leminhbui

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
1. Lý do chọn đề tài
Trên thế giới có lẽ ít có mối quan hệ văn học nào lâu dài và sâu sắc nhƣ thơ
Đƣờng Trung Quốc và thơ ca trung cận đại Việt Nam. Kể từ khi Việt Nam chính thức
có nền văn học viết, thơ Đƣờng đã đƣợc các nhà hoạt động văn nghệ thời phong kiến
chấp nhận nhƣ là một yếu tố nội tại, không chỉ về hình thức biểu đạt mà cả những
khuynh hƣớng thẩm mĩ cũng trở thành khuôn mẫu của sáng tác. Không những thơ viết
bằng chữ Hán, chữ Nôm chịu ảnh hƣởng mà nền thơ ca bằng chữ Quốc ngữ thời kỳ
đầu cũng phảng phất, “âm vang” dƣ vị của thơ Đƣờng. Do vậy, nghiên cứu thơ
Đƣờng vừa là tìm hiểu tinh hoa của một nền thơ ca đƣợc xem là đỉnh cao có ảnh
hƣởng sâu sắc đến các nƣớc Phƣơng Đông, vừa là khám phá thơ Đƣờng nhƣ một yếu
tố nội tại, lý giải sức sống lâu dài của nó trong nền văn học Việt Nam.
Ngƣời Việt Nam vốn có truyền thống thƣởng thức và dùng các thể thơ đời Đƣờng
để sáng tác từ lâu đời nhƣng về mặt nghiên cứu, rõ ràng không có sự phát triển đồng bộ với
quá trình tiếp nhận. Những sáng tác của các nhà thơ đời Đƣờng, đặc biệt là của Lý Bạch và
Đỗ Phủ đã trở nên thân thuộc đến nỗi Nguyễn Trãi, Đặng Trần Côn, Nguyễn Du, Cao Bá
Quát... đã “vô tình” đƣa thơ của họ vào sáng tác của chính mình, nhƣng công việc nghiên
cứu thì phải chờ đến nửa sau của thế kỷ XX mới có những ngƣời thực sự quan tâm đến.
Với những hƣớng tiếp cận khác nhau, những thành quả nghiên cứu của họ đã tạo ra bƣớc đi
ban đầu cho việc nghiên cứu thơ Đƣờng và thơ Lý Bạch nói riêng ở Việt Nam.
Xƣa nay khi đánh giá về Lý Bạch, ngƣời ta đã công nhận ông là đại biểu kiệt
xuất của khuynh hƣớng lãng mạn, đồng vị trí với Đỗ Phủ - đại biểu của khuynh hƣớng
hiện thực trên thi đàn thời Đƣờng. Tiến xa hơn một bƣớc, có ngƣời còn cho rằng, nếu
không có Lý Bạch và Đỗ Phủ thì ngƣời đời sau không thể phân biệt đƣợc một cách rõ
ràng đặc điểm của thơ ca Thịnh Đƣờng với Sơ Đƣờng [123, tr.197]; là nhà thơ đầu
tiên của phong trào phục hƣng ở Trung Quốc [45, tr.78]... Đề tài “Thi pháp thơ Lý
Bạch - một số phƣơng diện chủ yếu” của chúng tui chính là nghiên cứu một phần tinh
hoa nhất của thơ Đƣờng, khám phá một trong những phần quan trọng trong lĩnh vực
Trung Quốc học vốn đƣợc xem là có vị trí chiến lƣọc và hết sức hấp dẫn ở Việt Nam.
Trong chƣơng trình văn học nƣớc ngoài tại khoa văn các trƣờng Đại học Khoa
học và Đại học sƣ phạm, bộ môn Văn học Trung Quốc đã đƣợc đƣa vào giảng dạy với
một thời lƣợng có thể nói là nhiều nhất nếu so với các nền Văn học nƣớc ngoài khác.
Hệ thống chuyên đề về Văn học Trung Quốc cho hệ đào tạo cử nhân và cao học cũng
cần có những tài liệu tham khảo chuyên ngành. Ngoài những bộ giáo trình đƣợc
dịch từ Hán văn sang và một số giáo trình do các Giáo sƣ Việt Nam viết thì tài liệu
nghiên cứu về văn học Trung Quốc, về thơ Đƣờng, về thơ Lý Bạch vẫn còn đang hạn
chế. Một số chuyên luận đƣợc dịch từ các nhà nghiên cứu nƣớc ngoài đã đƣợc xuất
bản những năm gần đây vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của độc giả. Thực tế đó đã
hƣớng chúng tui quan tâm đến việc nghiên cứu thơ Lý Bạch.
Cũng nhƣ nhiều ngƣời khác, những vần thơ của Lý Bạch đã thực sự cuốn hút
tui với nét hào hoa, phóng khoáng đến kỳ lạ của nó. Với một thiên tài nhƣ Lý Bạch,
thơ của ông vẫn còn rất nhiều điều chƣa đƣợc khám phá, mãi là những ma lực hấp dẫn
mọi ngƣời. Để hiểu và cảm đƣợc thơ Lý Bạch cần có quá trình thâm nhập, nghiên
cứu. Với mong muốn đƣợc học hỏi và theo đuổi sự nghiệp đã đƣợc các nhà nghiên
cứu đã khai phá, chúng tui chọn đề tài này để bƣớc những bƣớc đi đầu tiên trong đời
mình.
2. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Thơ Lý Bạch đƣợc xem là một trong những đỉnh cao của nghệ thuật thơ
Đƣờng, do vậy nghiên cứu thơ Lý Bạch ở góc độ thi pháp chính là góp phần tìm hiểu
thi pháp của một thời đại thơ ca - một hƣớng nghiên cứu mới có tính cập nhật.
- Sự vận dụng kết hợp giữa lý luận thi pháp học hiện đại với những ý kiến
phẩm bình truyền thống có tính lý luận ở phạm vi hẹp của các nhà phê bình cổ điển sẽ
góp phần làm phong phú thêm lý luận về thi pháp học, làm cơ sở tƣ liệu cho việc
nghiên cứu thi pháp của những nhà thơ cổ điển Phƣơng Đông, kể cả những nhà thơ
Việt Nam.
- Nghiên cứu thi pháp thơ Lý Bạch còn có ý nghĩa thực tiễn là góp một tiếng
nói vào lĩnh vực Trung Quốc học ở Việt Nam, từ đó hiểu thêm vì sao hơn nghìn năm
nay, thơ Đƣờng và thơ Lý Bạch nói riêng lại đƣợc các thế hệ độc giả Việt Nam yêu
thích và chịu ảnh hƣởng. Những kết quả nghiên cứu của luận án còn nhằm thoả mãn
nhu cầu thƣởng thức về thơ Đƣờng và thơ Lý Bạch của nhiều độc giả. Trong việc dạy
và học bộ môn văn học Trung Quốc ở các trƣờng Đại học, cao đẳng và phổ thông các
cấp cũng có thể tìm thấy ở luận án những gợi ý mới, những kết luận mới.
3. Mục đích nghiên cứu
Nhƣ đề tài đã xác định, luận án không đi vào toàn bộ hệ thống thi pháp thơ Lý
Bạch mà chỉ là một số phƣơng diện chủ yếu, khẳng định nét chung và cái riêng của Lý
Bạch trong quan niệm nghệ thuật, trong phƣơng thức xây dựng hình tƣợng, tƣ duy thể
loại và ngôn ngữ.
Với những cống hiến xuất sắc ở những phƣơng diện này, Lý Bạch xứng đáng
là đỉnh cao của đỉnh cao, là một trong hai đại biểu ƣu tú nhất của thơ ca Thịnh Đƣờng
- cùng với Đỗ Phủ đƣa thơ ca đời Đƣờng đạt đến giai đoạn “hoàng kim”.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
Đối tƣợng nghiên cứu chính của luận án là toàn bộ thơ Lý Bạch. Thực ra, với
một luận án không thể đề cập hết tất cả thơ Lý Bạch, do vậy trong khi phân loại, thống
kê, chúng tui sẽ khảo sát toàn bộ 961 bài thơ của Lý Bạch, nhƣng khi vận dụng để
chứng minh hay phân tích luận điểm, luận án hƣớng đến những tác phẩm chọn lọc,
đƣợc xem là tinh tuý nhất của Lý Bạch. Ngoài ra, luận án cũng mở rộng nghiên cứu
đến thơ ca trƣớc, cùng thời và sau Lý Bạch, đặc biệt chú ý đến các nhà thơ cùng thời
nhƣ Vƣơng Duy, Đỗ Phủ, tìm ra nét chung và nét riêng của mỗi tác giả để làm rõ vấn
đề : Sự phong phú, đa dạng trong việc cảm nhận và biểu hiện cuộc sống của thơ
Đƣờng.
Phạm vi khảo sát chính của luận án là cuốn Lý Bạch toàn tập, Bão Phƣơng hiệu
điểm, Thƣợng Hải cổ tịch xuất bản xã (1996) với 961 bài thơ (không kể phần “bổ di”).
Ngoài ra, luận án còn tham khảo một số tuyển tập nhƣ Lý Bạch thi tuyển chú của nhiều tác
giả, Thƣợng Hải cổ tịch xuất bản xã (1978); Đường nhân vạn thủ tuyệt cú tuyển hiệu chú
của Vƣơng Sĩ Trinh, Lý Vĩnh Tƣờng tuyển chú, Tề Lỗ thƣ xã xuất bản (1995)..., các tuyển
tập thơ Đƣờng ở Việt Nam nhƣ Thơ Đường của nhà xuất bản Văn học (2 tập, 1987),
Đường thi của Trần Trọng Kim, Thơ Đường của Trần Trọng San... Ở các tác giả khác,
chúng tui khảo sát Vương Tả Thừa tập tiên chú, Thƣợng Hải cổ tịch xuất bản xã (1998), Đỗ
Phủ toàn tập, Thƣợng Hải cổ tịch xuất bản xã (1997) và một số tuyển tập khác.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án vận dụng tổng hợp nhiều phƣơng pháp khác nhau :
- Phƣơng pháp hệ thống đặt thơ Lý Bạch trong một hệ thống thi pháp vừa có
tính phổ biến, vừa có tính đặc thù và lƣu ý tính đặc thù của thơ Lý Bạch.
- Phƣơng pháp thống kê, phân loại để có những số liệu chính xác nhằm tăng
sức thuyết phục của luận điểm.
Ngoài ra, phƣơng pháp nghiên cứu văn học sử xem xét thơ Lý Bạch trong quá
trình sáng tác để thấy đƣợc sự tác động của hoàn cảnh lịch sử xã hội đến việc xử lý hệ
thống đề tài cũng nhƣ các yếu tố cấu trúc nội tại của tác phẩm; Phƣơng pháp so sánh
văn học để tìm ra nét tƣơng đồng và dị biệt giữa thi pháp thơ Lý Bạch với các tác giả
trƣớc, cùng thời và sau Lý Bạch; Phƣơng pháp phân tích để làm sáng tỏ luận điểm
cũng đƣợc chúng tui vận dụng trong luận án.
6. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trình bày quan niệm thơ ca và con người Lý Bạch trong thơ. Nghiên cứu thời gian, không gian nghệ thuật, thể loại và ngôn ngữ thơ Lý Bạch. Khẳng định nét chung và cái riêng của Lý Bạch trong quan niệm nghệ thuật, trong cách xây dựng hình tượng, tư duy thể loại và ngôn ngữ


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

kiepadao

New Member
Re: Thi pháp thơ Lý Bạch

cho em xin lại cái link luận văn này với ạ. e đang cần gấp ;).thank you
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Cẩm nang luyện thi đại học ngữ văn. - Tập 2 Nghị luận xã hội Ôn thi Đại học - Cao đẳng 0
T Cẩm nang luyện thi đại học ngữ văn. - Tập 1 Nghị luận văn học Ôn thi Đại học - Cao đẳng 0
T Phương pháp giảng dạy thơ mới từ góc độ thi pháp : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 10 Luận văn Sư phạm 0
M Phân tích khả thi tài chính áp dụng cho dự án khách sạn 5 sao JW Marriott. Luận văn ThS. Kinh doanh Luận văn Luật 0
M Đạo đức trong thực thi công vụ của công chức ngành thanh tra xây dựng : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 Luận văn Luật 0
Q Hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 Luận văn Luật 0
B Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 Luận văn Luật 0
B Pháp luật về bồi thường nhà nước trong hoạt động thực thi công vụ : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 Luận văn Luật 0
B Pháp luật thi hành án dân sự, thực trạng và giải pháp, liên hệ thực tiễn ở tỉnh Hải Dương : Luận văn Luận văn Luật 0
N Thi hành án dân sự - qua thực tiễn tỉnh Bắc Ninh : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 01 Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top