25986_25986

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Phát triển du lịch biển đảo ở Vân Đồn, Quảng Ninh : Luận văn ThS. Du lịch
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2008
Chủ đề: Biển đảo Vân Đồn
Du lịch học
Phát triển Du lịch
Quảng Ninh
Miêu tả: 97 tr. + CD-ROM
Luận văn ThS. Du lịch học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008
Trình bày một số khái niệm về du lịch biển đảo. Phân tích hoạt động du lịch biển đảo ở Việt Nam nói chung và ở Quảng Ninh nói riêng để thấy rõ những thuận lợi và khó khăn của việc khai thác du lịch biển đảo. Phân tích điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật để đánh giá một cách tương đối đầy đủ tiềm năng du lịch của Vân Đồn. Nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch biển đảo tại địa bàn: công tác quản lý nhà nước về du lịch, sản phẩm du lịch, thị trường khách du lịch, doanh thu xã hội về du lịch. Đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch cho phát triển du lịch khu vực này như giải pháp về công tác quy hoạch, về phát triển sản phẩm du lịch, về đào tạo nhân lực, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững, về cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư, về xúc tiến quảng bá, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch, về công tác kiểm tra đánh giá, các giải pháp phối hợp liên ngành để phát triển du lịch
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................1
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DU LỊCH BIỂN ĐẢO ..............................................12
1.1. Một số khái niệm..................................................................................12
1.1.1. Biển .................................................................................................12
1.1.2. Đảo ..................................................................................................13
1.1.3. Du lịch biển đảo ..............................................................................15
1.2. Hoạt động du lịch biển đảo ở Việt Nam ............................................15
1.3. Hoạt động du lịch biển đảo ở Quảng Ninh........................................22
1.4. Thuận lợi và khó khăn của việc khai thác du lịch biển đảo ............26
1.4.1. Thuận lợi .........................................................................................26
1.4.2. Khó khăn .........................................................................................27
Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH BIỂN ĐẢO Ở VÂN ĐỒN,
QUẢNG NINH ....................................................................................................................29
2.1. Khái quát về Vân Đồn .........................................................................29
2.1.1.Vị trí địa lý .......................................................................................29
2.1.2. Dân số..............................................................................................30
2.1.3.Lịch sử..............................................................................................31
2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên.......................36
2.2.1. Địa hình ...........................................................................................36
2.2.2. Khí hậu ............................................................................................38
2.2.3. Thủy văn..........................................................................................41
2.2.4. Thế giới động thực vật ....................................................................45
2.3. Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn.................47
2.3.1.Tài nguyên du lịch vật thể................................................................48
2.3.2.Tài nguyên du lịch phi vật thể..........................................................54
2.4. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ...............592
2.4.1. Cơ sở hạ tầng...................................................................................59
2.4.2.Cơ sở vật chất kỹ thuật.....................................................................61
2.5. Công tác quản lý nhà nước về du lịch................................................69
2.6. Sản phẩm du lịch .................................................................................70
2.7. Thị trường khách du lịch ....................................................................74
2.7.1. Thị trường khách du lịch quốc tế ....................................................75
2.7.2.Thị trường khách du lịch nội địa......................................................76
2.8. Doanh thu xã hội về du lịch ................................................................78
2.9. Đánh giá chung ....................................................................................80
2.9.1. Ưu điểm...........................................................................................80
2.9.2. Hạn chế, tồn tại................................................................................81
2.9.3.Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại .........................................81
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO Ở VÂN ĐỒN,
QUẢNG NINH ....................................................................................................................84
3.1. Cơ sở đưa ra giải pháp ........................................................................84
3.1.1. Cơ sở pháp lý...................................................................................84
3.1.2.Quan điểm phát triển........................................................................85
3.1.3.Mục tiêu phát triển ...........................................................................86
3.1.4. Định hướng phát triển .....................................................................88
3.2. Các giải pháp........................................................................................91
3.2.1.Về công tác quy hoạch .....................................................................91
3.2.2. Về phát triển sản phẩm du lịch........................................................92
3.2.3. Về đào tạo nhân lực.........................................................................95
3.2.4. Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và phát triển
du lịch bền vững........................................................................................98
3.2.5. Về cơ chế, chính sách, thu hút vốn đầu tư ......................................99
3.2.6. Về xúc tiến quảng bá.....................................................................101
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
3.2.7. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch 103
3.2.8. Về công tác kiểm tra đánh giá.......................................................103
3.2.9. Về các giải pháp phối hợp liên ngành để phát triển du lịch..........104
3.3. Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước và với các
doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện Vân Đồn..........105
3.3.1.Kiến nghị đối với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ......................105
3.3.2. Kiến nghị đối với tỉnh Quảng Ninh...............................................105
3.3.3.Kiến nghị đối với huyện Vân Đồn .................................................106
3.3.4.Kiến nghị với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn..106
KẾT LUẬN........................................................................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................109
PHỤ LỤC...........................................................................................................................115
lớn là các công ty liên doanh như công ty cổ phần công nghệ Việt – Mỹ, công
ty cổ phần Vân Hải, công ty cổ phần Viglacera… và một số các doanh nghiệp
tư nhân có vốn đầu tư lớn như công ty hợp lực Mai Quyền, công ty Quang
Vinh… ở đây các doanh nghiệp đã chú ý hơn trong việc tuyển chọn lao động
và đưa lao động đi học thêm nghiệp vụ tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài
tỉnh nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng phục vụ đáp ứng được nhu cầu ngày
càng cao của du khách.
Ngoài ra một số lao động là nhà quản lý, người dân địa phương cũng
được đào tạo kiến thức về du lịch sinh thái và nghiệp vụ hướng dẫn thông qua
chương trình tập huấn của Trung tâm vườn Quốc gia trực thuộc Hội khoa học
lâm nghiệp Việt Nam phối hợp với vườn Quốc gia Bái Tử Long nhằm tăng
cường sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch và bảo vệ
môi trường tại xã Minh Châu. Qua các chương trình này đã mở ra hướng đi
mới cho người dân trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái góp
phần giải quyết công ăn việc làm tạo thu nhập, nâng cao ý thức trong việc bảo
vệ môi trường bảo tồn và phát huy giá trị củaVườn quốc gia Bái Tử Long
cũng như nâng cao hiểu biết của du khách về môi trường.
Tuy nhiên, vẫn còn lại một số lượng lớn các lao động trong ngành
chưa qua đào tạo chuyên môn (66,6%). Có rất nhiều nguyên nhân nhưng
nguyên nhân chủ yếu là do đặc điểm của khu vực Vân Đồn có rất nhiều đảo
nằm cách xa với đất liền nên các điều kiện phát triển trình độ học vấn còn
nhiều khó khăn, bên cạnh đó do đặc điểm dân cư sống trên các đảo chủ yếu
gắn bó với nghề đi biển và các hoạt động nông nghiệp khác nên điều kiện
học hành và mở mang kiến thức còn nhiều hạn chế nhất là các nghiệp vụ
chuyên môn và ngoại ngữ. Một nguyên nhân khách quan nữa có thể nhận
thấy ở đây do hoạt động du lịch mới phát triển, người dân địa phương nhận
thấy du lịch là hoạt động kinh doanh dễ kiếm được lợi nhuận nên có hướng
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ 21 là thế kỷ của kinh tế biển. Các quốc gia có biển trên thế giới
đã và đang xúc tiến xây dựng chiến lược cũng như các kế hoạch hành động
khai thác biển, khai thác vùng ven bờ và hải đảo một cách mạnh mẽ. Một số
quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Xingapo, Malaixia, Philipin nhiều năm
qua đã tích cực đẩy mạnh khai thác biển và ưu tiên trong đầu tư, đã có những
kế hoạch cụ thể trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội vùng ven biển và
hải đảo. Thực tế cho thấy các quốc gia này đã đạt được khá nhiều những
thành tựu trong lĩnh vực khai thác tài nguyên biển đảo phục vụ cho mục đích
phát triển kinh tế xã hội nói chung và du lịch nói riêng.
Trên phạm vi toàn thế giới, du lịch biển và hải đảo có vị trí đặc biệt
quan trọng trong hoạt động phát triển du lịch và các ngành kinh tế biển. Theo
thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới, hàng năm số lượng khách du lịch
quốc tế tham gia vào các hoạt động du lịch biển chiếm khoảng 80% tổng số
khách. Các nước có du lịch biển phát triển như Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha,
Italia... là những nước đứng đầu về lượng khách quốc tế. Mặt khác, do sự
phân bố về mặt địa lý kinh tế, phần lớn trung tâm công nghiệp, đô thị lớn ở
các nước đều tập trung ở vùng ven biển. Chính vì vậy, ngoài lượng khách
quốc tế, một lượng khách nội địa còn lớn hơn rất nhiều hàng năm được cuốn
hút vào hoạt động du lịch biển. Nhiều quốc gia như Maldies, Fiji, bang Hawai
(Hoa Kỳ), Queenland (úc)... từ lâu coi du lịch biển là ngành kinh tế chính.
Việt Nam có lợi thế lớn về tài nguyên cho phát triển du lịch biển đảo với
đường bờ biển dài 3260 km, 125 bãi tắm, gần 4000 hòn đảo lớn nhỏ, cùng ưu
thế của vùng biển nhiệt đới quanh năm nắng ấm, cát trắng, nước trong, đa dạng
sinh học cao, cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ, nền văn hoá lịch sử lâu đời giàu
bản sắc... Dọc chiều dài bờ biển, mỗi đơn vị lãnh thổ vừa có thế mạnh đặc thù
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
về tài nguyên vừa có khả năng liên kết tạo ra những sản phẩm du lịch biển hấp
dẫn, khả năng cạnh tranh cao.
Quảng Ninh, vùng đất địa đầu tổ quốc đã từ lâu được rất nhiều du
khách trong và ngoài nước biết đến với các địa danh nổi tiếng như vịnh Hạ
Long, vịnh Bái Tử Long, bãi tắm Trà Cổ, khu di tích lịch sử văn hóa Yên Tử,
chùa Quỳnh Lâm, đền Của Ông... Nhiều du khách mong muốn trong cuộc đời
một lần được đến với Quảng Ninh để thưởng thức thắng cảnh thiên nhiên và
những di sản lịch sử văn hóa mà bao thế hệ con người nơi đây tạo dựng nên.
Du lịch biển đảo từ lâu đã là thế mạnh của du lịch Quảng Ninh. Với
những lợi thế về tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên,
trong những năm qua ngành du lịch Quảng Ninh đã có sự phát triển nhanh
chóng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch không ngừng được hoàn thiện, các di
tích lịch sử và các thắng cảnh tự nhiên cũng được trùng tu, tôn tạo để khai
thác phục vụ du lịch. Năm 2007 Quảng Ninh đã đón tiếp và phục vụ hơn 800
ngàn lượt khách quốc tế và hơn 2 triệu lượt khách nội địa. Tổng doanh thu đạt
1,650,000 triệu đồng góp phần vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và
xóa đói giảm nghèo.
Tuy nhiên sự phát triển du lịch Quảng Ninh trong thời gian qua chưa
tương xứng với tiềm năng và những lợi thế, còn mang tính chất riêng lẻ chưa
tạo được sự gắn kết hữu cơ giữa các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch
với nhau. Du khách đến với Quảng Ninh hầu như chỉ đến với Hạ Long, trong
khi đó một số khu vực khác với tiềm năng du lịch hết sức phong phú với rừng,
biển, bãi tắm, hải đảo thì lại vẫn chưa được quan tâm đúng mực.
Nằm cách Hạ Long chưa đầy 40km Vân Đồn cũng được biết đến như
một trong những điểm du lịch biển hấp dẫn của Quảng Ninh, trong quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh 2000 – 2010 Vân Đồn được xác định8
là một trong bốn không gian phát triển du lịch trọng điểm1. Với tài nguyên du
lịch phong phú, lịch sử phát triển lâu đời Vân Đồn hội đủ điều kiện để phát
triển thành một trung tâm du lịch biển đảo với những sản phẩm du lịch hấp
dẫn đặc thù. Tuy nhiên trong nhiều năm qua số lượng du khách đến với Vân
Đồn chưa nhiều, doanh thu cũng không thực sự đáng kể. Với mong muốn góp
phần vào việc phát triển hơn nữa hoạt động du lịch ở Quảng Ninh nói chung
và Vân Đồn nói riêng tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển du lịch biển đảo
ở Vân Đồn, Quảng Ninh” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Du lịch học
của mình.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tài nguyên du lịch và thực trạng hoạt
động du lịch biển đảo ở Vân Đồn.
Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi biển đảo
(bao gồm khu vực ven biển và các đảo Cái Bầu, Ngọc Vừng, Quan Lạn, Ba
Mùn) thuộc huyện đảo Vân Đồn.
- Về thời gian: Nghiên cứu được tiến hành trong hai năm 2007 – 2008.
Ngoài ra các số liệu được sử dụng trong luận được lấy từ các báo cáo của
UBND huyện Vân Đồn, Sở du lịch Quảng Ninh và các cơ quan liên quan
khác từ năm 2004.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu:
Đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm phát triển hơn nữa hoạt động du
lịch ở Vân Đồn, sớm đưa Vân Đồn trở thành Trung tâm du lịch (du lịch sinh

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top