dau_tay712211

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Bất bình đẳng xã hội trong tiếp cận các dịch vụ y tế của người dân hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại phường Dịch Vọng Hậu - Cầu Giấy - Hà Nội và xã Tân Lập - Đan Phương - Hà Nội) : Luận văn ThS. Xã hội học: 60 31 30
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2010
Chủ đề: Bất bình đẳng xã hội
Dịch vụ y tế
Hà Nội
Xã hội học
Miêu tả: 84 tr. + CD-ROM
Luận văn ThS. Xã hội học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Khảo sát thực địa và phân tích những tài liệu có liên quan đến đề tài về sự bất bình đẳng (BBĐ) trong tiếp cận các dịch vụ y tế (DVYT) của người dân (Nghiên cứu trường hợp tại phường Dịch Vọng Hậu - Cầu Giấy - Hà Nội và xã Tân Lập – Đan Phượng - Hà Nội). Xử lí, phân tích các số liệu, thông tin thu thập được để tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới sự BBĐXH trong tiếp cận các DVYT của người dân. Đề xuất một số khuyến nghị để nhằm làm giảm bớt sự BBĐXH trong tiếp cận các DVYT của người dân


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sức khỏe là mối quan tâm hàng đầu của mỗi cá nhân và có tác động vô cùng
sâu sắc đến sự phát triển kinh tế - chính trị của mỗi quốc gia. Người dân có sức
khoẻ sẽ làm tăng khả năng tạo ra nguồn của cải cho quốc gia và ngược lại. Thế
nhưng, một tỉ lệ lớn dân số trên thế giới vẫn đang phải sống trong tình trạng thiếu
thốn về lương thực, thực phẩm, nguồn nước sạch và các điều kiện vệ sinh không
được bảo đảm. Điều này đã tác động tiêu cực đến sức khỏe của một bộ phận không
nhỏ người dân. Bên cạnh đó, sự phân biệt đối xử giữa các nhóm xã hội khác nhau
vẫn đang tồn tại, dẫn đến sự không ngang bằng nhau về chất lượng cuộc sống nói
chung và tiếp cận các dịch vụ CSSK nói riêng.
Sau Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Việt Nam chuyển từ
nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường dưới sự quản lí
của Nhà nước. Những thành tựu về tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hoá - xã hội
cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong thời gian qua đã và đang làm thay
đổi một cách rõ rệt cuộc sống của mỗi gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với sự
phát triển kinh tế là sự gia tăng khoảng cách thu nhập giữa các nhóm dân cư.
Khoảng cách thu nhập này đã tạo nên sự phân hóa xã hội hết sức sâu sắc giữa các
nhóm xã hội dẫn tới sự khác nhau về cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội trong đó có
sự tiếp cận các DVYT và CSSK giữa các giai cấp xã hội, giữa đàn ông và phụ nữ,
giữa người trẻ và người già, người giàu và người nghèo, giữa người sống ở thành thị
và người sống ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi… vẫn còn tồn tại.
Sức khỏe là một vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị, và trên hết là quyền cơ bản của
con người. Sự bất bình đẳng, sự cùng kiệt đói, nạn bóc lột, bạo lực và bất công là nguyên
nhân chính gây ra bệnh tật chết chóc cho người nghèo. Sức khỏe cho mọi người tức là
phải xem xét xem mọi người dân đã có sự công bằng trong CSSK hay chưa?
Hệ thống y tế nước ta đã và đang được quan tâm đầu tư nhưng chưa thực sự
toàn diện và công bằng. Các tuyến BV tuyến trên thường nhận được nhiều sự quan
tâm đầu tư hơn là các BV tuyến dưới và các TYT xã, phường, thôn bản; cơ sở y tế
thành thị được quan tâm hơn ở nông thôn; các cơ sở y tế hướng tới những người có
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
khả năng chi trả hơn là những người trông chờ vào sự miễn giảm chi phí… là những
thực tế đã và đang tồn tại, góp phần tạo nên sự BBĐ ngày càng sâu sắc trong việc
tiếp cận các DVYT của người dân.
Tình trạng sức khỏe và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội trong đó có tiếp
cận các DVYT của người dân chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố quyết định sức khỏe và
điều kiện xã hội nơi người ta sống và làm việc, còn gọi là các yếu tố quyết định xã
hội. Các yếu tố quyết định xã hội này có thể là nguyên nhân gây nên sự BBĐ trong
tiếp cận các dịch vụ xã hội và DVYT của người dân.
Do đó, thực hiện đề tài: Bất bình đẳng xã hội trong tiếp cận các dịch vụ y tế
của người dân Hà Nội hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại phường Dịch Vọng
Hậu - Cầu Giấy - Hà Nội và xã Tân Lập - Đan Phượng - Hà Nội) là một việc làm
cần thiết. Những nhận xét trên cơ sở đánh giá những nguyên nhân chính gây nên sự
BBĐXH trong tiếp cận các DVYT của người dân hiện nay và các khuyến nghị rút
ra từ kết quả nghiên cứu sẽ có ích cho việc giảm bớt sự BBĐXH của người dân
trong tiếp cận các DVYT.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Mô tả và phân tích sự khác biệt trong tiếp cận các DVYT của người dân hiện nay
- Chỉ ra yếu tố cơ bản dẫn tới sự BBĐXH trong tiếp cận các DVYT của
người dân hiện nay
- Đề xuất khuyến nghị nhằm làm giảm bớt sự BBĐXH trong tiếp cận các
DVYT của người dân, góp phần cải thiện chất lượng dân số
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát thực địa và phân tích những tài liệu có liên quan đến đề tài về sự
BBĐ trong tiếp cận các DVYT của người dân
- Xử lí, phân tích các số liệu, thông tin thu thập được để tìm hiểu nguyên
nhân dẫn tới sự BBĐXH trong tiếp cận các DVYT của người dân
- Đề xuất một số khuyến nghị để nhằm làm giảm bớt sự BBĐXH trong tiếp
cận các DVYT của người dân6
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- BBĐXH trong tiếp cận các DVYT của người dân
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Chủ hộ hay thay mặt hộ gia đình làm việc trong các cơ quan Nhà nước
- Chủ hộ hay thay mặt hộ gia đình làm nông nghiệp
- Chủ hộ hay thay mặt hộ gia đình làm việc tự do
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài chọn địa bàn khảo sát là phường Dịch Vọng Hậu
– Cầu Giấy – Hà Nội (Đặc trưng thay mặt là phường nằm cửa ngõ phía Tây của
thành phố Hà Nội, nơi có nhiều biến động về dân cư, nhà ở và mức sống do quá
trình đô thị hoá) và xã Tân Lập - Đan Phượng - Hà Nội (đặc trưng cho xã ven đô
đang trong quá trình đô thị hoá mạnh mẽ)
Phạm vi thời gian: Từ năm 2009 đến năm 2010
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
BBĐXH trong tiếp cận các DVYT diễn ra như thế nào? Nguyên nhân nào tạo
nên sự BBĐXH trong tiếp cận các DVYT của người dân hiện nay?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Hiện nay, trong tiếp cận các DVYT của người dân tồn tại sự khác biệt giữa
các nhóm xã hội
- Các yếu tố cơ bản dẫn tới sự BBĐXH trong tiếp cận các DVYT của người
dân hiện nay: (1) Yếu tố kinh tế (mức sống); (2) Địa vị xã hội; (3) Khoảng cách địa
lí; (4) Sự tiếp cận nguồn thông tin y tế của người dân.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp tiếp cận
Nghiên cứu dựa trên quan điểm, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lê-nin để tìm hiểu,
nhận thức các vấn đề nghiên cứu. Theo quan điểm phương pháp luận của chủ nghĩa
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
Mác - Lênin, mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong một không gian và thời gian
nhất định và phải được xem xét trong mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, trong
sự mâu thuẫn và trong sự vận động và phát triển không ngừng của lịch sử xã hội.
Trên cơ sở phương pháp luận nhận thức duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác Lê-nin, tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống và
phương pháp xã hội học để tìm luận cứ chứng minh các giả thuyết nghiên cứu của
đề tài luận văn.
5.2. Phương pháp thu thập thông tin cụ thể
5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Các tài liệu thu thập được sẽ được tác giả phân thành nhiều mảng để tiện cho việc
tham khảo: về DVYT, về mô hình bệnh tật và hành vi CSSK của người dân nông thôn, về
tình trạng tiếp cận các DVYT của người dân… Phương pháp này sẽ bổ sung cho những
nhận định rút ra từ những thông tin thu thập được từ bảng hỏi và phiếu phỏng vấn sâu.
5.2.2. Phương pháp điều tra chọn mẫu
5.2.2.1. Điều tra bằng bảng hỏi (định lượng)
Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở một bảng hỏi đã được chuẩn hóa để
thu thập thông tin, giúp hiểu rõ hơn về tổng thể nghiên cứu. Tuy nhiên phương pháp này
cũng có hạn chế là quá trình thu thập thông tin tại địa bàn rất khó để thay đổi nội dung câu
hỏi, thu thập thêm những thông tin đã được xác định trước, những phát hiện, những nội
dung mới hay những vấn đề thắc mắc về nội dung sẽ không được giải quyết (đây cũng là
hạn chế của phương pháp nghiên cứu định lượng).
Áp dụng phương pháp này, tác giả tập trung vào việc thu thập thông tin chung về
tình trạng bệnh tật, hành vi CSSK, một số yếu tố tác động đến hành vi CSSK… Với
phương pháp này, tác giả có thể nắm được thông tin về tiếp cận các dịch vụ CSSK của
người dân và các hộ gia đình trên diện rộng.
Để tiến hành nghiên cứu, tác giả đã khảo sát 300 phiếu dành cho thay mặt các hộ gia
đình trong mẫu nghiên cứu: ở Phường Dịch Vọng Hậu 150 phiếu và xã Tân lập 150 phiếu.8
5.2.2.2. Phỏng vấn sâu (định tính)
Phỏng vấn sâu là phương pháp quan trọng hỗ trợ cho phương pháp định
lượng, bởi lẽ trong quá trình thu thập thông tin tại địa bàn nghiên cứu, nhiều thông
tin, nội dung cụ thể của đề tài cần thu thập chưa được đề cập.
Phỏng vấn sâu chủ yếu sử dụng những câu hỏi mở. Trong quá trình phỏng
vấn sâu, điều tra viên sẽ tập trung tìm hiểu những vấn đề hay những phát hiện mới
liên quan đến đề tài mà phương pháp định lượng chưa đề cập. Các thông tin thu
thập được từ phương pháp này sẽ giúp tác giả có những hiểu biết sâu hơn về tình
hình sức khỏe cũng như thực trạng tiếp cận DVYT của người dân trên địa bàn khảo
sát. Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 20 trường hợp.
5.2.3. Phương pháp xử lí thông tin
Những bảng hỏi định lượng được xử lí trên máy tính nhờ phần mềm thống kê
SPSS 17.0 để tìm ra tần suất cũng như tương quan nhằm so sánh và đánh giá vấn đề
trên nhiều khía cạnh khác nhau.
Những ca phỏng vấn sâu được tác giả phân chia thông tin theo nhóm các chủ
đề cụ thể phục vụ mục tiêu nghiên cứu.
5.3. Khái quát cơ cấu mẫu đã khảo sát
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Tuy nhiên, hiện nay, người dân đã
và đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe và bệnh tật. Ý thức được điều
này, người dân đã chủ động hơn đối với việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản
thân và gia đình. Ngoài việc phòng bệnh một cách tích cực như tiêm phòng bệnh, ăn
uống hợp vệ sinh, sinh hoạt điều độ, dự trữ một số loại thuốc trong gia đình phòng
khi cần đến và khám sức khỏe định kì, mỗi người lại lựa chọn cho mình những hình
thức khác nhau để tiếp cận các DVYT khi mắc bệnh. Người dân có thể không chữa trị
mà để tự khỏi nếu đó là bệnh nhẹ. Nếu bệnh nặng hơn, người dân có thể chọn cách tự
chữa hay đến với các cơ sở cung cấp DVYT để điều trị. Họ có thể chọn nội trú hay
ngoại trú; TYT xã, phường hay BV huyện, BV TW hay cơ sở y tế tư nhân; chọn
DVYT được miễn giảm phí hay trả thêm tiền để được nhận DVYT chất lượng cao.
Việc chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã và đang thúc đẩy kinh tế tăng trưởng
mạnh mẽ, song, nguy cơ phân hóa giàu – cùng kiệt trong các bộ phận dân cư và các
khu vực sinh sống ngày càng rõ rệt tạo ra sự khác nhau về mức sống, hưởng thụ các
dịch vụ xã hội trong đó có DVYT của người dân. Nhà nước ta đã gia tăng chi tiêu
vào lĩnh vực y tế, tăng cường chính sách khuyến khích đối với các cơ sở cung cấp
DVYT, giúp cho các cơ sở cung cấp DVYT tích cực và chủ động hơn trong kiểm
soát kinh phí, biên chế, định mức thu chi, tăng hiệu suất và chất lượng hoạt động
Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến việc các cơ sở này tập trung nhiều hơn vào đối
tượng bệnh nhân khá giả, kéo theo sự khác biệt lớn về chỉ số y tế giữa các vùng và
các nhóm dân cư. Trang trải cho những chi phí y tế đã và đang tạo nên gánh nặng
tài chính cho nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình nghèo.
Kết quả nghiên cứu cho thấy BBĐXH trong tiếp cận các DVYT là một thực
trạng đang tồn tại trong thực tế. Được tiếp cận các DVYT tốt nhất một cách bình
đẳng là quyền chính đáng của mỗi cá nhân, dẫu người đó có trình độ học vấn cao
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Sakura Nguyen

New Member
Xin chào, mình nhấp vào link tải về thì báo lỗi ạ.
Xin nhờ admin có thể gửi lại tài liệu luận văn này không ạ, Thank admin ạ!
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top