hongoc217

New Member
Mod mới có tài liệu này chia sẻ miễn phí cho các bạn

Tên đề tài luận án tiến sĩ: Lợi thế so sánh của ngành dệt may Việt nam

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Khóa đào tạo: 2009-2013

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Khánh Doanh

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

Cơ sở đào tạo: Chương trình liên kết đào tạo Tiến sĩ Quản trị kinh doanh giữa Đại học Thái nguyên, Việt Nam và Đại học Tổng hợp Southern Luzon- Philippines.

Đơn vị cấp bằng: Đại học Tổng hợp Southern Luzon, Philippines.

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

1 Luận án đưa ra các yếu tố quyết định đến lợi thế so sánh của ngành dệt may Việt Nam và làm thế nào để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm may mặc Việt Nam trên thị trường Quốc tế.

2 Luận án đưa ra những chính sách tác động đến lợi thế so sánh như: Công nghệ, tự nhiên, thương mại quốc tế, thuế quan, nguồn nhân lực, vấn đề tài chính…cũng như những dự báo về tiềm năng xuất khẩu của ngành may mặc trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.



KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

* Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Các nhà quản lý, lãnh đạo các doanh nghiệp có thể áp dụng những yếu tố liên quan đến lợi thế so sánh của ngành dệt may Việt nam. Từ đó, khai thác tối đa lợi thế so sánh này để tạo ra nhiều sản phẩm may mặc chất lượng cao trên thị trường, giữ vững và mở rộng thị trường, nhất là thị trường quốc tế.

- Nhà nước và lãnh đạo các doanh nghiệp dệt may ứng dụng các chính sách tác động đến lợi thế so sánh đối với ngành may mặc của Việt Nam để tạo lập và duy trì các lợi thế so sánh nhằm khai thác các nguồn lực tự nhiên sẵn có để thúc đẩy sản xuất sản phẩm may mặc có chất lượng mang tính cạnh tranh cao về xuất khẩu.

- Ứng dụng nghiên cứu này đưa ra chính xác dự báo về thị trường hàng may mặc một cách đơn giản, không tốn nhiều chi phí.



* Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:

- Nghiên cứu việc duy trì và thúc đẩy những lợi thế so sánh của ngành dệt may Việt Nam ngày một phát triển hơn nữa nhằm mang lại lợi thế canh tranh trên thị trường quốc tế đối với mặt hàng may mặc.

- Cần nghiên cứu việc kết hợp giữa lợi thế so sánh và lợi thế canh tranh của mặt hàng may mặc để đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của những lợi thế đó nhằm từng bước hoàn thiện những chính sách về thuế quan, chính sánh thương mại, xuất khẩu đối với mặt hàng này.

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Ngành dệt may là một ngành công nghiệp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Với những lợi thế riêng biệt như vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, thu hút nhiều lao động và có nhiều điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước với sự tham gia tổ chức sản xuất của nhiều thành phần kinh tế khác nhau, ngành dệt may Việt Nam hiện nay được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và phát triển khá hiệu quả. Năm 2010 là năm khá thành công của ngành dệt may Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt 11,21 tỷ USD, tăng 23,7% so với năm 2009, vượt 6,8% kế hoạch năm và đưa dệt may trở thành ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, duy trì được vị trí top 10 nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới. Trong đường lối phát triển kinh tế xã hội của đất nước, công nghiệp dệt may luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm và đặt vào vị trí quan trọng trong các chính sách phát triển chung của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII đã khẳng định: “ … Phát triển mạnh công nghiệp nhẹ, nhất là dệt, may, da, giày, giấy, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Đầu tư hiện đại hoá các dây chuyền công nghệ, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Chuyển dần việc nhận gia công dệt may, đồ da sang mua nguyên liệu, vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; coi trọng nâng cao năng lực tiếp thị để mở rộng thị trường. Khắc phục sự lạc hậu của ngành sợi - dệt…” .Dự thảo các văn kiện trình Đại hội IX của Đảng cũng khẳng định: “… Phát triển các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh được thị trường về tiêu dùng thiết yếu ở trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu như chế biến nông, lâm, thuỷ sản, may mặc, da giày, điện tử và một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng… ” .Hiện nay, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, trong ngành dệt may đang diễn ra quá trình cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia nhằm giành giật và chiếm lĩnh thị trường. Kết thúc giai đoạn đầu của quá trình hội nhập và bước vào giai đoạn hội nhập đầy đủ, toàn diện vào thị trường quốc tế, thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam là rất lớn.
Chính vì vậy, phân tích “ Lợi thế so sánh của hàng dệt may Việt Nam hiện nay” là vấn đề hết sức bức thiết nhằm nhận thức đúng và đầy đủ về những lợi thế phát triển công nghịêp dệt may hiện nay để từ đó có các định hướng và chính sách phát triển ngành công nghiệp này một cách kịp thời và có hiệu quả.
2. Mục tiêu nghiên cứu :
2.1 Mục tiêu chung :
Phân tích lợi thế so sánh và những lợi thế của hàng dệt may Việt Nam cũng như các nhân tố tác động đến ngành dệt may Việt Nam hiện nay. Từ đó xác định xu thế cũng như phương hướng, giải pháp cho phát triển hàng dệt may Việt Nam trong thời gian tới.
2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể :
- Phân tích lợi thế so sánh của hàng dệt may Việt Nam.
- Phân tích thực trạng hoạt động của ngành dệt may Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp để phát huy lợi thế so sánh hàng dệt may Việt Nam nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may trong thời gian tới
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ: các sách chuyên khảo, các tạp chí chuyên ngành, báo, Internet, các xuất bản khoa học có liên quan…
3.2 Phương pháp xử lý số liệu:
Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp. Từ những số liệu tìm được tiến hành so sánh chọn lọc những số liệu cần thiết, kiểm tra tính chính xác và trung thực của dữ liệu. Sau đó áp dụng phương pháp phân tích tổng hợp để nghiên cứu và tìm hiểu về lợi thế so sánh của hàng dệt may Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu:
4.1 Không gian nghiên cứu: Ngành dệt may Việt Nam.
4.2 Thời gian nghiên cứu: số liệu thứ cấp được lấy từ năm 2008 đến năm 2010.
4.3 Đối tượng nghiên cứu: - Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may.
- Nguồn nhân lực ngành dệt may.
- Nguyên phụ liệu,cơ sở vật chất kỹ thuật và điều kiện tự nhiên để phục vụ hoạt động sản xuất cho ngành dệt may.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top