đạt gần 15 tỷ USD. Nhờ đó mà sản xuất trong nước phát triển, mở rộng được nhiều ngành nghề mới, tạo thêm được nhiều việc làm cho người lao động.
Thông qua hội nhập các tổ chức kinh tế quốc tế và ký kết nhiều Hiệp định, song phương, đa phương và khu vực, chúng ta đã thu hút được nguồn vốn lớn từ đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tính đến hết năm 2000 đã có 66 nước và vùng lãnh thổ với nhiều tập đoàn, công ty đã đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Có 3265 dự án được cấp giấy phép, vốn đăng ký 38,6 tỷ USD và đã thực hiện được 15 tỷ USD. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài chiếm 30% vốn đầu tư toàn xã hội, đóng góp hơn 13,3% GDP, 6 - 7% thu ngân sách, chiếm 35% sản lượng công nghiệp, 23% kim ngạch xuất khẩu, thu hút 30 vạn lao động trực tiếp và hàng vạn lao động gián tiếp.
Nguồn viện trợ phát triển ngày càng tăng, đến nay tổng mức cam kết tài trợ cho Việt Nam là 13,04 tỷ USD, ta đã ký được 10 tỷ và giải ngân được 6 tỷ. Với việc khai thông quan hệ với IMF và WBđã tạo điều kiện cho Việt Nam đàm phán xoá, giảm nợ nước ngoài, từng bước cân đối thu chi ngân sách.
Cùng với việc thu hút vốn đầu tư, Việt Nam tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học - công nghệ mới, kỹ năng quản lý, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh theo yêu cầu của cơ chế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Quá trình hội nhập, Đảng, Nhà nước đã từng bước rút ra được những bài học kinh nghiệm bổ ích, tạo cơ sở cho sự điều chỉnh lộ trình, nội dung hội nhập thích hợp có hiệu quả kinh tế xã hội cao.
Tuy nhiên, đối với nước ta, hội nhập kinh tế toàn cầu còn là vấn đề hết sức mới mẻ, nên không tránh khỏi những hạn chế, thậm chí thua thiệt, có cái mất nhiều hơn được. Cụ thể là:
- Nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế của ta còn chậm chưa đầy đủ và chưa có sự nhất trí cao, nên có ảnh hưởng tới quá trình đề xuất chính sách và triển khai thực hiện. Không ít người cho rằng hội nhập là của Trung Ương, do đó, công tác chuẩn bị cho hội nhập ở các cấp, các ngành, các doanh nghiệp còn rất chậm.
- Trong quá trình hội nhập một số người chỉ nhấn mạnh thời cơ mà không thấy hết được những thách thức đặt ra về kinh tế, chính trị, xã hội quốc phòng an ninh. Nên họ chủ trương hội nhập mọi giá, thậm chí vô nguyên tắc. Ngược lại có một số lại run sợ trước những thách thức của hội nhập, muốn đóng cửa để giữ độc lập tự chủ. Những khuynh hướng sai lầm trên đã ảnh hưởng xấu, làm yếu đi sức mạnh của Việt Nam trong quá trình hội nhập.
- Cán bộ quản lý doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp Nhà nước còn mang nặng thói quen bao cấp, chưa nêu cao tính tự chủ, năng lực quản lý kinh tế và sự hiểu biết về kỹ thuật, công nghệ kém, nên đã gây thiệt hại không nhỏ trong liên doanh, liên kết. Nhiều xí nghiệp liên doanh thua lỗ, nhưng đó lại là "lỗ giả", "lãi thật". Để đối tác đầu tư vào công nghệ lạc hậu nhiều thế hệ, hiệu quả sản xuất thấp, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá trên thương trường quốc tế kém, làm mất đi những thị phần ngoài nước quan trọng.
- Trong quá trình hội nhập, chúng ta chưa lựa chọn kỹ các đối tác, hay chưa hiểu biết đầy đủ những thông tin của đối tác nước ngoài, nên nhiều dự án tính khả thi thấp, phải huỷ bỏ nửa chừng, gây thất thoát tài sản các doanh nghiệp và Nhà nước.
- Hệ thống luật pháp, chính sách quản lý kinh tế, thương mại, tài chính chưa hoàn chỉnh, còn nhiều kẽ hở để đối tác lợi dụng. Nhà nước chưa có cơ chế có hiệu lực nhằm kích thích các doanh nghiệp gắn sự tồn tại phát triển của mình với khả năng cạnh tranh trên thương trường quốc tế.
- Vấn đề an ninh quốc phòng chưa được quán triệt sâu sắc ở các cấp, các ngành trong quá trình hội nhập. Do đó, không ít doanh nghiệp và một số người trực tiếp làm công tác hợp tác kinh tế quốc tế chỉ chú ý đến lợi ích kinh tế, không đặt ra những yêu cầu quốc phòng an ninh, dẫn đến mất cảnh giác, để kẻ địch lợi dụng hội nhập tiến hành âm mưu "diễn biến hoà bình" chống phá cách mạng nước ta.
Tóm lại: Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế toàn cầu là xu thế khách quan của thời đại, đang tác động sâu sắc đến toàn bộ đời sống kinh tế chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc gia của mỗi nước. Trong xu thế chung đó, các nước công nghiệp phát triển trước hết là Mỹ, do có ưu thế về sức mạnh kinh tế và quân sự đã ra sức thao túng, chi phối kinh tế, chính trị thế giới, áp đặt điều kiện đối với các nước chậm phát triển hơn, thậm chí dùng những biện pháp thô bạo như bao vây, cấm vận, trừng phạt, can thiệp nội bộ các nước, làm thiệt hại lợi ích kinh tế, gây mất ổn định về chính trị của các nước đang phát triển và chậm phát triển. Do đó, trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, chúng ta không thể không chú ý đến vấn đề an ninh quốc gia, độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.
Chương II
Hội nhập kinh tế vớI vấn đề an ninh quốc gia
Thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ Chủ nghĩa tư bản lên Chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới. Đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc vẫn diễn ra gay gắt. Toàn cầu hoá kinh tế đang là xu thế khách quan lôi cuốn hàng trăm quốc gia dân tộc khác nhau về chế độ kinh tế xã hội, trình độ phát triển tham gia hội nhập nền kinh tế toàn cầu. Vì vậy quá trình tham gia hội nhập kinh tế, mỗi nước đều theo đuổi nhưng mục tiêu khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.
Các nước tư bản phát triển tham gia hội nhập không chỉ theo đuổi mục tiêu lợi nhuận thuần tuý mà còn tìm cách chi phối, khống chế thị trường, áp đặt chính trị, chuyển hoá nền kinh tế các nước đi theo quỹ đạo Tư bản chủ nghĩa.
Các nước kinh tế đang phát triển tham gia hội nhập để tận dụng cơ hội phát triển, thoát khỏi đói cùng kiệt lạc hậu. Đồng thời tập hợp lực lượng đấu tranh chống lại chính sách cửa quyền áp đặt của Mỹ để bảo vệ lợi ích của mình vì một trật tự kinh tế quốc tế bình đẳng công bằng.
Các nước xã hội chủ nghĩa chủ động hội nhập để tranh thủ những mặt có lợi trên thị trường thế giới, phát huy lợi thế, phục vụ mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn về kinh tế, rút ngắn, trình độ phát triển so với các nước phát triển trên thế giới.
Điều đó chứng tỏ xu thế hội nhập kinh tế phản ánh cục diện vừa đẩy mạnh hợp tác, vừa đấu tranh khốc liệt. Nó vừa có tác động tích cực và tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh tế chính trị xã hội, an ninh quốc gia của mỗi nước.
I Những tác động tích cực c

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Xây dựng văn hoá doanh nghiệp cho các doanh nghiệp việt nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế Văn hóa, Xã hội 0
D Slide hội nhập wto những tác động đối với nền kinh tế việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế Môn đại cương 0
D CƠ SỞ LÝ LUẬN NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Luận văn Kinh tế 0
D giải pháp thúc đẩy dịch vụ hỗ trợ vận tải biển việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 1
D Nghiên cứu xâm nhập mặn và đề xuất các giải pháp kiểm soát mặn phục vụ phát triển kinh tế xã hội cho Khoa học Tự nhiên 1
A Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - Hàn Quốc trong xu thế hội nhập hiện nay Luận văn Kinh tế 0
E Phát triển KTTN trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
N Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta Luận văn Kinh tế 0
T Đề án Trình bày phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt N Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top