daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
Graphit được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp do các tính chất dẫn
điện, nhiệt, bôi trơn và trơ về mặt hóa học... Tùy thuộc vào chất lượng quặng
tinh graphit mà chúng được sử dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau
như luyện kim, hóa chất, cơ khí, thủy tinh, chế tạo các khuôn đúc, nồi nấu kim
loại, điện cực và các linh kiện điện...
Graphit đóng vai trò quan trọng trong y học, xử lý môi trường, công
nghệ năng lượng và vận tải. Các ứng dụng mới và đang phát triển là các động
lực cho tăng trưởng của graphit. Đặc biệt, graphit chất lượng cao có tiềm năng
ứng dụng lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau như nguyên liệu sản xuất pin...
Dự báo, nhu cầu graphit dùng cho sản xuất pin có thể tăng 25 nghìn tấn/năm
trong 5 năm tới.
Mỏ graphit Nậm Thi Lào Cai đã được Đoàn địa chất 24, dưới sự giúp
đỡ của chuyên gia Liên Xô tìm kiếm – thăm dò từ năm 1958 đến 1962, mỏ có
trữ lượng trên 18 triệu tấn, theo báo cáo địa chất thì đây là mỏ có trữ lượng
lớn nhất Việt Nam. Tuy vậy, cho đến nay, mỏ vẫn chưa được nghiên cứu để
có thể đưa vào khai thác, sử dụng.
Hiện nay, nền công nghiệp nước ta trên đà phát triển mạnh, nguyên liệu
graphit sẽ ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của nền kinh
tế quốc dân. Để sử dụng graphit một cách có hiệu quả, nâng cao giá trị kinh tế,
tiềm năng của tài nguyên và đáp ứng nhu cầu về chất lượng của nguyên liệu,
việc nghiên cứu một công nghệ tuyển hợp lý để có được sản phẩm graphit với
chất lượng cao, phục vụ nhu cầu của nhiều ngành công nghiệp là hết sức cần
thiết.
Thực hiện hợp đồng NCKH và phát triển công nghệ số
109.08.RD/HDKHCN ngày 31 tháng 1 năm 2008, Viện KH&CN Mỏ -
Luyện kim triển khai đề tài "Nghiên cứu công nghệ tuyển graphit mỏ Nậm
Thi Lào Cai ".
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu xác định được công nghệ tuyển
graphit để thu được quặng tinh graphit chất lượng cao, hàm lượng C ≥ 85%,
A≤ 15%. Nghiên cứu xác lập sơ đồ công nghệ tuyển quặng graphit mỏ Nậm
Thi, sơ đồ công nghệ có tính khả thi để có thể nghiên cứu ứng dụng vào các
cơ sở sản xuất.
Công tác nghiên cứu được triển khai tại Phòng Nghiên cứu Tuyển
khoáng thuộc Viện KH&CN Mỏ - Luyện kim, Bộ Công Thương. Công tác
phân tích được thực hiện tại: Phòng Phân tích thuộc trường Đại Học Bách
Khoa Hà Nội, Viện Luyện kim đen, Trung tâm Phân tích và Thí nghiệm địa
chất- Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
CHƯƠNG I - TỔNG QUAN
I.1. Nguồn nguyên liệu quặng graphit
I.1. 1. Nguồn nguyên liệu quặng graphit Việt Nam.
a. Trữ lượng quặng graphit ở Việt Nam
Theo kết quả tìm kiếm thăm dò địa chất cho thấy quặng graphit Việt
Nam chủ yếu nằm trong đới đứt gẫy Sông Hồng kéo dài từ Yên Bái đến Lào
Cai. Ngoài ra còn một lượng không lớn nằm ở miền Trung nước ta chủ yếu là
ở Hưng Nhượng Quảng Ngãi. Tổng trữ lượng quặng graphit ước khoảng 23
triệu tấn và tập trung chủ yếu ở Lào Cai chiếm khoảng 70 % tổng trữ lượng.
b. Một số điểm quặng graphit Việt Nam.
*. Quặng graphit Lào Cai.
Mỏ gồm 3 khu: Nậm Thi, Nậm Cậy và Làng Ói kéo dài theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam. Theo kết quả tìm kiếm thăm dò của Đoàn địa chất 24,
dưới sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô tìm kiếm – thăm dò từ năm 1958 –
1962, thì trữ lượng khu này khoảng 18 triệu tấn. Hàm lượng cacbon 3,5 -
12,45%, chiều dày thân quặng từ 5 – 7 m, kéo dài ≥ 150 m theo phương tây
bắc - đông nam và cắm dốc 40 ÷ 600. Nguồn gốc thành tạo của dải quặng
thuộc khu vực Lào Cai trong đới đứt gãy Sông Hồng là loại trầm tích.
*. Quặng graphit Yên Bái.
Gồm 3 khu: Bảo Hà, Mậu A và Yên Thái
Khu Bảo Hà: Các đá biến chất thuộc hệ tầng Ngòi Chi và Núi Con Voi
tuổi Proterozoi là phổ biến. Có 21 thân quặng chiều dày 1,0 - 10,1m; dài 270 –
1370m; hàm lượng C: 10,36 - 22,65%. Graphit dạng vảy tập trung thành ổ,
phân bố theo mặt ép phiến của đá vây quanh. Tài nguyên dự báo 2,25 triệu
tấn. Khu Mậu A: Trong khu này xác định được 16 điểm quặng, trong đó có 4
điểm có triển vọng với hàm lượng cacbon từ 20 – 25%. Đới quặng hoá graphit
dài khoảng gần 2 km, rộng 500 - 700 m, đã phát hiện nhiều hệ mạch graphit
có chiều dài khác nhau, trong đó có mạch quặng dài 700 - 800 m, rộng 50 - 60
m, sâu 50 - 80 m. Tại những điểm thăm dò này thấy rằng graphit là những vảy
nhỏ có kích thước từ 1 mm trở lên xâm tán trong các loại đá pegmatit và
amphibolit, ít gặp những thân quặng đặc sít có hàm lượng cacbon lớn hơn
40%, đa phần là những thân quặng nhỏ rời rạc, trữ lượng khu này khoảng
10.000 tấn. Khu Yên Thái: Quặng phân bố trong trầm tích biến chất phức hệ
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Viettel Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên Cứu Năng Lực Cạnh Tranh Của Tổng Công Ty Bưu Điện Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại đông nam á Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu quy trình công nghệ trích ly triterpenoid từ nấm linh chi, ứng dụng cho chế biến thực phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu công nghệ bọc hạt để sản xuất phân Urê thông minh Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D Phân tích môi trường kinh doanh Công ty nghiên cứu Công ty Lữ hành Hanoitourist Văn hóa, Xã hội 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu, quy hoạch hệ thống trang thiết bị thí nghiệm công nghệ cơ khí theo định hướng CAD/CAM/CNC Khoa học kỹ thuật 0
D Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kế toán tại trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp Luận văn Sư phạm 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top